NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


Nhan xet cua nhom ve bai hoc nghien cuu doi chieu ve ngu am -am vi

Go down

Nhan xet cua nhom ve bai hoc nghien cuu doi chieu ve  ngu am -am vi Empty Nhan xet cua nhom ve bai hoc nghien cuu doi chieu ve ngu am -am vi

Bài gửi by Nguyễn Trà My 18/10/09, 08:04 am

Sau khi học xong bài “nghiên cứu đối chiếu về ngữ âm- âm vị” trong chương 5 “Các bình diện nghiên cứu đối chiếu”, nhóm chúng tôi nhận thấy đây là một bài học rất bổ ích và lý thú. Sau bài học này, nhóm chúng tôi đã học và biết thêm nhiều điều cũng như các khía cạnh quan trọng về bình diện ngữ âm- âm vị. Trong bài học này, lần đầu tiên chúng tôi hiểu các hướng nghiên cứu đối chiếu về ngữ âm- âm vị là như thế nào. Đồng thời, qua bài học này, nhóm chúng tôi cũng biết thêm được một số vấn đề cần lưu ý khi đối chiếu về ngữ âm-âm vị. Hơn nữa, trong bài học, thầy cũng đã giảng một cách tỉ mỉ và đưa ra bảng thống kê về số lượng và phân loại phụ âm, nguyên âm trong Tiếng Anh và Tiếng Việt. Trong bảng thống kê đó, chúng tôi đã biết được trong tiếng Anh gồm có 24 phụ âm và có 24 nguyên âm gồm 5 nguyên âm ba, 11 nguyên âm đơn và 8 nguyên âm đôi. Còn trong tiếng Việt nhóm chúng tôi đã biết được tiếng Việt có 30 phụ âm gồm 22 phụ âm đầu, 8 phụ âm cuối và 16 nguyên âm gồm 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. Ngoài ra, trong bài học này, thầy đã giảng giải cho chúng tôi biết được cách phát âm nguyên âm trong tiêng Anh và tiếng Việt. Từ đó, nhóm chúng tôi biết được và chú ý nhiều đến cách phát âm sao cho đúng. Bài học này cũng là cơ sở để cho chúng tôi so sánh đối chiếu được cách phát âm trong Tiếng Việt và Tiếng Anh. Chúng có những sự khác nhau mà chúng ta cần chú ý đó là trong Tiếng Việt khi chúng ta phát âm thì chú ý đến lưỡi nhiều như đầu lưỡi, mặt lưỡi còn trong tiếng Anh kết hợp nhiều bộ phận như môi- răng, ngạc-lợi … Đặc biệt, sau bài học này, nhóm chúng tôi còn tiếp thu được một bài học bổ ích đó là cách phiên âm trong tiếng Việt. Bởi vì, đối với chúng ta Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ do đó chúng ta thường không lưu tâm đến cách phiên âm trong Tiếng Việt. Vì vậy, khi nói đến việc phiên âm trong Tiếng Việt, chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng qua bài học này chúng tôi biết được cách phiên âm trong Tiếng Việt. Và nhóm chúng tôi sẽ tìm hiểu cách phát âm này cặn kẽ hơn để có thể phiên âm được nhiều từ trong Tiếng Việt một cách chính xác.

Quả thực, tuần này nhóm chúng tôi đã học được rất nhiều điều bổ ích. Đây quả thực là một bài học hay và lý thú.

Nguyễn Trà My

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 18/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết