NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh. (Nhóm 7)

2 posters

Go down

Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh. (Nhóm 7) Empty Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh. (Nhóm 7)

Bài gửi by Trinh Thi Ngat 25/11/09, 05:57 pm

Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh


Lời mở đầu

Trong hoc tiếng, dạy tiếng nói riêng cũng như trong giao tiếp nói chung câu nghi vấn được sử dụng với tần suất cao. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng và khả năng ứng dụng của loại câu này trong phạm vi rộng rãi của đời sống.

Rất nhiều các tác giả trong nước cũng như nước ngoài đã đề cập hoặc thực hiện việc phân tích, nghiên cứu, đối chiếu câu nghi vấn giữa các ngôn ngữ trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề , chúng tôi đã tìm hiểu các bài viết, các bài nghiên cứu về câu nghi vấn và đặc biệt quan tâm tới bài nghiên cứu “Đối chiếu câu nghi vấn Việt-Anh” của tác giả Lê Quang Thêm mà các luận điểm của nó sẽ được chúng tôi trình sau đây:

I . Câu hỏi

1.Định nghĩa:

Câu hỏi là loại câu có mục đích chính là tìm kiếm thông tin chưa biết chưa hiểu. Câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

Tuy nhiên có những loại câu có hình thức là câu hỏi nhưng mục đích không tương ứng.

2. Phân loại:

Theo mục đích phát ngôn có thể phân câu hỏi thành hai loại sau:

-Câu hỏi chính danh: câu hỏi dùng đúng nghĩa , đúng mục đích là để tìm kiếm thông tin và cần trả lời thông tin đó. Nói cụ thể hơn, câu hỏi chính danh là câu hỏi có đặc điểm: Người hỏi không biết câu trả lời hoặc là người hỏi muốn biết câu trả lời và hướng tới người đối thoại để nhận được thông tin chưa biết đó.

- Câu hỏi phi chính danh: Câu hỏi dùng với các mục đích khác có trong giao tiếp và tư duy hết sức đa dạng.

Câu hỏi chính danh là bộ phận cốt lõi của các loại câu hỏi trong mọi ngôn ngữ. Trọng tâm chính của phần đối chiếu ở bài nghiên cứu này chủ yếu dừng lại ở cấu trúc –ngữ ngĩa câu hỏi chính danh.

II. Phân loại câu hỏi Việt-Anh

1. Phân loại câu hỏi tiếng Việt

Khi phân tích nhận diện câu hỏi, các nhà Việt ngữ học căn cứ vào nghĩa và cấu trúc đã phân ra hai kiểu loại:

-Câu hỏi lựa chọn

-Câu hỏi không lựa chọn

a. Câu hỏi lựa chọn

v Định nghĩa:

“Câu hỏi lựa chọn là kiểu câu hỏi trong đó có các khả năng lựa chọn, tức là các điểm mốc đánh dấu phạm vi dao động bấp bênh trong nhạn thức của người nói, cũng đươc biểu hiện trên bề mặt câu.”

v Phân loại:

Câu hỏi lựa chọn có 3 tiểu loại nhỏ:

-Câu hỏi lựa chọn cấu tạo với: hay/hay là

-Câu hỏi lựa chọn cấu tạo với: có…không, phải không.

-Câu hỏi lựa chọn với tiểu từ tình thái: à, ư, nhỉ, nhé.

Dưới đây là một số thí dụ và đặc điểm cần chú ý ở mỗi tiểu loại:

Ø Tiểu loại dùng hay/hay là:

Ví dụ: Mình hay là cậu sẽ đi chợ ngày mai?

Chúng ta nên chọn sơn tường màu xanh hay màu vàng?

Khả năng lựa chọn có thể được nêu rõ trong câu hỏi, đó là:mình/cậu; màu xanh/màu vàng. Hoặc cũng có khả năng lựa chọn gộp: cả mình cả cậu, cả màu xanh cả màu vàng, lựa chọn loại trừ: không mình không cậu, không màu xanh không màu vàng, hoặc lựa chọn lần lượt: mình rồi cậu,…

Điều cần chú ý trong câu hỏi lựa chọn có tính liệt kê thì không nên liệt kê nhiều đối tượng một lúc. Ví dụ:

Ta nên học tiếng Nhật hay tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức…?

Cũng không nên liệt kê đối tượng lựa chọn không cùng loại quy chiếu (reference). Ví dụ không nói:

Chúng ta nên làm bài tập hay mua xe?

Bởi vì về hình thức cấu tạo thì đúng quy cách mà không phù hợp với nội dung ngữ nghĩa, không thuận lối tư duy.

Ø Tiểu loại dùng: có…không, …phải không, đã…chưa,…

Ví dụ:

Cậu có đi chơi không?

Cậu đã ăn cơm chưa?

Cậu làm xong bài tập rồi phải không?

Trong tiểu loại câu hỏi này thường có hai vế lựa chọn trái ngược nhau có-không, đã-chưa. Thường câu hỏi vế khẳng định, tốt bao giờ cũng ở vế trước; vế phủ định, không tốt ở phía sau. Trường hợp không có phân biệt hai vế thi tiểu từ không đứng cuối câu hỏi. Ví dụ:

Ta nên đi tới đó không?

Ø Tiểu loại dùng tiểu từ tình thái: à, ư, nhỉ, nhé,…

Trong Việt ngữ có một số tiểu từ tình thái tham gia vai trò cấu tạo câu hỏi lựa chọn. Đó là những tiểu từ như: à, hả, nhỉ, nhé, ư,sao, chứ,…những tiểu từ này thường đứng ở vị trí cuối câu và vai trò của nó như là ngữ điệu kết thúc câu hỏi. Ví dụ:

Ngày mai cậu về quê à?

Cậu giận mình thật ư?

Cô ta đang nói cái gì thế nhỉ?

Cậu làm gì thế hả?

Cậu sẽ không nói với ai điều đó chứ?

Câu hỏi cấu tạo với tiểu từ tình thái này cũng có thể dùng làm câu tán thán. Song trường hợp ta đang nói là thuộc chức năng câu hỏi lựa chọn, bởi vì người nghe có thể lựa chọn cách và câu trả lời, còn câu tán thán thì không cần câu trả lời.

b. Câu hỏi không lựa chọn

v Định nghĩa:

Câu hỏi không lựa chọn là loại câu hỏi thường dùng những từ hay tổ hợp từ hỏi như: ai, gì, nào, đâu, sao, bao giờ, lúc nào, như thế nào, ra (làm) sao,…

Nói là câu hỏi không lựa chọn là vì thông tin cần tìm trong câu hỏi không được người hỏi giới định trước và vì vậy người trả lời tự do cung cấp thông tin liên quan đến phạm vi nói đến và bối cảnh giao tiếp giả định. Ví dụ:



Ai đã làm vỡ bình hoa?

Cô ấy là người như thế nào?

Sao cậu lại làm thế?

v Phân loại

Có thể nói, phạm vi chủ đề dùng câu hỏi cấu tạo từ với từ hoặc tổ hơp từ hỏi này khá đa dạng, phong phú. Dưới đây là một số phạm vi. Ví dụ:

- Hỏi về người:

Ai thế?

Ai dạy cậu môn tiếng Anh?

- Hỏi về vật:

Cái gì vậy?

Chị tìm ?

- Hỏi về cách thức, địa điểm, tính chất:

Cậu ấy là người như thế nào?

Công việc sẽ tiến hành ra sao?

Cậu về nhà bằng cách nào?

- Hỏi về vị trí:

Quê bạn ở đâu?

Bạn để quyển sách đó ở chỗ nào?

- Hỏi về thời gian:

Khi nào cậu làm xong việc?

Bao giờ cô ấy trở lại?

- Hỏi về nguyên nhân:

Vì sao em không làm bài tập?

Tại sao em đi học muộn?

- Hỏi về số lượng:

Bác xây ngôi nhà này hết bao nhiêu tiền?

Em cần mua bao nhiêu quyển vở?

Đáng chú ý là trong câu hỏi về thời gian, từ hỏi có thể kết hợp với giới từ để chỉ thời điểm, chỉ thời gian bắt đầu. Ví dụ:

Cậu ta trở nên chăm chỉ như thế từ bao giờ?

Vào lúc nào chúng ta sẽ gặp nhau?

Buổi lễ bắt đầu lúc mấy giờ?

2. Phân loại câu hỏi trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh cũng có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân loại câu hỏi. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một vài quan điểm sau:

a. Trong “A University Grammar of English” giới thiệu 2 loại câu hỏi: Wh.question và Yes-No question.

- Wh.questions: là loại câu hỏi có chứa từ nghi vấn (từ để hỏi). Từ nghi vấn có thể là một từ đơn (Ví dụ: what, who, where,when, how…) hoặc một cụm từ (what for, where to, why not, how long, how many,…)

Ví dụ: When are you going to married?

What do you come here for?

- Yes-No questions: là loại câu hỏi yêu cầu câu trả lời là Yes hoặc No. Trả lời Yes là đúng, đồng ý, và vế tiếp theo là ở khẳng định. Trả No là không đồng ý và vế tiếp theo là dạng phủ định.

Ví dụ: 1. Can you speak Japanese?

No, I can’t .

2. Do you love me?

Yes, I do

b. Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Anh” (Bùi Ý và Vũ Thanh Phương) đề cập 4 loại câu hỏi:

- Câu hỏi chung (general question hay còn gọi là Yes-No questions)

- Câu hỏi đặc biệt (special questions hay còn gọi là Wh.questions)

- Câu hỏi lựa chọn (alterative questions): Là loại câu hỏi đưa ra nhiều khả năng lựa chọn có sử dụng kết từ OR.

Ví dụ : Would you like tea or coffee?

Does he like apples or bananas?

- Câu hỏi láy lại (tags questions tức câu hỏi đuôi): là loại câu hỏi được đưa ra là một mệnh đề nhưng không hoàn toàn chắc chắn về tính đúng sai của mệnh đề đó.

Ví dụ: He is good at English, isn’t he?

Don’t you like cats, do you?

c. Trong một số công trình khác của ngữ pháp tiếng Anh thì người ta chia làm 3 loại:

- Câu hỏi có không (Yes-No questions)

- Câu hỏi Wh. (Wh.questions)

- Câu hỏi lựa chọn (Alternative questions)

Trong 3 loại câu hỏi trên thì người ta lại phân chia loại câu hỏi có-không (Yes-No questions) thành 4 tiểu loại nhỏ:

+ Câu hỏi có trợ động từ như tác tử hỏi đầu câu (Genuine Yes-No questions):

Ví dụ: Do you like it?

Are you married?

+ Câu hỏi láy lại (Tags questions)

Ví dụ: Do you speak English, don’t you?

+ Câu hỏi nhấn giọng (Rhetorical questions): là loại câu hỏi cho mục đích khác hơn là để có được những thông tin câu hỏi yêu cầu:

Ví dụ: Have you no shame?

Are you crazy?

If practice makes perfect, and no one's perfect, then why practice?

+ Câu hỏi dưới hình thức câu kể có sử dụng ngữ điệu:

Ví dụ: A: I want to build a new house.

B: You want to build a new house?

d. Xét trên bình diện ngữ nghĩa-ngữ dụng: có tác giả chia làm 2 loại:

- Câu hỏi lựa chọn
- Câu hỏi không lựa chọn
Tổng hợp lại, ta có thể có bảng so sánh các loại câu hỏi chính danh Việt-Anh như sau:


Ngôn ngữ

Tiếng Việt
Tiếng Anh

Loại câu hỏi


Câu hỏi lựa chọn


Câu hỏi không lựa chọn

Câu hỏi lựa chọn


Câu hỏi không lựa chọn


Câu hỏi có-không


Câu hỏi lựa chọn


Câu hỏi chứa từ để hỏi
III. Một số tương đồng và dị biệt câu hỏi việt – Anh
Phạm vi tương đồng và dị biệt xét đến ở đây chủ yếu thuộc bình diện cấu trúc – ngữ nghĩa. Và đối chiếu về một số khuôn hình cấu trúc – ngữ nghĩa cụ thể.

1. Câu hỏi không lựa chọn

a. Câu hỏi về vật và đối tượng hành động:

Để tạo câu hỏi về vật và đối tượng hành động dùng nhiều từ hỏi và khuôn hỏi

v Từ hỏi:

- Tiếng Việt:dùng nhiều từ hỏi khác nhau. Các từ hỏi thường gặp như: cái gì, điều gì, chuyện gì, việc gì… Việc dùng từ nào tùy thuộc vào bối cảnh giao tiếp, đối tượng mà người nói, người nghe đề cập đến.

- Tiếng Anh: dùng đại từ nghi vấn: what

v Khuôn hỏi:

Ø Khuôn hỏi vật:

- Có một số loại:

+ Từ hỏi có chức năng chủ ngữ:

Ví dụ: - What make you think of doing such a thing?

Cái gì đã khiến anh làm thế?

-What make you decide?

Điều gì đã làm bạn quyết định như vậy?

Khuôn hình hai ngôn ngữ giống nhau: S – V – O

+ Sử dụng ngữ điệu hỏi.

Trong tiếng Việt có thể sử dụng tiểu từ hình thái như Ví dụ trên sử dụng từ: thế, như vậy.

+ Trong tiếng Anh có trường hợp chuyển từ nghĩa hỏi vật sang nghĩa nguyên nhân

Ví dụ: -What happened to make you change?

Tại sao anh lại thay đổi như thế?

- What made him say all those things?

Tại sao cậu ấy lại nói vậy?

+ Từ hỏi có chức năng bổ ngữ:

Tiếng anh: từ hỏi ở đầu câu: What does he want?

Tiếng Việt: từ hỏi thường ở cuối câu. Cậu ta muốn ?

Ø Khuôn hỏi đối tượng chịu tác động của hành động:

- Từ hỏi có chức năng bổ ngữ:

Tiếng anh: từ hỏi what đặt ở đầu câu

Tiếng việt: từ hỏi gì đặt ở cuối câu và kết hợp với động từ: làm, nói, muốn, cần…

Ví dụ: - Cô ta đã làm gì tôi?

What did she do to me?

- Cô ta muốn làm gì vậy?

What did she want to do?

- Từ hỏi làm vai trò định tố của từ:

Tiếng anh từ hỏi đặt đầu câu

Tiếng việt từ hỏi đặt cuối hoặc giữa câu

Ví dụ: - What did most of the students do?

Phần lớn sinh viên làm việc gì?

- What did books have to do with them?

Những người không học hành cần đến sách vở?

Từ những trường hợp dẫn trên ta có:

Khuôn hỏi tiếng Việt: C _ V _ B?

Khuôn hỏi tiếng Anh: O _ V _ S?

Æ Khuôn hỏi về đối tượng và khuôn hỏi về vật trong tiếng Anh và tiếng Việt có điểm giống và khác nhau. Về trật tự thành phần câu, khuôn hỏi về vật giống nhau, khuôn hỏi về đối tượng chịu tác động khác nhau ở vị trí của sub và ob.

b. Câu hỏi về người

Trong tiếng Việt, câu hỏi về người thường dùng từ hỏi.

Ví dụ:

Ai vừa mới nói chuyện với bạn vậy?

Anh ta là ai?

Cậu gọi điện cho ai?

Trong Anh ngữ, dùng từ hỏi « who »

Ví dụ:

Who was her father?

Who wants a cup of coffee?

Who was gone back to Dong Tinh, Hue Cau?

Từ đó ta thấy tiếng Anh và tiếng Việt ta nhận thấy có khuôn hỏi người khái quát:

Giống nhau: về chủ ngữ và định ngữ ² S – V –O

Khác nhau: Việt: ² C – V – B

Anh : ² O - V- S

c. Câu hỏi về địa điểm, về thời gian, về cách thức hay tính chất có dùng từ hỏi.

- Cũng có khuôn hình giống như trên.

- Ví dụ như các câu hỏi về địa điểm :

+ Trong Anh ngữ:

Where did you play football yesterday ?

Where are you going?

+Trong Việt ngữ là:

Hôm qua bạn chơi bóng ở đâu?

Cậu sống ở đâu?

-Câu hỏi về thời gian Việt-Anh:

Bao giờ cậu đi?

Mấy giờ cậu đi ngủ?

When will you have to leave?

What time do you go to bed?

d.Từ hỏi về cách thức thế nào, như thế nào, ra sao – How…, về nguyên nhân: vì sao, tại sao, vì lí do gì… – Why…

Ví dụ:

How was the journey?

How do you mean “ smart clothes”

How do you like your coffee?

Từ hỏi về nguyên nhân: vì sao, tại sao, vì lí do gì – why

Ví dụ: Why didn’t you decorate the house yourself?

Why don’t we go out for a meal?



· Từ những Ví dụ trên ta thấy, khi dùng câu hỏi, đối chiếu với câu hỏi không lựa chọn có từ và tổ hợp từ nghi vấn cần chú ý không chỉ 1 khả năng tương ứng như: who-ai, what-gì, which- cái gì, where – đâu… mà thường có nhiều tổ hợp từ đối ứng trong trong Anh- Việt ngữ: for what- để làm gì, for which reason- vì lí do nào, where to- tới đâu

· Các đại từ nghi vấn trong Anh ngữ và Việt ngữ thường có vai trò chủ thể, chủ ngữ hoặc bổ ngữ

Ví dụ: Who loves Fiona?

What makes you cry?

· Trong tiếng Anh và tiếng Việt, loại câu hỏi mà từ nghi vấn được dùng để hỏi nguyên nhân (why-tai sao, for what reason, for which reason) đều cùng vị trí đầu câu, đều thực hiện chức năng trạng ngữ trong câu.

Ví dụ:

For what reason did many people leave for big cities?

For which reason do birds migrate?các thành phố lớn?

Vì lí do gì mà nhiều người bỏ quê hương để đế?

Vì lí do nào mà chim di trú?

· Trong trường hợp từ nghi vấn không phải là S thì trong Tiếng Việt không còn các tác tử (operators: auxiliaries, modals or tobe) đứng trước S của câu hỏi như trong tiếng Anh và từ nghi vấn “ai” đứng sau động từ trong tiêng Việt. Từ nghi vấn “who” trong tiếng Anh đứng đầu câu và dùng tác tử đặt trước S.

Ví dụ:

Who did you help?

Who was woman with black hat?

Bạn giúp ai?

· Cuối câu Wh- question phải xuống giọng. Trong tiếng Việt không cần ngữ điệu

· Trong tiếng Anh từ nghi vấn “ when” chỉ đứng đầu câu trong câu hỏi loại này. Thời gian trong câu trả lời phụ thuộc vào thì.

Ví dụ:

A: When you are going to get maried?

B: Next year.

A: When did you get maried?

B: Two year ago.

· Trong tiếng Việt từ “ khi nào, bao giờ, lúc nào..” đứng ở hai vị trí đầu và cuối câu. Khi đứng ở đầu câu, nó đề cập đến thời gian của hành động trong tương lai và nếu ở cuối câu thì nó đề cập đến hành động ở quá khứ

Ví dụ:

A: Khi nào em tốt nghiệp đại học?

B: Sang năm.

A: Em tốt nghiệp đại học khi nào?

B: Năm ngoái.

· Khi nào về phương tiện đi lại trong tiếng Anh, người ta thường dùng “how” (như thế nào)

Ví dụ:

A: How do you go to school?

B: By bicycle.

· Trong tiếng Việt thì nói đi “ bằng phương tiện gì” (by what)

Ví dụ: A: Anh đi bằng phương tiện gì?
B: Bằng xe máy.
(còn tiếp)


Được sửa bởi Trinh Thi Ngat ngày 25/11/09, 06:42 pm; sửa lần 2.

Trinh Thi Ngat

Tổng số bài gửi : 33
Join date : 13/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh. (Nhóm 7) Empty Re: Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh. (Nhóm 7)

Bài gửi by Trinh Thi Ngat 25/11/09, 06:30 pm

(tiếp theo)

2. Câu hỏi lựa chọn Việt-Anh:

Dựa vào bảng So sánh các loại câu hỏi chính danh Việt-Anh , ta thấy câu hỏi lựa chọn trong tiếng Anh là lọai câu hỏi Yes-No questions. Trong tiếng Việt loại câu hỏi có/ không lại thuộc câu hỏi lựa chọn. Đi vào đối chiếu ta sẽ thấy rõ hơn nét tương đồng và sự khác biệt trong khuôn hỏi lựa chọn của 2 ngôn ngữ Việt, Anh.

2.1 Khuôn hỏi lựa chọn trong Việt ngữ thường gặp:

a. Khuôn hỏi với “có…không?”

C V không?
Ví dụ:

Bạn biết cô ấy không?

Chúng ta nên trốn học không?

a.1. Biến thể của câu hỏi “có…..không?”
C có phải V không?
Ví dụ:

Ngày mai chúng ta có phải đi học không?

Cô ấy có phải là người đã làm con tim anh tan nát không?

C V (có )phải không?
° Câu hỏi cấu tạo theo khuôn này thường có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh từ phía người hỏi.

Ví dụ:

Anh yêu cô ấy (có) phải không?

Cậu thi lại những ba môn (có) phải không?

a.2. Tương ứng trong tiếng Anh:

Loại câu hỏi cấu tạo với có….không trong Việt ngứ tương ứng với yếu tố Yes-No trong tiêng Anh: có- yes; không- no. Tuy nhiên chúng lại có khuôn hình cấu tạo khác nhau. Cụ thể:

Trong Anh ngữ không dùng từ hỏi mà dùng tác tử hỏi (operators). Chúng là các dạng của be, have, can, may……Ngữ điệu thường lên giọng ở cuối câu.

Ví dụ:

Have you finished ?

Could you tell me about it?

- Các động từ be, have cũng được xem là tác tử (operators) và thậm chí có khi xuất hiện mà không cần có động từ chính.

Ví dụ:

Is he at university today?

Has the boy many friends?

Một cách khái quát chung ta có khuôn hình:
Op S V……?
- Tác tử hỏi trong tiếng Anh rất đa dạng, đngs vai trò quan trọng trong cấu tạo câu hỏi loại này.

Ÿ Nó không chỉ cấu tạo câu hỏi khẳng định mà cả hình thức phủ định.

Ví dụ:

Isn’t she listening to music?

Aren’t they at the church?

Ÿ Tham gia cấu tạo câu hỏi có ý nghĩa thời trong câu trần thuật.

Ví dụ:

Do his methods bring success?

Did you visit her yesterday?

a.3. Tác tử là các trợ động từ tình thái trong câu hỏi “có/ không”:

Đáng chú ý là câu hỏi có không là loại câu hỏi có tác tứ là các trợ động từ tình thái. Có nét tương đồng khá lớn ở điểm này trong 2 hệ ngữ Việt-Anh.

Hàm nghĩa
T.Việt
T.Anh

Khả năng,

cho phép

- có thể, được phép

VD: Tôi được phép ra ngoài không?

Tôi có thể giúp gì cho bạn không?

- may, can, must/have to

VD: May I go out?

Can I help you?

Bắt buộc, nghĩa vụ phải làm

- phải

VD: Tôi phải hoàn thành ngay bây giờ ư?

- have to

Do I have to finish now?
b. Khuôn câu hỏi “đã…chưa?”.


C đã…V…chưa?
°Khả năng lựa chọn của câu hỏi biểu hiện ngay ở chất liệu cấu tạo mà người trả lời có thế xác định đã hoặc chưa.

Ví dụ:

Bạn làm việc ở đây đã lâu chưa?

Cô ấy đã tốt nghiệp chưa?

Trong Anh ngữ khuôn hình câu hỏi cấu tạo với yet ở thì hiện tại hoàn thành có thể có phần nào tương đương với khuôn hỏi này của tiếng Việt.

Ví dụ:

Has it stopped raining yet?

Have you finished yet?

c. Khuôn câu hỏi có cấu tạo với từ hỏi lựa chọn: “hay(hay là)- hoặc(hoặc là)”

Khuôn câu hỏi có cấu tạo với từ hỏi lựa chọn: hay(hay là)- hoặc(hoặc là) trong tiếng Việt và khuôn câu hỏi có cấu tạo với từ hỏi lựa chọn “or” trong tiếng Anh thuộc phạm vi câu hỏi lựa chọn có nhiều điểm tương đồng.

Phạm vi tương đồng ở đây là tầm lựa chọn đã được nêu lên ở bề mặt câu hỏi.

Tiếng Việt
Tiếng Anh

Ví dụ:

+Anh chỉ có thể lựa chọn hoặc là tôi hoặc là cô ta?

+Bạn thích ngồi đây học bài hay đi chơi?

Æ
C V B1 hay B2 ?


Ví dụ:

+ Do you love him or his money?

+ Would you like coffee or tea?

Æ
Op S V O1 or O2 ?

2.2 Câu hỏi Yes- No questions và tương ứng trong tiếng Việt:

Trong tiếng Anh loại này phức tạp và khá đa dạng hơn tiếng Việt. như nói ở trên Yes- No questions có 4 tiểu loại sau:

1. Loại Tags questions;

2. Loại câu hỏi sử dụng trợ động từ như tác tử hỏi đầu câu

{ genuine yes-no questions} (e.g.: Did you go to her house? );

3. Câu hỏi hình thức trần thuật có sử dụng ngữ điệu tăng cuối câu {glide-up-declarative questions} (Ví dụ: You want to build a new house?)

4. Loại câu nhấn mạnh hùng biện{ rhetorical questions}

(Ví dụ:“ Do you think I am stupid”, she asked );

a. Tags questions: Có ý tìm kiếm sự đồng tình hay xác nhận ở người đáp.

Ví dụ: Nam is a doctor, isn’t he?↑ Nam là bác sĩ, phải không?

She can swim. Can’t she?↑ Cô ấy có thể bơi, phải không?

Lan is not a doctor, is she?↓ Lan không phải là Bs, phải không?

Tiếng Anh
Tiếng Việt

Form

S + V phủ định, v khẳng định?

S + V kđ, v pđ?

Loại câu đặc biệt trong Tiếng Anh. Có lên giọng và xuống giọng.


Loại này không có trong tiếng Việt -Dịch:C +V→ à/ phải không/ đúng thế không/ư/ có phải là/ đúng không/ được không/à/ …?( not comma)

Đôi khi những từ này đặt lên đầu câu để nhấn mạnh.

Ví dụ: Có đúng Lan biết bơi không?
Chúng ta đừng nhầm lẫn với loại câu hỏi lựa chọn trong tiếng Việt và câu cần hỏi trong tiếng Anh.

Ví dụ: He is a doctor, are you? Nó là bác sĩ, còn anh?

He is a doctor, is he? Nó là Bs, thế à?

b. Câu hỏi hình thức trần thuật có sử dụng ngữ điệu thăng cuối câu {glide-up-declarative questions}:

Dùng ngữ điệu

Ví dụ:

You are a student?↑

You are a teacher?↑

My darling, you are hungry?↑ We go to the restaurant?↑

IV. Kết luận:

Bài nghiên cứu của tác giả Lê Quang Thiêm về việc đối chiếu cấu nghi vấn trong tiếng Anh và trong tiếng Việt khá rõ ràng, chi tiết. Ông đã phân tích cụ thể và đưa ra những Ví dụ kèm theo để đối chiếu câu nghi vấn giữa tiếng Anh và tiếng Việt giúp người đọc hiểu rõ hơn về câu nghi vấn trong tiếng Việt và câu nghi vấn trong tiếng Anh. Trên đây, nhóm chúng tôi đã dựa trên tài liệu nghiên cứu chính này và một số tài liệu về ngôn ngữ khác có liên quan để đối chiếu và so sánh nhằm làm rõ thêm về vấn đề này.


Tài liệu tham khảo


1. Bùi Mạnh Hùng (2008). Ngôn ngữ học đối chiếu. NXB Giáo Dục.
2. Lê Quang Thiêm (2004). Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh. (Chương XII, tr.221-239). NXB ĐHQG Hà Nội.
3. http://khoaanh.net/index.php?module=News&func=display&sid=609
4. http://www.docjax.com/document/view.shtml?id=575507&title=SO%20S%c3%81NH%20%c4%90%e1%bb%90I%20CHI%e1%ba%beU%20C%c3%82U%20H%e1%bb%8eI%20ANH-%20VI%e1%bb%86T

Trinh Thi Ngat

Tổng số bài gửi : 33
Join date : 13/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh. (Nhóm 7) Empty Re: Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh. (Nhóm 7)

Bài gửi by lathaivietpen 05/10/13, 08:03 pm

Mad Sad Sad Sad Sad Sad Sad Sad Sad Sad

lathaivietpen

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 24/09/2013

Về Đầu Trang Go down

Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh. (Nhóm 7) Empty Re: Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh. (Nhóm 7)

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết