NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


HƯ TỪ TRONG TIẾNG VIỆT

3 posters

Go down

HƯ TỪ TRONG TIẾNG VIỆT Empty HƯ TỪ TRONG TIẾNG VIỆT

Bài gửi by Admin 22/11/09, 12:18 am

font face=][b][size=12][b]font face=][size=12]HƯ TỪ "CỨ" TRONG TIẾNG VIỆT [/font">

Nếu quan niệm hệ thống hư từ tiếng Việt là một hệ thống khó nắm bắt nhất về nghĩa thì chúng ta coi trường hợp của hư từ cứ là một minh chứng điển hình. Vì chưa áp dụng một phương pháp phân tích, tìm hiểu cơ chế nghĩa thích dụng vào nghiên cứu cho nên có hiện tượng là có nhiều cách lí giải khác nhau về cùng một yếu tố ngôn ngữ, ở đây là hư từ cứ.

Tham khảo cách tường giải ở một số tài liệu sau đây chúng ta sẽ thấy rõ điều này:



i.. Theo từ điển tiếng Việt thông dụng: Cứ. I. according to, đgt. Dựa vào để hành động hoặc giải quyết việc gì: “Cứ phép nước mà trị”, “Cứ đúng giờ qui định là hành động”; II. [...] All the same, pht. Dứt khoát, bất chấp điều kiện gì. “Dù thế nào thì chúng ta cứ làm.” “Cứ nói trắng ra.”; Và III. Tr.t. Ngỡ là, tưởng như. “Nó nói cứ như thật.” “Nó làm cứ như không.” (tr.131).



ii.. Tại một công trình xuất hiện sớm hơn, với mục đích nghiên cứu sự hoạt động của từ tiếng

Việt, tác giả Đái Xuân Ninh (1978) đã giải quyết hư từ cứ một cách ngắn gọn như sau: Cứ.

Hàm chỉ cái gì cản trở mà chủ thể của hoạt động bất chấp.

- Địch phá ta cứ đi.

- Em cứ làm.

Kết hợp với đi (cứ … đi) đặt ở cuối câu, nó nêu thêm ý quyết tâm hoàn thành sự việc đã bắt đầu hoặc tạm thời bị gián đoạn: “Cứ nói đi!”.



iii.Trong chuyên luận “Hư từ trong tiếng Việt hiện đại”, Nguyễn Anh Quế (1988) cũng đã đề cập đến khía cạnh ngữ nghĩa của hư từ cứ, sự tường giải của các tác giả đã có phần sâu hơn hai tài liệu trên. Tác giả viết “Nét nghĩa chủ yếu của cứ là biểu thị một hành động, trạng thái mà chủ quan của người nói cho rằng không thay đổi, hoặc nhất thiết không thay đổi”. Ví dụ:

Tìm hiểu về 74 hư từ cứ trong tiếng việt hiện đại

- Chó cứ sủa, đoàn người cứ tiến.

- Bác Khán cứ gọi anh đến mà đòi nằng nặc. (Nguyễn Công Hoan. Truyện ngắn, tr. 94)

Cũng theo tác giả, cứ còn được dùng để biểu hiện ý nghĩa cầu khiến trong trường hợp người nói muốn yêu cầu đối phương bắt đầu hoặc tiếp tục một hành động có tính chất vô điều kiện. Ví dụ:

- Có tiền cậu cứ sắm vàng đi. (Nguyễn Công Hoan. Truyện ngắn)

- Mới chú cứ ngồi chơi. (Nam Cao. Son)

Do nét nghĩa này mà trước cứ có thể có hãy và cuối câu có thể có ngữ khí từ tạo câu mệnh lệnh.

- Có tiền cậu hãy cứ sắm vàng đi.

- Anh cứ đánh đi (Ng. T. TK.)

Cuối cùng, ngoài hai nét nghĩa vừa nói, tác giả đã đề cập đến nét nghĩa “biểu thị những

hành động, trạng thái có tương quan nhau về mặt thời gian, điều kiện”. Ví dụ:

- “Cứ mỗi lần tiếng cây đập xuống lưng chị Tư thì Hạnh lại giật mình và cảm thấy mình gục

xuống” (Ng. T. TK)

Căn cứ vào ý nghĩa tương quan và căn cứ vào cấu trúc giữa hai vế, chúng ta có thể cho rằng trong trường hợp này cứ đã thuộc một nhóm từ khác. Trong các ví dụ trên chúng ta có thể thay thế cứ bằng hễ, nếu, giá để nêu điều kiện giả thiết, nhượng bộ ở vế A và trước vế B có thêm thì, là, … Chẳng hạn: Hễ mỗi lần tiếng cây đập xuống lưng chị Tư thì Hạnh lại giật mình … (Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết & Nguyễn Việt Hương, 1998).



iv. Đỗ Thanh (1998), trong “Từ điển từ công cụ tiếng Việt” đưa ra bốn nét ngữ nghĩa cho hư từ cứ như sau:

+ Biểu thị ý nghĩa tiếp diễn của hành động, tính chất, trạng thái.

- Nắng tự lòng ta cứ ấm dần. (Tố Hữu)

- Trời cứ mưa mãi.

- Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi.

- Em bé sợ quá cứ khóc thét lên.

+ Biểu thị ý “bất chấp”.

- Dù có phải hy sinh cũng cứ làm.

- Bom cứ ném, đoàn xe cứ tiến.

+ Biểu thị ý mệnh lệnh, sai khiến, thúc giục.

- Anh cứ nói, đừng sợ.

- Xin anh cứ tự nhiên như ở nhà.

+ Dùng sóng đôi với hoặc thì.

- Anh ấy cứ làm là hỏng (Hễ anh ấy làm là hỏng)

- Cứ như anh ấy nói thì mọi việc sẽ diễn ra một cách tốt đẹp.



v. Trong địa hạt dạy tiếng Việt cho đối tượng học viên là người nước ngoài, việc giải thích hư từ luôn chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong cấu trúc một bài giáo trình cũng như trong quá trình giảng dạy thực tiễn. Lý giải đúng bản chất một hư từ nào đó sẽ giúp cho người học nắm được cái nội dung ngữ nghĩa mà hư từ đó chuyển tải và các chức năng mà hư từ ấy đảm nhiệm trong phát ngôn, từ đó giúp người học từ chỗ tri nhận đúng sẽ đạt được sự chuẩn xác trong sử dụng hư từ để tạo lập câu nói, một việc vốn không dễ dàng gì đối với người

nước ngoài khi sử dụng tiếng Việt Đáng tiếc, trong các sách dạy tiếng Việt hiện hành, tình hình giải thích hư từ nói chung, và hư từ cứ nói riêng, còn có những bất cập, lúng túng. Có tác giả đồng nhất hư từ cứ vào cùng nhóm với còn, vẫn còn, vẫn cứ, còn cứ, còn vẫn, và coi đây là nhóm các “phó từ biểu thị sự tiếp diễn của hành động” (Nguyễn Việt Hương, 1996, Thực hành tiếng Việt dùng cho người nước ngoài, tr.Cool; Mai Ngọc Chừ (1995) cho rằng, “vẫn (vẫn còn, vẫn cứ...)” biểu thị sự tiếp diễn của hành động. (Functional words “vẫn, vẫn

còn, vẫn cứ” expresses continuation of the action)” (Tiếng Việt cho người nước ngoài, tr.126). Đinh Thanh Huệ (1997) và nhóm tác giả biên soạn sách Tiếng Việt thực hành dùng cho người nước ngoài viết: “Từ cứ dùng để tạo câu cầu khiến, thí dụ: - Cứ đọc đi rồi sẽ biết!; - Cứ thử ăn đi xem nào!; - Cứ cạn chén đi rồi nói chuyện sau!” (tr. 126).



vi. Một tình hình chú giải về hư từ (cụ thể là hư từ cứ) mang tính thiếu thống nhất, sơ sài và có phần cảm tính như trên sẽ gây cho người giáo viên không ít khó khăn khi truyền đạt, giải thích các hiện tượng hư từ. Đặc biệt là trong lĩnh vực dạy tiếng, để giúp cho người học (không phải là người bản ngữ) tri nhận chính xác ngữ nghĩa của một hư từ như cứ, phân biệt nó với các hư từ khác cùng nhóm nhưng ngữ nghĩa không hoàn toàn như nhau, là việc không đơn giản. Đi vào tìm hiểu hư từ cứ, coi nó là một đại diện của hư từ tiếng Việt, mục đích của chúng tôi là, qua các thao tác phân tích, lý giải chúng tôi sẽ giúp người học có cơ sở để tiếp cận gần hơn đến bản chất ngữ nghĩa của hư từ này, từ đó họ có thể vận dụng thành thạo trong việc tạo lập các phát ngôn tự nhiên và hợp lo-gic tiếng Việt.



2 Hư từ cứ dưới góc độ tiếp cận mới

Sở dĩ chúng tôi phải trích dẫn khá chi tiết các luận giải về hư từ cứ ở một số tài liệu như trên là nhằm, một mặt, giới thiệu các cách tiếp cận, lý giải khác nhau về cùng một hiện tượng hư từ, mặt khác, cũng nhằm hàm ý rằng, hư từ tiếng Việt nói chung, hư từ cứ nói riêng, là những sự kiện ngôn ngữ không dễ dàng tri nhận. Ngay trong việc xử lý cùng một dạng thức “cứ + P” có bối cảnh xuất hiện tương tự nhau thì cũng có các kiểu tri nhận chủ quan khác nhau. Ví dụ, trường hợp:

- Địch phá ta cứ đi (Dẫn chứng của Đái Xuân Ninh)

- Chó cứ sủa, đoàn người cứ tiến. (Dẫn chứng của Nguyễn Anh Quế)

- Trời cứ mưa mãi. (Dẫn chứng của Đỗ Thanh)

Một bên, Đái Xuân Ninh kiến giải theo cách nhìn cấu trúc chức năng, cho rằng cứ hàm chỉ cái gì cản trở mà chủ thể hoạt động bất chấp. Còn Nguyễn Anh Quế nhìn nhận hiện tượng này theo quan điểm ít nhiều mang tính dụng học tức là dựa trên cơ sở gắn một hiện tượng ngôn ngữ vào mối quan hệ với người sử dụng ngôn ngữ để lí giải: “Cứ. biểu thị một hành động, trạng thái mà chủ quan của người nói cho rằng không thay đổi hoặc nhất thiết không thay đổi”. Trong khi Đỗ Thanh, Nguyễn thị Việt Hương, Mai ngọc Chừ chỉ cho rằng cứ biểu thị ý tiếp diễn của hành động, tính chất, trạng thái.

Có một tình hình đáng lưu ý là trong hầu hết các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, ngay cả ở các công trình nghiên cứu riêng về hư từ thì các tác giả chưa thực sự chỉ ra được sự khác biệt cứ và các hư từ khác như: vẫn, còn…. Điểm qua các giải thuyết mà các tác giả đưa ra chúng ta luôn có cảm giác rằng: sẽ không có gì khiên cưỡng nếu lấy nguyên văn các lời biện giải cho từ cứ rồi lắp ghép vào cho các từ vẫn hay còn hoặc ngược lại. Một cách miêu tả như vậy có thể coi là chưa thực sự thành công.

Theo chúng tôi, dù được khái quát cho vào cùng một nhóm nhưng về mặt nguyên tắc, khi đi vào hành chức, tức khi tham gia vào quá trình giao tiếp với tư cách là các yếu tố tạo lập phát ngôn thì cứ có phẩm chất khác với vẫn, với còn. Bằng chứng là trong rất nhiều trường hợp người ta không thể thay thế hư từ này bằng một hư từ khác cùng nhóm. Ví dụ:

- Cô gái: Ai đấy?

- Sơn: Ơ, ơ …

- Cô gái: Tôi hỏi ai đấy?

- Sơn: Tôi, tôi, tôi, tôi đây mà.

- Cô gái: Dừng lại đi, người ta đang tắm mà cứ sấn đến làm gì thế? Đàn ông con trai gì mà lạ vậy, tôi kêu lên đấy. (Nguồn: Nguyễn Quang Thiều, Người tìm thấy trăng thật [N.Q.T]. 1996)

Hay:

- “Một lần đang qua sông thì giặc càn, chúng bắn quá nhiều, với hai quả dừa bì bõm, ba tôi đã rớt lại phía sau hai anh bảo vệ. Lên sông đành theo một đoàn người, cứ theo họ mà đi.” (Nguồn: Lê Duẩn, báo Văn Nghệ, số 18 [L.D.] 1999)

Sở dĩ ở một số kiến giải đây đó, các tác giả có cảm giác rằng, dường như có một sự đồng nhất giữa ba hư từ cứ, vẫn, còn là bởi ba yếu tố ngôn ngữ này đã được xem xét một cách khái quát theo hướng quá chú ý vào “vị trí” trong các cấu trúc mà các yếu tố xuất hiện. Các minh chứng mà các Tìm hiểu về 76 hư từ cứ trong tiếng việt hiện đại

tác giả viện dẫn đều là các phát ngôn đã thoát ly khỏi bối cảnh, tức chúng đã được trừu xuất, cô lập

khỏi các điều kiện cụ thể mà tại đó các phát ngôn tồn tại. Ví dụ: “Địch phá, ta cứ đi”; hay “Chó cứ

sủa, đoàn người cứ tiến”. Với các ví dụ dạng đơn lẻ thế này, nhà nghiên cứu hoàn toàn có thể thay

thế chúng bằng các từ khác, mà dưới con mắt cấu trúc hình thức thì việc thay thế ấy không phương

hại gì đến mục đích và kết quả nghiên cứu cả (Ví dụ: Địch phá, ta vẫn đi; hay: Địch phá ta còn

đi.).

Thực chất vấn đề không có vẻ đơn giản như vậy. Một sự thay thế nào đó kiểu như trên có thể chấp nhận được về mặt hình thức nhưng lại khó có thể chấp nhận được về mặt ngữ nghĩa. Mà, nếu xét thật nghiêm khắc thì dường như ngôn ngữ không chấp nhận một sự thay đổi hình thức nào mà lại không kéo theo sự biến đổi về nghĩa.

Trở lại với hư từ cứ đang xét. Về phương diện biểu hiện, hư từ này thường tồn tại dưới dạng “cứ + P”. Ví dụ:

- “Bằng giọng nói sôi nổi, suốt buổi sáng anh cứ ca ngợi văn chương Vũ Bằng.”(Nguồn: Nguyễn Quốc Trung, Nhà văn Vũ Bằng đã từng là chiến sĩ tình báo, Văn nghệ số 18 [N.Q.T.] 1999)

Hay:

- “Chị muốn lấy ai thì cứ lấy. Nhưng chị lấy tên Năm Ngưỡng thì hoá ra chị phản bội anh Tư Sâm.”(Nguồn: Trần Tú, Về phía tiếng đàn, Văn nghệ số 18 [T.T.] 1999)

Hoặc:

- Cô gái: Mổ mắt thì tốn tiền lắm phải không ạ?

- Sơn: Ừ, vì anh xuất ngũ lâu, bệnh mới tái phát, ảnh hưởng đến mắt nên không được hưởng chính sách gì cả. Chỉ tội nghiệp cho mẹ anh, bà cứ ky cóp từng đồng để mong đủ tiền cho anh mổ lại lần nữa. Thương mẹ già phải cực nhọc, anh chấp nhận số phận cho rồi.(Nguồn: N.Q.T. 1996)

Trong các trường hợp vừa nêu, hư từ cứ thường cho biết cái sự tình mà phát ngôn đề cập đến là cái sự tình xảy ra bất chấp mọi điều kiện, mọi sự can thiệp. Nói khác đi, phần ngữ nghĩa mà nó bổ sung vào cho phát ngôn là sự khẳng định tính tồn tại độc lập, tính không bị ràng buộc vào điều kiện của sự tình mà người nói đề cập đến. Sự tình P ở đây tiếp tục diễn ra theo chủ đích của kẻ thực hiện sự tình nhiều hơn là “tính có qui luật không đổi” (ý nghĩa cơ bản của vẫn) hoặc “diễn trình chưa kết thúc” (ý nghĩa cơ bản của còn). Trong trường hợp: “bằng giọng nói sôi nổi, suốt buổi sáng, anh cứ ca ngợi văn chương Vũ Bằng.” thì sự tình “ca ngợi văn chương Vũ Bằng” được thực hiện phụ thuộc hoàn toàn vào chủ thể “anh” chứ không xét đến các điều kiện khác (chẳng hạn

như sự sẵn sàng, mong đợi hay thậm chí là sự ngăn cản của người tham gia giao tiếp…). Hoặc như ở trường hợp: “…chỉ tội cho mẹ anh, bà cứ ky cóp từng đồng để mong đủ tiền cho anh mổ lại lần nữa…” thì sự tình “ky cóp từng đồng” với sự hiện diện của cứ phía trước đã được phụ thêm cái nghĩa: việc P tồn tại là do ý định, do chủ ý của “Bà mẹ anh Sơn” chứ không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện hay lý do gì khác. Để kiểm chứng lại điều vừa khẳng định, chúng ta có thể tiến hành lược bỏ cứ khỏi các điều kiện ngữ cảnh trong đó nó tồn tại, lập tức các phát ngôn đã dẫn cũng mất đi phần ngữ nghĩa mà cứ phụ vào. Phát ngôn thiếu cứ chỉ còn là những phát ngôn trần thuật bình thường, trung tính.Ví dụ:

- “Bằng giọng nói sôi nổi, suốt buổi sáng anh [...] ca ngợi văn chương Vũ bằng”;

Hoặc:

- “…Chỉ tội nghiệp cho mẹ anh, bà [...] ky cóp từng đồng để mong đủ tiền cho anh mổ lại lần nữa.”

Chúng ta cũng có thể thử thay thế cứ bằng vẫn hoặc còn, tình hình cũng sẽ thay đổi, có nghĩa là phát ngôn được tạo lập sau khi thay thế sẽ mang nét nghĩa bổ sung của các yếu tố vẫn, còn thay cho phần nội dung do cứ đem lại cho sự tình P. so sánh:

“….Chỉ tội nghiệp cho mẹ anh, bà cứ ky cóp từng đồng để mong đủ tiền cho anh mổ lại lần nữa” và “…Chỉ tội nghiệp cho mẹ anh, bà vẫn ky cóp từng đồng để mong đủ tiền cho anh mỗ lại lần nữa”. Phát ngôn thứ hai với sư hiện diện của hư từ “vẫn” thì sự tình: “ky cóp từng đồng” được xem như là một thói quen sẵn có, không đổi của Bà mẹ.

Khi chúng tôi khẳng định : cứ bổ sung cho phát ngôn cái nét nghĩa sự tình P tồn tại hoặc diễn ra theo chủ đích của chủ thể thực hiện P mà không phụ thuộc vào các điều kiện khác, ngụ ý của Văn Chính Nguyễn 77 chúng tôi là: sự hiện diện của cứ trong phát ngôn dường như không chỉ liên kết một chiều với sự tình P mà cứ có một liên hệ nữa với chủ thể của P. Nói khác đi, ở các phát ngôn trần thuật, miêu tả sự tình thì hư từ cứ thực hiện một quan hệ ngữ nghĩa hai chiều (quan hệ với cả sự tình và chủ thể của sự tình). Đoạn trích dẫn sau đây có thể được coi như một minh hoạ điển hình cho điều vừa nói:

- “Khi lão trưởng họ gọi Lẫm, vợ Lẫm chỉ dạ một tiếng, không dám nhìn lên, tay run lật bật cầm mấy củ hành không vững. Lão trưởng họ nói:

- Có lẽ phải làm việc này thím không hào hứng lắm phải không. Đón được bà về, chú thím sẽ có được cái tiếng có hiếu với mẹ vợ. Bà có về ở với thím thì mới đòi lại được đất chứ. Việc này không phải dễ. Anh em nhà nó không có quyền ở làng nhưng lắm người học cao làm việc ở trung ương. Có thể còn phải đi hầu kiện đấy. Cho nên không muốn mất thì không được đâu. Thím nghe chửa?

- Thì vợ chồng em vẫn nghe theo các bác đấy ạ.

- Là tôi cứ nói thế, kẻo lại tỏ thái độ làm họ hàng giãn ra thì tôi thây kệ đấy! (Nguồn: Nam Cao,

Tuyển tập [N.C.])

Với nội dung như vậy cứ thường tham gia vào các phát ngôn tường thuật, miêu tả sự tình theo lối kể lại, trong đó mối quan hệ giữa người nói (người kể) với phát ngôn là mối quan hệ giữa người quan sát sự tình và cái sự tình được quan sát, tri nhận rồi đem tường thuật lại theo nhận thức chủ quan của mình. Ví dụ:

- “Hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn.” (Nguồn: N.C.)

Hay:

- “Gió cmỗi lúc một thêm to.” (Nguồn: N.C.)

Hoặc:

- “Có một lần, ba ốm, Bác biết, sang ngay số 6 Hoàng Diệu thăm. Bác không ngồi phòng khách, cứ ngồi chờ dưới cầu thang, chờ người bác sĩ khám bệnh cho ba tôi xuống để hỏi ngay tình hình…” (Nguồn: L.D. 1999)

Tạo cho mình tư cách của người quan sát, người nói dùng cứ để tạo lập phát ngôn với chủ đích đánh dấu một tình thái nhận thức thực hữu. Ví dụ:

- “Có một thời gian tới hai, ba tháng liền, theo lệnh Bác, ông nấu cơm đó hàng trưa, cứ nấu hai

suất, Bác ăn một, còn một đưa sang cho Ba tôi” (L.D. 1999); Hay:

- “Chỉ tội nghiệp cho mẹ anh, bà cky cóp từng đồng để mong đủ tiền cho anh mổ lại.”

(Nguồn: N.Q.T. 1996).

Trong hai trường hợp vừa đơn cử, người phát ngôn (người kể) đều đóng vai trò là người quan sát sự tình, và sự tình họ quan sát được là sự thực.

Chúng tôi đã cố gắng vạch ra cái đặc trưng ngữ nghĩa mà hư từ cứ phụ vào cho các phát ngôn có tính tường thuật, khẳng định (assertive). Qua quan sát tư liệu, chúng tôi còn thấy, ngoài chứa năng đã nói, hư từ cứ trong tiếng Việt còn có còn có một chức năng không kém phần quan trọng, đó là chức năng tạo lập các phát ngôn mang tính chi phối (directive) có đích tại lời là: đặt người nghe vào thế phải thực hiện một hành động (action) nào đó theo chủ đích của người phát ngôn.

Nói khác đi, người nói sử dụng hư từ cứ để đánh dấu các phát ngôn mang tình thái đạo nghĩa mà với chúng, người nói có thể thực hiện mong muốn, nguyện vọng, ý chí của mình trong việc đề nghị người nghe thực hiện môt điều gì đó. Ví dụ:

- Sơn: Nghe cô kể, mắt tôi như thấy được cả một thế giới của ánh sáng rất lạ đang từ từ mở ra đến bất tận. Cám ơn cô. Nhưng vùng này đâu có núi. À, cô lại trêu tôi rồi.

- Cô gái: Không có núi …(à) thì anh cứ tưởng tượng ra cũng được chứ sao. Dân văn học mà. (Nguồn: N.Q.T. 1996)

Hay:

- Sơn: Kìa em! Thôi được rồi, nhưng em tên là gì? Nào anh còn chưa biết cả tên em nữa.

- Cô gái: Đừng hỏi tên em nữa. Khi sáng mắt anh cứ ra bến sông này hàng đêm sẽ gặp em. (Nguồn: N.Q.T. 1996)

Hoặc:

- Mời chú cứ ngồi chơi. (Nguồn: N.C.)

Rõ ràng nếu ở trường hợp “Mời chú ngồi chơi” chúng ta còn băn khoăn về việc tình thái đạo nghĩa mà người nói thể hiện có thể được thực hiện bởi thực từ “mời” hoặc do sự phối hợp giữa

Tìm hiểu về 78 hư từ cứ trong tiếng việt hiện đại “mời” và cứ, thì ở hai phát ngôn dẫn trong truyện “Người nhìn thấy trăng thật” chức năng tạo lập kiểu phát ngôn chi phối, mang tình thái tạo nghĩa có thể chỉ do một mình hư từ cứ đảm nhiệm.

Dùng thao tác lược bỏ cứ ra khỏi các phát ngôn vừa dẫn cũng có nghĩa là chúng ta tước đi cái hiệu lực tại lời mà cứ đã tạo ra cho phát ngôn.

So sánh: “Đừng hỏi tên em nữa. Khi sáng mắt anh cứ ra bến sông này hàng đêm sẽ gặp em.” (Nguồn: N.Q.T. 1996) (hành vi tại lời: cho phép; dạng thức phát ngôn: đề nghị). Và: “Đừng hỏi tên em nữa. Khi sáng mắt anh ra bến sông này hàng đêm sẽ gặp em.” (hành vi tại lời: hứa hẹn; dạng thức phát ngôn: khẳng định). Việc loại bỏ cứ dẫn đến phát ngôn bị biến dạng.

Hoặc:

- Chào bác ạ! Xin lỗi bác, bác cho cháu hỏi, Hùng có nhà không ạ?

- Nam đấy à! Vào chơi cháu. Hùng nó chạy ra ngoài một chút, nó về ngay đấy. Cháu cứ ngồi

chơi uống nước nhé. Bác dở tay một chút.

- Dạ, bác làm gì cứ làm ạ. Mặc cháu. Cháu chờ được ạ.

Ở một đoạn hội thoại như trên, trong phát ngôn “bác làm gì cứ làm ạ”, hư từ cứ phải được nhìn nhận như linh hồn của phát ngôn. Vai trò của nó lớn đến mức nếu vắng nó thì cấu trúc của phát ngôn sẽ bị phá vỡ cả về nội dung thông báo lẫn kết cấu hình thức: Dạ bác làm gì [...] làm ạ. Mặc cháu. (-)

Nhận diện được nét nghĩa này của cứ, cũng như chức năng kiến tạo các phát ngôn có tính chi phối (mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, cho phép…) cũng có nghĩa chúng ta đã tri nhận được cái đặc trưng ngữ nghĩa cũng như vai trò ngữ pháp rất riêng của cứ trên cơ sở so sánh đối chiếu với vẫn, còn. Rõ ràng, tuy có được ngữ pháp truyền thống xếp vào cùng nhóm nhưng hai hư từ vẫn còn không có chức năng tạo lập các phát ngôn dạng này. Người ta không thể nói: - Đừng hỏi tên em nữa. Khi sáng mắt anh vẫn/còn ra bến sông này hàng đêm sẽ gặp em (-).

Càng không thể bắt gặp các phát ngôn như:

- Cháu vẫn/còn ngồi đây uống nước nhé (-).

- Bác làm gì vẫn/còn làm ạ (-).

Điểm cuối cùng mà chúng tôi muốn giải thuyết về phẩm chất của hư từ cứ là việc xem xét các phát ngôn có dạng sau:

- Cứ mỗi lần tiếng cây gậy đập xuống lưng chị Tư, Hạnh lại giật mình và cảm thấy mình gục xuống. (Nguồn: Nguyễn Anh Quế, tr. 91, 1988). Hay:

- Cứ có tiền là nó đi đánh bạc.

Trong công trình của mình, tác giả Nguyễn Anh Quế cho rằng cứ biểu thị những hành động, trạng thái có tương quan với nhau về mặt thời gian, điều kiện, bởi lẽ tại các phát ngôn này, chúng ta có thể thay cứ bằng hễ, nếu, giá để nêu điều kiện giả thiết, nhượng bộ ở vế A và trước vế B có thể thêm thì, là ….

Thật ra ở các phát ngôn trên, hư từ cứ vẫn đánh dấu nét nghĩa “nhận thức thực hữu” nét nghĩa thể hiện mối quan hệ đánh giá của người nói với cái sự tình P hàm chứa trong phát ngôn mà anh ta đề cập. Có điều, sự tình P ở đây được được người nói khẳng định như một sự thực mang tính qui luật. Nói khác đi, cái sự tình P không thể nào trái đi được. Để có thể hiểu rõ hơn, chúng ta có thể khúc giải như sau: A không thể không P theo qui luật (R); Cụ thể:

[color=#000000]- Cứ mỗi lần tiếng cây gậy đập xuống lưng chị Tư, Hạnh lại giật mình và cảm thấy lưng mình gục xuống.
[/b]

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 19/09/2009

http://nnhdc-thayle.heavenforum.com

Về Đầu Trang Go down

HƯ TỪ TRONG TIẾNG VIỆT Empty Re: HƯ TỪ TRONG TIẾNG VIỆT

Bài gửi by Admin 22/11/09, 12:27 am


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 19/09/2009

http://nnhdc-thayle.heavenforum.com

Về Đầu Trang Go down

HƯ TỪ TRONG TIẾNG VIỆT Empty Re: HƯ TỪ TRONG TIẾNG VIỆT

Bài gửi by ThayLe 24/11/09, 09:12 am

Mot de tai hay, and inexhaustible.

ThayLe

Tổng số bài gửi : 135
Join date : 22/09/2009

Về Đầu Trang Go down

HƯ TỪ TRONG TIẾNG VIỆT Empty Re: HƯ TỪ TRONG TIẾNG VIỆT

Bài gửi by hoangngoc 27/11/09, 12:33 am

đây là một đề tài thú vị và rất có ích trong việc học môn đối chiếu ngôn ngữ đối chiếu. Đây có thể là một đề tài hay để đi sâu vào làm tiểu luận

hoangngoc

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 13/10/2009

Về Đầu Trang Go down

HƯ TỪ TRONG TIẾNG VIỆT Empty Re: HƯ TỪ TRONG TIẾNG VIỆT

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết