NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


SO SÁNH TRẬT TỰ TỪ CỦA ĐỊNH NGỮ GIỮA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

2 posters

Go down

SO SÁNH TRẬT TỰ TỪ CỦA ĐỊNH NGỮ GIỮA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Empty SO SÁNH TRẬT TỰ TỪ CỦA ĐỊNH NGỮ GIỮA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Bài gửi by thanhnhan_ha 11/11/09, 10:59 pm

SO SÁNH TRẬT TỰ TỪ CỦA ĐỊNH NGỮ GIỮA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
ĐINH ĐIỀN (*)



Chính Wilhelm Von Humboldt đã nhận định rằng “ngôn ngữ là linh hồn (spirit) của dân tộc, ngôn ngữ phản ánh cách tư duy của mỗi dân tộc dùng nó”, chính vì vậy trong ngôn ngữ, ta sẽ thấy những nét đặc thù của văn hoá và cách tư duy của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó. Tuỳ theo loại hình văn hoá và loại hình ngôn ngữ, mà ngôn ngữ của dân tộc đó có những nét đặc thù riêng.

1. GIỚI THIỆU LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ

Theo kết quả phân loại về loại hình ngôn ngữ ([Stankevich, 1982]), trên thế giới có các loại hình ngôn ngữ sau: ngôn ngữ chắp dính, ngôn ngữ đơn lập, ngôn ngữ biến cách và ngôn ngữ đa tổng hợp. Còn về loại hình văn hoá ([Trần Ngọc Thêm, 1997]), ta có hai loại hình lớn: Văn hoá phương Đông, Văn hoá phương Tây. Sau đây ta xem xét tiếng Việt và tiếng Anh được xếp vào vị trí loại hình ngôn ngữ nào; do chịu ảnh hưởng bởi loại hình văn hoá nào, cũng như những đặc thù trong mỗi loại hình ngôn ngữ và loại hình văn hoá đó. Chính những đặc thù này đã chi phối đến trật tự từ nói chung và trật tự định ngữ nói riêng mà ta sẽ xét đến trong nội dung chính của bài tiểu luận này.

1.1 Loại hình ngôn ngữ

Theo bảng phân loại hình ngôn ngữ, tiếng Việt được xếp vào loại hình đơn (isolate) hay còn gọi là loại hình phi hành thái, không biến hình, ngôn ngữ đơn tiết hay phân tiết… với những đặc điểm chính như sau:

- Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái. Ý nghĩa ngữ pháp nằm ở ngoài từ.

Ví dụ: Tôi nhìn anh ấy và Anh ấy nhìn tôi.

1.2 Loạ hình trật tự từ

Xét về loại hình trật tự từ thì tiếng Anh và tiếng Việt có cùng chung loại hình đối với thành phần câu, đó là loại hình: S V O, có nghĩa là trong một câu bình thường (không đánh dấu), thứ tự các thành phần câu được sắp xếp như sau (theo [Lý Toàn Thắng, 1999]):

S (subject: chủ ngữ) – V (verb: động từ) – O (object: bổ ngữ)

Ví dụ: Tôi nhìn anh ấy và I see him.

S V O S V O

Đây là loại hình phổ biến thứ nhì, chiếm từ 32,4% đến 41,8% trong toàn bộ các ngôn ngữ trên thế giới (chỉ sau loạI hình SOV, chiếm 41% đến 51,8%. Tuy nhiên, trật tự từ trong tiếng Anh và tiếng Việt nói chung là khác nhau trong cụm từ, nhất là trong danh ngữ (noun phrase) mà ta sẽ xét kỹ trong các phần dưới đây.

P.S : Đây là một bài viết hay nhưng do dung lượng quá lớn dù mình đã chia nhỏ vẫn không thể đăng lên được. Nếu bạn nào thấy đề tài này hay và muốn hiểu thêm có thể vào web : ngonngu.net để đọc thêm nhé!

thanhnhan_ha

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 19/10/2009

Về Đầu Trang Go down

SO SÁNH TRẬT TỰ TỪ CỦA ĐỊNH NGỮ GIỮA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Empty Re: SO SÁNH TRẬT TỰ TỪ CỦA ĐỊNH NGỮ GIỮA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Bài gửi by Ta T. Thuy Nhung 12/11/09, 08:00 pm

Cảm ơn bạn đã chia sẽ bài viết này nhé!
Ta T. Thuy Nhung
Ta T. Thuy Nhung

Tổng số bài gửi : 30
Join date : 22/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết