NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


CÁC BIỂU HIỆN CỦA LỊCH SỰ CHUẨN MỰC TRONG XƯNG HÔ

Go down

CÁC BIỂU HIỆN CỦA LỊCH SỰ CHUẨN MỰC TRONG XƯNG HÔ Empty CÁC BIỂU HIỆN CỦA LỊCH SỰ CHUẨN MỰC TRONG XƯNG HÔ

Bài gửi by khanhvi 02/12/09, 07:06 pm

CÁC BIỂU HIỆN CỦA LỊCH SỰ CHUẨN MỰC TRONG XƯNG HÔ TS. Vũ Tiến DũngKhoa Ngữ Văn Abstract.
The expression of politeness within the language behaviour is attracting the interests of thelinguistics in general and fragmatic linguistics in particular. Politely addressing in Vietnamese communication isunder the strong pressure of community politeness which has clear expressions such as clearness andreassonableness. Modesty in addressing, which is considered as the principle of addressing politely incommunication, is the way to show the community politeness.
Tóm tắt.
Những biểu hiện của lịch sự trong ứng xử ngôn ngữ đang thu hút được sự quan tâm của giới nghiêncứu ngôn ngữ học nói chung và ngữ dụng học nói riêng. Xưng hô lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt chịu áp lựcmạnh của lịch sự chuẩn mực mà biểu hiện cụ thể là khéo léo và đúng mực. Khiêm nhường trong xưng hô là conđường để thực hiện lịch sự chuẩn mực, nó được hiểu như là nguyên tắc để xưng hô trong giao tiếp đảm bảo tínhlịch sự.
1. Đặt vấn đề
Qua khảo sát và phân tích ca dao, tục ngữ, thành ngữ, chúng tôi nhận thấy rằng ứngxử lịch sự của người Việt bao gồm bốn nội dung: Lễ phép, đúng mực (thuộc bình diện lịch sựchuẩn mực) và khéo léo, khiêm nhường (thuộc bình diện lịch sự chiến lược). Bài viết nhỏ nàynhằm đi sâu tìm hiểu hành động xưng hô để thấy được rằng xưng hô trong tiếng Việt gắn vớibình diện lịch sự chuẩn mực nhiều hơn.
2. Các biểu hiện của lịch sự chuẩn mực trong xưng hô
2.1. Lễ phép trong xưng hôTrong tiếng Việt, xưng hô lịch sự trước hết là phải lễ phép. Xưng hô lễ phép thể hiệnsự tôn kính những người có tuổi tác cao, những người có vị thế lớn, những người có uy tíntrong mối tương quan với người nói. Người nói phải biết tính toán, lựa chọn những từ ngữxưng hô trang trọng, hợp chuẩn phù hợp với vai giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và mối quan hệthân – sơ giữa người nói và người đối thoại để sử dụng cho thích hợp. Xưng hô không lễ phépvới người vai bậc trên, những người có uy tín cũng dễ dẫn đến thái độ vô lễ (hay xấc xược,hỗn láo). Tuy nhiên quá làm ra vẻ lễ phép lại có thể trở thành thái độ khúm núm, thiếu tựnhiên, xưng hô sẽ có nguy cơ khuôn sáo, xơ cứng làm mất đi tình thân thiện, sự gần gũi trongquan hệ giữa các cá nhân trong cộng đồng. Xưng hô lễ phép là rất cần thiết nhưng cần phải cóchừng mực để tránh những hạn chế có thể nảy sinh từ đó. Trong những cuộc thoại thườngnhật, người nói phải xưng hô lễ phép với các bậc cao niên, lão niên ; con cái phải xưng hô lễphép với bố mẹ; học sinh phải xưng hô lễ phép với các thầy cô giáo; nhân viên (ít tuổi hơn)phải xưng hô lễ phép với thủ trưởng; con cháu phải xưng hô lễ phép với người thuộc độ tuổi ởbậc chú, bác mình… Xưng hô lễ phép có chừng mực sẽ tạo nên được tính lịch sự tôn trọngtrong giao tiếp.
2.2. Đúng mực trong xưng hô Lịch sự chuẩn mực trong xưng hô còn được biểu hiện ở tính đúng mực. Xưng hô đúngmực là cách thức xưng hô thích dụng với vai của người bậc trên trong mối quan hệ với vaingười đối thoại thuộc bậc dưới hoặc ngang vai. Xưng hô đúng mực còn biểu hiện ở cách thứcsử dụng các từ xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và khoảng cách xã hội giữa người
-------------------------------------------------------------------------------- Page 2 nói với người nghe. Xưng hô đúng mực là cách thức xưng hô hợp chuẩn, tuân theo những ướcđịnh hoặc chế định và có tính khuôn mẫu trong tiếng Việt. Chẳng hạn, người giáo viên thườngtự xưng mình là cô hay thầy và gọi học sinh là em ; mẹ tự xưng là mẹ và gọi con gái, con traicủa mình là con ; khi một ai đó tự xưng mình là ông, bà, thì phải gọi đối tác là cháu. Nhữngcách xưng và hô của người trên đối với người dưới như thế được đánh giá là hợp chuẩn, làđúng mực. Trong gia đình, gia tộc, xưng hô được quy định khá nghiêm ngặt. Em của bố bao giờcũng được gọi là chú, em trai của mẹ bao giờ cũng được gọi là cậu và hình thành nên các cặpxưng hô: cậu – cháu, chú - cháu dù rằng cậu và chú có ít hơn tuổi cháu v.v... Vợ và chồng lànhững người bình quyền nhau, nhưng nếu xưng hô theo kiểu như bạn bè, mày – tao, tớ – cậu,mình – bạn… thì thường được coi là không đúng mực, vi phạm chuẩn mực trong xưng hô.Người bậc trên xưng hô không đúng mực thì bị đánh giá là người hoặc là có thái độ kiêungạo, hoặc là có thái độ trịch thượng, thiếu tôn trọng người bậc dưới. Xưng hô đúng mực là biểu hiện của sự tôn trọng thể diện của người bậc dưới, hay củangười bình quyền, hay của bạn bè, tức của những người vai dưới hoặc ngang vai. Xưng hô đúngmực còn là cách thức xưng hô nhằm tạo ra tình thân hữu, rút ngắn khoảng cách giữa người nóivới người nghe. Giữa hai người vốn chưa quen biết, còn xa và còn lạ, phải xưng hô theo chuẩncủa lễ phép, nếu có cơ hội chuyển sang xưng hô theo chuẩn của đúng mực thì có thể chuyển đổisang kiểu quan hệ quen biết và gần gũi mà lúc ban đầu chưa thể có được. Xưng hô đúng mựctrong giao tiếp tạo nên được tính lịch sự thân thiện.
2.3.Phương châm trong xưng hôXưng hô gắn với lịch sự trong tiếng Việt luôn hướng tới một phương châm “xưng phảikhiêm, hô phải tôn”, tức là khiêm nhường trong xưng hô. Xưng hô khiêm nhường là cách thứcchung của xưng hô lễ phép và xưng hô đúng mực. Khiêm nhường là khiêm tốn đối với mìnhvà tôn vinh, đề cao người trong giao tiếp. Cặp xưng hô hợp chuẩn của giáo viên với học sinh,sinh viên ít tuổi hơn giáo viên thường là thầy – em, cô - em, thầy – tên riêng, cô - tên riêng,thầy – các em, cô - các em…, nhưng trong lớp học hiện nay ở nhiều trường, giáo viên thườngxưng hô một cách khiêm nhường với học sinh, sinh viên như tôi – các em, tôi – các anh, cácchị, tôi – các bạn, tôi – tên riêng… Xưng hô khiêm nhường cũng mang tính phổ biến trong giađình, gia tộc người Việt hiện nay. Chẳng hạn, khi bố, mẹ xưng hô với con cái dùng các cặp từxưng hô: bố – con, mẹ – con là họ đã nhấn mạnh đến quan hệ quyền lực và thân thiện. Khicon cái đã trưởng thành, bố, mẹ thường chuyển sang xưng hô với con bằng các cặp từ xưnghô: tôi – anh, tôi – chị là họ đã nhấn mạnh đến sự bình đẳng hơn (khiêm) nhưng cũng cókhoảng cách trong quan hệ với con cái. Trong một số cơ quan nhà nước, các nhân viênthường gọi thủ trưởng (nam giới) của mình là cụ với ý nghĩa tôn kính, cao quý chứ hoàn toànkhông có nghĩa già cả. Trong xã hội Việt Nam xưa, từ cụ dừng trong xưng hô thường chứađựng hai nét nghĩa: cao tuổi và tôn quý. Ví dụ sau là một minh chứng :Lạy cụ ! Thật không ngờ hôm nay cụ Hồng lại quá bộ đến chơi với em. (Vũ Trọng Phụng)Xưng hô khiêm nhường là một nét đẹp trong văn hoá giao tiếp của người Việt chúngta. Tuy nhiên trong giao tiếp, xưng hô khiêm nhường quá mức sẽ đặt người đối thoại vào tínhthế khó xử và trong nhiều trường hợp họ buộc phải phản đối cách xưng hô ấy. Đoạn thoạigiữa Hàn và Tơ trong truyện ngắn Một chuyện Xuvơnia sau đây là một ví dụ:Hàn mừng rỡ :
-------------------------------------------------------------------------------- Page 3
- À, quên đấy nhỉ? Nhưng tôi hỏi cho cô thì cô cũng phải nghĩ thế nào chứ… nhỉ?- Cháu giả công- Không. Tôi chả lấy công đâu. Nhưng cô không được xưng bằng cháu với tôi như thế,tôi thẹn chết. Tôi với cô chỉ bằng tuổi nhau thôi. Năm nay cô bao nhiêu tuổi nhỉ ?- Cháu….- Không có lệ xưng cháuTơ gục mặt xuống cánh tay để giấu miệng đi cười, nũng nịu :- Thế xưng bằng gì được?- Bằng tôi, hay bằng em thì càng… thú.(Nam Cao)Đối lại, xưng hô không khiêm nhường dễ bị đánh giá là thiếu lễ độ, làm mất đi thiệncảm từ phía người đối thoại. Chẳng hạn, học trò tự xưng là tôi với thầy cô giáo là khôngkhiêm nhường. Quá chú ý đến sự khiêm nhường hoặc không khiêm nhường trong xưng hôđều có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả trong tương tác xã hội. Cho nên xưng hô khiêmnhường cũng cần phải có chừng mực mới đạt được hiệu quả mong muốn trong tương tác.Xưng hô lễ phép, đúng mực là những biểu hiện của lịch sự chuẩn mực trong tiếng Việt.Cách thể hiện sự khiêm nhường trong xưng hô là con đường để đạt được lịch sự chuẩn mực,nó thuộc về lịch sự chiến lược. Các biểu hiện về lịch sự đó chỉ có ý nghĩa thật sự trong xưnghô khi người nói ứng xử bằng một thái độ chân thành. Người nghe có thể nhận biết sự chânthành trong xưng hô của người nói qua những yếu tố kèm lời như thái độ, cử chỉ, động tác…và bằng chính cả sự nhạy cảm của người nghe nữa. Không chân thành, người nói có cố gắngxưng hô lễ phép, khiêm nhường, đúng mực đến đâu đi chăng nữa cũng sẽ bộc lộ sự sáo rỗngvà giả tạo trong lời nói của mình, và trong trường hợp này hiệu quả giao tiếp thường là tráivới sự mong đợi của người nói.
3. Kết luận
Có thể tìm hiểu hành động xưng hô ở nhiều giác độ khác nhau tuỳ theo đích của nhànghiên cứu đặt ra. Xưng hô trong tiếng Việt chịu tác động của rất nhiều yếu tố như hoàn cảnhgiao tiếp, quan hệ liên nhân và gắn với mục đích của mỗi cá nhân trong một cuộc tương tác cụthể. Nhưng phải thừa nhận rằng xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt gắn với tính lịch sự tronggiao tiếp. Trong giao tiếp của người Việt hiện nay, xưng hô chịu áp lực mạnh của lịch sựchuẩn mực, tức là xưng hô phải tuân thủ theo những định ước của xã hội mới được đánh giálà lịch sự. Chiến lược xưng hô của mỗi cá nhân cũng đã xuất hiện nhưng chưa đủ mạnh để lấnát được chuẩn mực xưng hô trong giao tiếp. Hi vọng những nghiên cứu tiếp theo sẽ làm sángtỏ thêm vấn đề nghiên cứu còn hết sức thú vị này.TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Vũ Tiến Dũng (2003), Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (Qua một số hành độngnói), Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.2. Vũ Thị Thị Thanh Hương (2002), “ Khái niệm thể diện và ý nghĩa đối với việcnghiên cứu ứng xử lịch sự ”, Ngôn ngữ, (số 1), tr.8-14.

khanhvi

Tổng số bài gửi : 22
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết