NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


Sự phụ thuộc của giao tiếp vào ngữ cảnh văn hoá

4 posters

Go down

Sự phụ thuộc của giao tiếp vào ngữ cảnh văn hoá Empty Sự phụ thuộc của giao tiếp vào ngữ cảnh văn hoá

Bài gửi by hoangthidien 12/11/09, 08:22 pm

Trong văn học và các khoa học khác chúng ta gặp rất nhiều hệ thống giao tiếp liên văn hoá, là sự trao đổi thông tin giữa con người với con người. Các khác biệt văn hoá thường cản trở sự hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con nguời. Đó chính là tính đặc thù trong giao tiếp của con người bởi:
"Sự ảnh hưởng giao tiếp tới kết quả trao đổi thông tin chỉ có thể xảy ra khi mà con người truyền tin và người nhận tin có cùng một hệ thống mã hoá và hệ thống giải mã. Thường chúng ta nói rằng: "tất cả phải nói bằng một thứ ngôn ngữ"

Hơn nữa, trong quá trình giao tiếp giữa các đại diện của các nền văn hoá khác nhau, sự không hiểu nhau có thể xảy ra khi mà: họ nói bằng một thứ tiếng, bởi vì “sự hiểu biết văn bản yêu cầu không chỉ kiến thức ngôn ngữ mà còn kiến thức thế giới” [Deik, 1995, tr39]. Không có sự nắm vững các quy định thực tế trong văn hoá, thì có thể dẫn tới hoàn toàn không hiểu văn bản, mặc dù có thể nắm được một số từ cụ thể. Ví dụ, các nhân vật của tiểu thuyết A.Makina nói bằng tiếng Pháp, nhưng khi đến các làng quê ở Nga thì tưởng tượng rằng mình đến làng Neisursen ở ngoại thành Pari, “khi nói tới từ Nei trước mặt chúng tôi hiện ra một làng quê với những cây bạch dương, đàn gia súc và tiếng gà gáy”, những làng quê như vậy thì ở Nga vào những năm 1995 không còn và thay vào đó trong các làng quê với những nông trang viên (Makine, 1995, tr39).

Như vậy, để tránh sự không hiểu, con người không chỉ nói bằng một thứ ngôn ngữ mà còn phải hiểu được ngôn ngữ "im lặng" của nhau, bởi ngoài giao tiếp ngôn ngữ, còn có "giao tiếp phi ngôn ngữ". Thường thì giao tiếp phi ngôn ngữ kèm theo với giao tiếp ngôn ngữ, nhưng giao tiếp phi ngôn ngữ có thể tồn tại độc lập.

Nói một cách khác, ngôn ngữ chỉ là một bộ phận của quá trình giao tiếp và trong đời sống thì giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ luôn luôn gắn chặt với nhau. Sự khác biệt duy nhất giữa chúng là, con người không suy nghĩ về hành vi phi ngôn ngữ của mình như ngôn ngữ nói (từ) mà họ thường sử dụng. Nhưng điều này không có nghĩa là hành vi phi ngôn ngữ có thể bộc lộ hoặc che đậy trạng thái xúc cảm của người nói và ít quan trọng hơn giao tiếp ngôn ngữ.

Các từ được nói ra và hành vi phi ngôn ngữ có thể mâu thuẫn với nhau. Khi bày tỏ ý nghĩ của mình bằng từ, cá nhân có thể hiện các hành vi ngược lại. Như nụ cười có thể không hoàn toàn thể hiện trạng thái thoải mái của con người, có những lúc họ cười nhưng kèm theo thể hiện hành vi phi ngôn ngữ một cách đối lập (ví dụ nắm chặt tay, trợn tròn mắt...). Có rất nhiều khác biệt giữa các nền văn hoá trong việc sử dụng công cụ giao tiếp. Đại diện của các nền văn hoá ngữ cảnh thấp, thường chú ý tới nội dung thông điệp truyền đạt. Các nền văn hoá ngữ cảnh cao thì con người thường chú ý tới ngữ cảnh giao tiếp (giao tiếp với ai và giao tiếp trong hoàn cảnh nào). Đặc điểm này có ý nghĩa rất tốt cho hình thức truyền đạt.

Ví dụ về sự khác biệt giữa hai kiểu hình văn hoá có thể thấy được trong các nghiên cứu so sánh: Ví dụ Kanagawa và các đồng nghiệp khi nghiên cứu cấu trúc nhân cách đã yêu cầu các sinh viên nữ của Mỹ và Nhật Bản thực hiện trắc nghiệm "tôi là ai" trong 4 tình huống khác nhau (cá nhân, với bạn gái, trong giảng đường với các sinh viên khác và trong phòng của giáo sư). Kết quả cho thấy sự mô tả của sinh viên Mỹ không phụ thuộc vào tình huống thực nghiệm, còn các sinh viên Nhật Bản khi có xuất hiện người khác thì sự mô tả có sự thay đổi khá nhiều về đánh giá của họ (họ cho tôi là một vận động viên thể thao giỏi), nhưng ít khi họ miêu tả các đặc điểm tâm sinh lý buộc người có mặt phải đánh giá ngay.

Đối với các nền văn hoá có ngữ cảnh phát triển không cao, thì trao đổi thông tin mang tính chất nhận thức và yêu cầu đề ra là nói nhanh, sử dụng khái niệm chính xác và biểu đạt một cách lô gíc. Để thể hiện mình trong nhóm thì họ phải phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Nội dung giao tiếp được đánh giá cao trong nền văn hoá Mỹ. Trong đời sống thường ngày, người Mỹ sử dụng hội thoại thường rất ngắn; họ thường sử dụng các hội thoại kiểu: "công việc thế nào?"; "có đúng vậy không?" và không cần trả lời. Trong việc trao đổi, tranh luận giữa người Mỹ với nhau họ thường thích nói rõ và nói cụ thể để tạo ra lý do nhằm làm cho đối tượng giao tiếp muốn nghe các thông tin còn lại {Triandis, 1994}.
Sự phụ thuộc của giao tiếp vào ngữ cảnh, chúng ta còn thấy rõ trong một số nền văn hoá phương Đông thể hiện ở tính đơn điệu và không cụ thể của ngôn ngữ và sự phong phú quá mức về hình thức biểu đạt kiểu như: "có thể", "có khả năng".... Như ;người Nhật quan tâm tới sự tươi tắn của ngôn ngữ để đảm bảo sự hài hoà của các mối quan hệ liên nhân cách, cấu trúc ngôn ngữ Nhật Bản đã đảm bảo điều này. Trong ngôn ngữ Nhật Bản, động từ thường đứng ở cuối đoạn: để người nói khi thấy phản ứng với các từ đầu tiên của người nghe họ có khả năng làm nềm đoạn văn, có thể còn thay đổi được nghĩa ban đầu của nó. Người Nhật Bản thường tránh nói từ "không" thay vào đó là các từ mềm dẻo hơn.
Ví dụ;"Tôi hiểu rất rõ rằng yêu cầu của anh là rất chân thành, nhưng rất tiếc rằng, vị trí của tôi khác vị trí của anh và việc này không cho phép tôi xem xét vấn đề của anh một cách tốt hơn, nhưng tôi hứa sẽ xem xét đề nghị của anh một cách kỹ lưỡng"

Trong quan hệ công việc người Nhật Bản thường nói chuyện "vòng quanh và gần đến" họ thảo luận rất rộng mà không nói thẳng vào vấn đề. Chiến lược này cho phép họ nhận biết tốt hơn về khuynh hướng của bạn hữu, từ đó chia sẻ hoặc phản đối mà vẫn tôn trọng được các phẩm chất của đối phương.

Khi phân tích đặc điểm của tiếng Nga, chúng tôi thấy rằng "văn hoá Nga là văn hoá đa ngữ cảnh". Các nhà ngôn ngữ học đã khẳng định rằng: "Trong tiếng Nga rất phong phú so với các ngôn ngữ khác về tính không xác định... ví dụ như các danh từ không xác định như; nó, nào đó và như thế, còn các dạng biểu đạt khác như: tại sao, đó, cái gì đó...thì khi dịch sang các ngôn ngữ châu Âu đã bị bỏ qua" {Padutraev}.

Hiện nay từ "cỏ dại" rất phổ biến trong tiếng Nga như là hiện tượng bùng nổ của sự bất ổn về ngôn ngữ do tình huống xã hội không ổn định của nước Nga hiện nay tạo ra. Nước Nga dường như từ chối quá khứ của mình và xây dựng một xã hội mới.

Đối với các nền văn hoá phát triển ngữ cảnh cao thì thể hiện rất rõ sự khác biệt các thuật ngữ xúc cảm, điều này được phản ánh ở các kiểu quan hệ liên nhân cách. Sự chú ý tới ngữ cảnh giao tiếp thể hiện sự phong phú của các phương tiện thể hiện xúc cảm, trong khuynh hướng biểu hiện các sắc thái tình cảm và quan hệ giữa họ. Như vậy trong ngôn ngữ của người Nhật Bản có rất nhiều các thuật ngữ thể hiện quan hệ xúc cảm của con người so với ngôn ngữ tiếng Anh. Người Nhật Bản có rất nhiều từ để thể hiện các kiểu cười, có thể phân biệt chung theo âm thanh hoặc theo chức năng (nụ cười dấu đi sự buồn rầu, nụ cười thoả mãn, nụ cười lành nghề…) [Pronhikov, Ladanov 1985]

Hơn nữa ngôn ngữ có ngữ cảnh cao có thể phân biệt rất rõ theo mức độ thể hiện xúc cảm khi giao tiếp. Nếu như đối với văn hoá Nhật Bản thì sự thận trọng là chuẩn mực trong trao đổi thông tin thì văn hoá Nga lại coi sự thể hiện xúc cảm như một trong các chức năng chính của ngôn ngữ. Ngoài ra tiếng Nga cũng như tiếng Nhật Bản có rất nhiều cách thể hiện ngữ pháp và văn phạm để phân biệt và truyền đạt các sắc thái quan hệ liên nhân cách.

Vào Thế kỷ 19 Khokhnhiakop đã cho rằng sự thành tâm là phẩm chất đặc biệt của hội thoại Nga, đó là một đặc điểm cấu tạo từ đặc thù của ngôn ngữ Nga mà không thể dịch sang ngôn ngữ khác được: Nhiều “từ thành tâm” và các từ với các hậu tố âu yếm, tình cảm…Các nhà nghiên cứu hiện nay còn cho rằng, một trong các chỉ số thể hiện tính xúc cảm cao của tiếng Nga là sự phong phú của các động từ mang tính tình cảm tích cực, hoặc là sự phong phú các tên gọi của người Nga.

Vegbitxkaia đã cho rằng sự lựa chọn các từ có chứa đựng các sắc thái xúc cảm và các tên gọi phong phú của tiếng Nga “có thể phụ thuộc vào trạng thái hiện tại của người nói và thái độ của họ muốn thể hiện”. Nói một cách khác, trong văn hoá Nga, giao tiếp luôn phụ thuộc vào tính chất cởi mở và thường xuyên gắn liền với xúc cảm của người nói.

Trong văn hoá Nga cuối Thế kỷ 19 đầu Thế kỷ 20 sự gọi tên bằng một cái tên xác định phụ thuộc rất nhiều vào thời gian và vị trí tiếp xúc, địa vị và lứa tuổi của đối tượng. Như trong những dịp lễ, trong các phong trào tổ chức xã hội thì nhiều người muốn tham gia. Cách thức mà họ giao tiếp với nhau rất thân thiện như với những người cùng làng, họ hợp tác với nhau vì Tổ quốc. Khi giao tiếp với trẻ em vị thành niên họ thường dùng các tên không hoàn chỉnh (Maska, Vanhia), còn khi gọi đủ tên (Maria, Ivan…) là đã có sự thừa nhận sự trưởng thành của các em.

Văn hoá Nhật Bản hiện nay phụ thuộc rất lớn vào ngữ cảnh và giữ lại được nhiều các định khuôn hành vi, trong đó có cả định khuôn ngôn ngữ. Giao tiếp ngôn ngữ của người Nhật Bản không phụ thuộc vào tình huống giao tiếp hiện tại mà phụ thuộc vào địa vị của người nói.
Ví dụ: Cách đây không lâu (khoảng độ nửa thế kỷ) người ta sử dụng 10 từ để chỉ ngôi “Anh” và “Em”. Cho đến hiện nay còn có hàng chục kiểu danh từ nhân xưng số ít, khi giao tiếp với trẻ em, học sinh và người hầu. Có 9 từ để biểu thị khái niệm “Bố” và 11 từ biểu thị “Con gái”, 7 từ biểu thị “người chồng”. Các qui tắc sử dụng các từ này gắn liền với môi trường xã hội.

Sự phụ thuộc giao tiếp vào tình huống trong các nền văn hoá càng lớn thì ở đó hành vi phi ngôn ngữ càng được chú ý – nét mặt, điệu bộ, con mắt, tổ chức thời gian giao tiếp. Ví dụ: ở Nhật Bản sự im lặng một mặt được coi là sức mạnh và dũng cảm, mặt khác được coi là “cơ quan ngôn ngữ” bởi họ coi mắt cũng có thể nói ra được điều gì đó tương tự như tiếng nói. Khi gặp cái nhìn của người khác người Nhật (họ thường nói chuyện với nhau qua ánh mắt) họ hiểu được tâm hồn của người đó và xây dựng hành vi ngôn ngữ cho mình.

Dường như văn hoá Nga có cái giống với văn hoá Nhật. Vì thế E Erison đã mô tả những người Nga có sự thể hiện bằng mắt rất đặc biệt, và mắt được họ sử dụng như “là giác quan xúc cảm, và trao đổi tâm hồn” (Erison 1996 tr 519)
Nhưng sự giống nhau chỉ ở chỗ đó. ở Nhật Bản cái nhìn trực tiếp vào mắt đàn bà và đàn ông không được chấp nhận, người nói thường nhìn bên cạnh xuống phía dưới, người dưới quyền không được nghe trộm thủ trưởng, không được nhìn xuống và mỉm cười. Người Nhật hiểu rằng con người rất khó chịu khi phải gặp “cái nhìn xa lạ” và thường thể hiện sự linh hoạt đặc biệt như: họ nhắm mắt khi ở trong các phương tiện giao thông công cộng. Nói một cách khác, Nhật Bản là một trong nền văn hoá “ít nhìn nhất”.

Nền văn hoá Nga là nền văn hoá “ưa nhìn” điều này được thể hiện ở các thành ngữ và các câu trâm ngôn, “không thể dùng mắt để nói dối”; “hãy tìm sự chân thành trong đôi mắt” hoặc là trong việc giáo dục trẻ em thì họ thường nói “hãy nhìn vào đôi mắt”. Văn hoá “quan sát” của Nga có thể so sánh với văn hoá Anh, Mĩ. Nhưng người Mỹ chỉ nhìn vào mắt trong trường hợp khi đối tượng giao tiếp đã hiểu đúng họ, còn người Anh chỉ nhìn vào mắt khi nào đối tượng giao tiếp nghe họ. Ngược lại các giảng viên Ngôn ngữ học lại nói với học sinh rằng: ở Anh người ta cho rằng không lịch sự nếu nhìn thẳng vào mắt người khác, điều này lại được ủng hộ tại Nga.
Sự phản ánh tập tục “Nga” nhìn thẳng vào mắt được Erisơn tìm thấy từ các tác phẩm văn học. Trên thực tế, các nhân vật trong văn học Nga cổ đại, khi nói chuyện với nhau họ thường hướng cái nhìn vào nhau. Các nhà văn thì nhấn mạnh rằng đây không chỉ là tục lệ nhìn vào mắt, mà còn là mối liên hệ tình cảm nồng thắm và sự cởi mở trong giao tiếp bằng mắt.

Trong tác phẩm của L. Tônxtôi “Anna Karênhina” Đôli muốn có sự cởi mở của Karênhin, cô ta đã liếc nhìn vào mắt của ông ta. Nhưng con người lạnh lùng và không có cảm xúc ấy trả lời không liếc nhìn lại cô, sau đó dường như hắn nhắm mắt lại và chỉ sau một vài phút suy ngẫm thì ông ta mới nói và liếc nhìn khuôn mặt xúc động, dễ thương của Đôli. Chính lúc đó Karênhin mới nhìn vào cô và Đôli trở nên thương hại ông ta. Và sau đó mắt của Karênhin vẫn còn tiếp tục nhìn cô. Đó là những con mắt mờ đục, khoảnh khắc chân thành của ông đã kết thúc và trở nên lạnh lùng như trước khi nói chuyện” (Tônxtôi 1952, tr 416)

Tiếp xúc bằng mắt là một trong các biểu hiện hành vi phi ngôn ngữ dựa trên hệ thống tín hiệu. Hệ thống này bao gồm sự thể hiện phong phú của hành vi phi ngôn ngữ như: nét mặt, hành vi, tư thế, dáng đi. Chính vì thế vấn đề cơ bản trong nghiên cứu tính độc đáo và sự qui định, ảnh hưởng của văn hoá đối với loại hành vi này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người ở các nền văn hoá khác nhau.
source: http://svnhanvan.org/forum/index.php?topic=606.0

hoangthidien

Tổng số bài gửi : 5
Join date : 17/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Sự phụ thuộc của giao tiếp vào ngữ cảnh văn hoá Empty Re: Sự phụ thuộc của giao tiếp vào ngữ cảnh văn hoá

Bài gửi by ho thi them 29/11/09, 08:32 pm

bai viet nay rat thu vi va rat huu ich cho chung ta ve phuong dien giao tiep van hoa,cach thuc giao tiep.theo toi nghi,bai viet nay rat thiet thuc voi chung ta./

ho thi them

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 28/11/2009

Về Đầu Trang Go down

Sự phụ thuộc của giao tiếp vào ngữ cảnh văn hoá Empty Re: Sự phụ thuộc của giao tiếp vào ngữ cảnh văn hoá

Bài gửi by hoangngoc 29/11/09, 09:37 pm

Đây cũng có thể được dùng như một tài liệu tham khảo về đề tài tiểu luận khi so sanh đối chiếu văn hoá ảnh hưởng đến giao tiếp trong đời sống xã hội. Các bạn nghĩ thế nào

hoangngoc

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 13/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Sự phụ thuộc của giao tiếp vào ngữ cảnh văn hoá Empty Re: Sự phụ thuộc của giao tiếp vào ngữ cảnh văn hoá

Bài gửi by ThayLe 30/11/09, 05:44 pm

day la de tai rat hay, em nao quan tam thi co the theo duoi no sau nay khi hoc cao hoc. De tai ve giao tiep mang tinh van hoa the hien trong van hoc, phim anh...

ThayLe

Tổng số bài gửi : 135
Join date : 22/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Sự phụ thuộc của giao tiếp vào ngữ cảnh văn hoá Empty Re: Sự phụ thuộc của giao tiếp vào ngữ cảnh văn hoá

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết