NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CÚ PHÁP, NGỮ NGHĨA CỦA CẤU TRÚC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA SO SÁNH NGANG BẰNG VỚI “AS...AS” TRONG TIẾNG ANH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT

2 posters

Go down

PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CÚ PHÁP, NGỮ NGHĨA CỦA CẤU TRÚC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA SO SÁNH NGANG BẰNG VỚI “AS...AS” TRONG TIẾNG ANH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT Empty PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CÚ PHÁP, NGỮ NGHĨA CỦA CẤU TRÚC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA SO SÁNH NGANG BẰNG VỚI “AS...AS” TRONG TIẾNG ANH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT

Bài gửi by Lê Thị Thành 08/11/09, 10:16 am

PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CÚ PHÁP, NGỮ NGHĨA CỦA CẤU TRÚC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA SO SÁNH NGANG BẰNG VỚI “AS...AS” TRONG TIẾNG ANH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT
An AnalySis of the Syntactic and Semantic Features of the English Comparison Structure Expressing the Equality Meaning with "AS...AS" and Its Vietnamese Equivalents

LƯU QUÝ KHƯƠNG - Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT

Bài viết phân tích, đối chiếu đặc điểm
kết học và nghĩa học của cấu trúc so sánh ngang bằng với cặp từ tương liên
“as... as” trong tiếng Anh và tương đương trong tiếng Việt; đồng thời, mô hình
hoá và thống kê tần số xuất hiện của các biến thể giúp khắc phục những chuyển
di tiêu cực khi dịch cấu trúc này từ Anh sang Việt và ngược lại, nâng cao năng
lực sử dụng ngôn ngữ cho người học.


Abstract
This paper analyses and compares the
syntactic and semantic features of the English comparison structure expressing
the equality meaning with “as...as” with its Vietnamese equivalents; all the
variants of the structure and their Vietnamese equivalents are modellised and
their occurrence frequency is counted. The findings help language learners
overcome difficulties caused by the interference when translating this
structure into Vietnamese.


1. Giới thiệu
Ý nghĩa so sánh, theo Trần Hữu Mạnh [22,1] “là một khái niệm được sử dụng thường nhất trong mọi ngôn ngữ từ trước tới nay”.
Mặc dù là một phổ niệm, các phương tiện
biểu hiện ý nghĩa so sánh trong các
ngôn ngữ lại không hoàn toàn như nhau. Ở Ngữ học trẻ [10, 246-252] chúng tôi đã
trình bày khái quát một số cấu trúc biểu hiện ý nghĩa so sánh ngang bằng có
thang độ và không có thang độ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Bài này đi sâu
phân tích các đặc trưng cú pháp và ngữ nghĩa của cấu trúc với cặp tương liên
“as...as” trong tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt nhằm tìm ra những tương đồng,
dị biệt giữa hai ngôn ngữ về một cách biểu hiện ý nghĩa so sánh ngang bằng giúp
người học vượt qua sự chuyển di tiêu cực khi dịch loại câu so sánh này từ Anh
sang Việt và ngược lại, góp phần nâng cao hiệu quả dạy, học tiếng Anh ở nước ta
và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Chúng tôi cũng thực hiện mô hình hoá và
thống kê tần số xuất hiện các biến thể của cấu trúc này và các biến thể tương đương
trong tiếng Việt để người học có thể chọn lựa cách diễn đạt phù hợp nhất với
mục đích giao tiếp của mình.


2.Đặc trưng cú pháp của cấu trúc SSNB với "as ... as..." trong tiếng
Anh và tương đương trong tiếng Việt

Cấu trúc biểu hiện ý nghĩa so sánh ngang bằng (SSNB) với cặp
từ "as ... as" là cấu
trúc SSNB thang độ cơ bản trong tiếng Anh. Xét các câu sau đây:

(1) Then, as he dozed
in the chair, she sang to him in a voice that was as clear as the
wavering light from the sky full of the London
stars.
[6,
26]


(Sau đó, khi anh chợp
mắt trên ghế tựa, nàng đã hát cho anh nghe bằng giọng trong tựa như những tia
sáng lung linh trên bầu trời Luân Đôn đầy sao).


(2) They gossip as
much as other people do.
[15,
89]


(Họ ngồi lê đôi mách
nhiều chẳng kém những người khác).


(3) The driver chewed as
rhythmically as thoughtfully as a cow.


(Anh tài xế nhai đều đặn,
tư lự hệt như một con bò cái).
[20, 11]

Các câu từ (1) đến
(3) đều có hai thực thể được mang ra so sánh với nhau. Chẳng hạn, ở (1) là
“giọng hát" (X) và “ánh sáng lung linh” (Y).


Từ “as” thứ nhất trong cặp “as ... as” là một trạng từ chỉ mức độ được gọi là chỉ tố so sánh.
Từ “as” thứ hai là một từ phụ thuộc (subordinator) có thể là một giới từ (câu 1 và 3), một liên
từ (câu 2) hay một từ chỉ số đếm như trong (4) dưới đây.


(4) When you are as
old as eighteen, you can vote.
[18, 146]

(Khi bạn đủ mười tám
tuổi, bạn có thể bỏ phiếu).


Cần lưu ý rằng
xét về mặt hình thức, (4) là một câu SSNB thang độ, nhưng thực chất đây không phải là một câu so sánh. Rusiecki
[18, 146] gọi là câu so sánh giả
(pseudo-comparative sentence). Tính từ
“old” không đánh dấu, nó chỉ nói đến tuổi tác (age) mà thôi.


Cặp từ “as ...as ...” trong các ví dụ trên có một yếu tố khác biểu thị thang độ so sánh chêm
xen vào giữa. Yếu tố đó có thể là một tính từ (câu 1) hoặc trạng từ (câu 2).
Ngoài ra, sau chỉ tố so sánh “as” còn có thể là một từ chỉ số lượng
(quantifier) như “much” (câu 2), “many”, “few”, “little”...


(5) Isabelle has as
many books as her brother (has).
[18, 1137]

(Isabelle có nhiều
sách như em trai cô).


Thành tố so sánh trong cấu trúc này có
thể nhận bổ ngữ là các trạng từ như “not nearly” (hầu như không), “almost” (hầu
như), “just” (cũng), “nothing like” (hoàn toàn

không), “không hề”, “very bit” (chẳng thua gì, chẳng kém gì), “exactly” (chính
xác), “not quite” (không hoàn toàn)...
Ví dụ:

(6) She's very bit as beautiful as
her sister.
[21,
70]

(Cô ta đẹp chẳng kém gì chị mình).
(7) Her cooking is nothing like as
good as
yours.
[23,
1142]

(Cách nấu nướng của cô ấy hoàn toàn không
ngon như cách của chị).

Có thể lược từ
“as” thứ nhất trong cặp tương liên “as ... as” trong các trường hợp sau:

a. Khi động từ
trong mệnh đề chính là động từ “to be” (là), đặc biệt là trong văn phong trang
trọng. Ví dụ:


(Cool
Walking down the garden towards Greg,
Stephanie was beautiful as she had never been before. (Thay vì nói:
“Stephanie was as beautiful as ...”)
[12, 38]


(Bước
xuống vườn về hướng Greg, Stephanie trông đẹp hơn bao giờ hết).


b.
Trong lời nói thân mật, nếu bổ ngữ của chủ ngữ được đưa ra đầu câu, sự vắng mặt
của từ “as” này làm cho sự nhấn mạnh ý nghĩa so sánh bị yếu đi. Ví dụ:


(9) White as snow, it was. (Thay
v×: “It was as white as
snow
”). [17, 1138]


(Nó trắng
như tuyết).


c. Trong các
mệnh đề bổ sung không có động từ và chủ ngữ (verbless and subjetless
suplementive clause) khi câu xuất hiện trong văn phong văn học. Ví dụ:


(10) Lawson, implacable as ever,
contented himself with a glare of defiance.
[17, 1138]

(Vẫn không khoan nhượng
như trước, Lawson tạm bằng lòng với một cái nhìn thách thức).


Trong tiếng Việt, có thể tìm thấy
những cách diễn đạt tương đương với các kết cấu chứa “as ... as” trong tiếng
Anh như sau:


(11) Khẩu súng tuyệt vời, nhẹ bổng, hệt như một thứ đồ chơi,
thật nằm mơ cũng không thấy được.
[14, 113]

(The gun was as light
as
a toy and so sleek that he could not have dreamt such a beautiful thing
existed).

(12) Thực ra Kiên trông
thấy trước tiên là con chó.
Con vật to tày con bê. [3, 223]
(What Kien had seen first was a tracker dog as big
as
a calf).


(13) Nếu không có Dự đứng cản, ắt ban nãy anh đã bị trói. Mà
vào địa vị anh, anh quyết không dám quá
bạo như Dự.
[13,
234]



(But for Du's
intervention, he would have had his hand tied. He would never dare to act as
boldly as Du).


Như vậy, những câu dịch tương đương (các ví dụ từ (1) đến (10) và các câu
nguyên bản tiếng Việt (các ví dụ (11), (12) và (13) cho thấy trong tiếng Việt,
cấu trúc tương
đương với cấu trúc “as ... as...” của tiếng Anh
có thành tố so sánh biểu thị bằng một tính
từ, trạng từ, cụm danh từ chỉ số lượng theo sau là từ so sánh “như”, “bằng”,

“tựa”, “tựa như”, “tày”, “hệt”, “y hệt”, “giống như” hoặc cụm từ “...chẳng khác
(nào) ...”. Đây là những câu so sánh
nổi và có tần số sử dụng thấp hơn nhiều so với câu so
sánh chìm (72
câu trong tổng số 740 câu so sánh ngang bằng tiếng Việt đã thu thập).



Trong câu phủ định
và nghi vấn, từ “as” thứ nhất trong cặp tương liên có thể thay thế bằng trạng
từ “so”



(14) There
is every reason to believe that our economy is not so fragile as
we thought.



[4:161]


(Có mọi lý do để tin rằng nền kinh tế
của chúng ta không yếu ớt như chúng ta nghĩ).



Tuy nhiên, theo
Huddleston [9, 1130], việc giữ lại từ “as” thay vì dùng “so” trong cấu trúc phủ
định “vẫn được chấp nhận và rất phổ biến trong tiếng Anh hiện đại."



(15) Bill's not as intelligent as
Jill.
[19,
132]



(Bill không thông minh như Jill).


Phương
tiện của tiếng Việt tương đương với dạng phủ định của “as ...as...” là “không ... như; bằng; giống”, “chẳng ... bằng;
giống”, “chả ... bằng; giống; như”. Tuy vậy,
nghĩa của những câu được cải
biến không hoàn toàn như nhau. Chẳng hạn, với câu (15), nếu người nói có niềm
tin dứt khoát hơn sẽ nói là “Bill chẳng thông minh như Jill” [7, 14], [5, 25].
Trong lời nói thân mật, có thể thay thế từ “không” bằng từ “chả”: “Bill chả
thông minh như Jill”.


3. Đặc trưng ngữ nghĩa của cấu trúc SSNB với "as ... as..." trong tiếng
Anh và tương đương trong tiếng Việt


Khi
xét đến đặc trưng ngữ nghĩa của cấu trúc “as ... as ...”, Allan [1, 17] cho
rằng câu “John is as tall as Al” (John cao như Al) hàm chỉ là “Chiều cao của John
lớn hơn hoặc bằng chiều cao của Al”.
Mitchell [11: 59] cũng cho rằng không có sự mâu thuẫn
nào trong các cặp câu
sau đây:


(16) Mary is as tall as her
father. In fact, she's taller than him.

[11, 59]


Mary cao như bố. Thật ra là cô cao hơn
ông ta.


(17) Mary is as tall as her
father. In fact, they are identical in height.

[11, 59]


(Mary cao như bố. Thực ra, họ cao giống
nhau).


Vậy,
về mặt ngữ nghĩa, cấu trúc SSNB thang độ “as ... as ...” diễn tả ý nghĩa “lớn hơn hoặc bằng” hoặc “ít nhất là tương đương” [9,
1100]. Nói cách khác, ý nghĩa so sánh
biểu đạt bằng cấu trúc so sánh
"as ...as ..." có tính tương đối. Điều này cũng phù hợp với cấu trúc
so sánh tương đương với “as ... as ...” trong tiếng Việt. Sự tương đồng này
chứng tỏ rằng nhu cầu giao tiếp và các ý nghĩa được biểu hiện qua giao tiếp
giữa các dân tộc là như nhau, chỉ có phương tiện ngôn ngữ cụ thể là khác nhau.
Tuy nhiên, câu “John is as tall as Al” khi dịch sang tiếng Việt còn có thêm một
biến thể nữa là “John cao ngang Al”. Từ “ngang” nói lên rằng “chiều cao của
John và Al là giống nhau”, sự tương đối
bị mất đi. Do đó, tuỳ theo ngữ cảnh, người nói sẽ chọn “như”
hay “ngang”
khi giao tiếp.


4. Mô hình
hoá cấu trúc SSNB với "as ... as..." trong tiếng Anh và tương đương
trong tiếng Việt


Cấu
trúc biểu hiện ý nghĩa SSNB với “as...as...” trong tiếng Anh và tương đương
trong
tiếng Việt có thể được tóm tắt trên bảng dưới đây.


Mô hình cấu trúc so sánh ngang bằng "as ...
as..." và tương đương trong tiếng Việt.



Tiếng
Anh


Chủ ngữ

Động từ

Từ tăng/ giảm + động
từ




As

Tính từ

Tính từ + cụm danh
từ


Trạng từ

Từ chỉ số lượng

Từ chỉ số lượng +
danh từ


As

Mệnh đề

(cụm) danh từ

(cụm) trạng từ

Đại từ nhân xưng




Tiếng
Việt


Chủ ngữ

Æ

Tính từ

Như, y như

Mệnh đề



Động từ

Trạng từ

Từ chỉ số lượng

Từ chỉ số lượng + cụm
danh từ


Æ



Tựa như

Cũng như

Tày, hệt

Bằng, ngang

Hao hao

Không kém

Chẳng khác gì

Chẳng kém gì

(cụm) danh từ

Trạng từ

Đại từ nhân xưng

(cụm) động từ
Trong tổng số
299 mẫu câu có cấu trúc “as ... as...” thu thập được, câu với mô hình “as ...
as... + (cụm) danh từ” có tần số xuất hiện cao nhất là 142, chiếm tỉ lệ 47,49%.
Câu “as ... as... + mệnh đề” có 70 mẫu, tần số xuất hiện 23,41%.



Cũng
theo bảng trên, cấu trúc với “as ... as...” trong tiếng Anh có ít nhất là 11
biến thể tương đương trong tiếng Việt. Trong đó, yếu tố “như” có tần số cao
nhất là 125 mẫu, tiếp theo là “giống như” và “bằng”. Yếu tố có tần số thấp nhất
là “chẳng kém gì”.


Trong
số 70 câu thu thập được có chứa cấu trúc phủ định của “as ... as...”, có 18 câu
(25,71%) là “as” được thay bằng “so”, trong 52 câu còn lại (74,29%) “as” vẫn được
giữ nguyên. Sự khác biệt này cho thấy, tiếng Anh có khuynh hướng càng ngày càng
đơn giản hoá hình thức diễn đạt, tránh tối đa những ngoại lệ để có thể trở nên
uyển chuyển, tiện dụng hơn trong giao tiếp. Đặc điểm này cũng là một trong
những điều làm cho tiếng Anh ngày nay đã trở thành "một ngôn ngữ thế
giới" [19, 13].


5. Kết luận

Việc
đối chiếu thực hiện trên cấu trúc biểu hiện ý nghĩa SSNB với “as...as...” trong
tiếng Anh và các biến thể tương đương trong tiếng Việt cho thấy nguyên lý phi đối
xứng giữa các ngôn ngữ khác nhau khi cùng biểu đạt một ý nghĩa nào đó: ở đây là
ý nghĩa SSNB. Có thể rút ra một số điểm dị biệt giữa hai ngôn ngữ xét trong cấu
trúc so sánh vừa phân tích như sau:


5.1. Cấu trúc biểu hiện ý nghĩa SSNB
với “as...as...” trong tiếng Anh có ít biến thể hơn cấu trúc tương ứng của nó
trong tiếng Việt.


5.2. Cấu trúc biểu hiện ý nghĩa SSNB
với “as...as...” trong tiếng Anh có tổ chức hình thức phức tạp hơn cấu trúc tương
ứng của nó trong tiếng Việt.


5.3. Số lượng biến thể nhiều hơn làm
cho cấu trúc tiếng Việt tương đương với cấu trúc biểu hiện ý nghĩa SSNB
“as...as...” trong tiếng Anh mang nhiều tình thái tính hơn, giúp người dùng thể
hiện được nhiều sắc độ tư duy hơn khi tham gia giao tiếp, như Mác đã nói “Ngôn
ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
Allan, Keith, “Interpreting English
Comparatives”, Journal of Semantics 5, pp. 1- 50, 1987.



[2]
Bain, C.E, et. al, The Norton
Introduction to Literature
, w.w. Norton & Company, Inc, 1987.



[3]
Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh,
Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1991.



[4]
Collins, Peter, “The Structures of
English Comparative Clauses”, English Studies 75, pp. 157-165, 1994.



[5]
Đỗ Thanh, Từ điển từ công cụ tiếng
Việt
, Nxb Giáo dục, 1999.



[6]
Fielding, Gabrie, Gentlemen in Their
Season,
Williams Morrow & Co., 1966.



[7]
Hoàng Trọng Phiến, Từ điển giải thích
hư từ tiếng Việt,
TokyoUniversity of Foreign Language Studies, Tokyo, 1991.



[8]
Hồ Chí Minh, Nhật ký trong tù (Nhà
xuất bản Ngoại Văn Hà Nội dịch năm 1983: "Prison Diary"), Nxb Phổ
Thông, Hà Nội, 1971.



[9]
Huddleston, R. & Pullum, G.K, The Cambridge Grammar of the
English Language,
CUP, 2002.



[10]
Lưu Quý Khương, "Khảo sát một số cấu
trúc biểu hiện ý nghĩa so sánh ngang bằng trong tiếng Anh và tiếng Việt", Ngữ
học trẻ 2001,
Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, tr. 246 – 252, 2001.



[11]
Michell, Keith, “On Comparisons in a
Notional Grammar”, Applied Linguistics 11, pp. 57-72, 1990.



[12]
Miles, R., Return to Eden (Lê Xuân
Sơn, Nguyễn Thị Kim Hiền dịch: Trở về Eden -1993), Guild Publishing, London, 1984.



[13]
Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng
(Nhà xuất bản Ngoại Văn Hà Nội dịch năm 1983:"Impasse"), Nxb Văn
Nghệ, Tp Hồ Chí Minh, 1999.



[14]
Nguyễn Huy Thiệp, Như những ngọn gió, Nxb
Văn học, Hà Nội, 1999.



[15]
Nguyễn Mạnh Suý (dịch Anh-Việt), Tuyển
tập truyện ngắn của Irving Washington,
Nxb Giáo dục, 1998.



[16]
Nguyễn Thị Ái Nguyệt, Cát Tiên (dịch
Anh-Việt), 20 truyện ngắn Anh - Việt, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1995.



[17]
Quirk, R., A Comprehensive Grammar of
the English Language,
Longman, 1985.



[18]
Rusiecki, Jan, Adjectives and
Comparison in English: A Semantic Study,
Longman, 1985.



[19]
Soars, J. & L., Headway:
pre-intermediate,
OUP, 1995.



[20]
Steinbeck, J, The Grapes of Wrath (Phạm
Sông Hồng biên tập bản dịch: Chùm nho phẩn nộ), The Millenium Library, 1993.



[21]
Swan, M., Practical English Usage, Oxford University
Press, 1995.



[22]
Trần Hữu Mạnh, Nhận xét tóm tắt luận
án tiến sĩ ngữ văn "Các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng
Anh và tiếng Việt"
của NCS Lưu Quý Khương, Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà
Nội, 2004.



[23]
Viện ngôn ngữ, Từ điển Anh Việt,
Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1997.

Lê Thị Thành

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết