NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


MỘT SỐ SO SÁNH VỀ CÂU NGÔN HÀNH TƯỜNG MINH TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

2 posters

Go down

MỘT SỐ SO SÁNH VỀ CÂU NGÔN HÀNH TƯỜNG MINH TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Empty MỘT SỐ SO SÁNH VỀ CÂU NGÔN HÀNH TƯỜNG MINH TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

Bài gửi by hoangngoc 05/12/09, 08:27 pm

2:

Biểu cảm (Expressives)

Loại câu biểu cảm thường phải đi với hình thái vị danh từ trong phần sau của câu. Người ta thường nói:

I apologize for stepping on your toe.

mà không nói là:

* I apologize to step on your toe.

Điều khiển (Directives)



I verb you + you Fut Verb (NP) (Adv)



Những động từ như: “order, command, request, invite hay advise” (trong một nghĩa nhất định nào đó) đều có cấu trúc bề mặt là:

I verb you + to infinitive

Cam kết (Commissives)

I verb (you) + I Fut Verb (NP) (Adv)





Điều đáng lưu ý ở đây là cấu trúc bề mặt của hai loại cam kết và điều khiển đều là:

I verb you + to infinitive

Nhưng trong loại cam kết chủ ngữ của thức vô định là chủ thể giao tiếp (I) trong khi đối với loại điều khiển thì chủ ngữ của thức vô định là đối tượng giao tiếp (you).
Những dấu hiệu ngôn hành quy ước



Mỗi thứ tiếng có những đặc trưng riêng và có những điểm đáng lưu ý ở đây là:

Có trường hợp hành động ngôn trung khác với động từ ngôn hành được sử dụng trong phát ngôn.

Thầy giáo nói với sinh viên lười học.

If you don’t hand in your paper on time I promise you I will give you a failing grade in the course. [Searle, 1969, tr. 58]

Nếu em không nộp bài đúng thời hạn, thì tôi nói trước với em là em không qua được môn này đâu.

Trong trường hợp này động từ “promise” trong tiếng Anh được dung để thực hiện một hành động đe doạ và khi dịch ra tiếng Việt thì chúng ta không thể dùng động từ “hứa” mà phải dùng động từ “nói trước/ báo cho mà biết.”

Những phương thức để thực hiện các hành động khác nhau trong mỗi ngôn ngữ cũng khác nhau. Theo thầy Nguyễn Đức Dân, hành động chào thường là để thiết lập một quan hệ tốt giữa người nói và người nghe. Do đó người ta thường chọn những lời nói hay, nói tốt dùng để chào. Trong tiếng Anh, người ta thường nói “Good morning! – (Chúc một) Buổi sang tốt đẹp!” Trong khi người Việt lại dùng động từ ngôn hành “chào” kèm theo các từ thể hiện sự kính trọng để thiết lập một quan hệ tốt trong một câu ngôn hành đầy đủ hoặc ở các dạng rút gọn như: “Cháu chào ông ạ ! Chào thầy ạ ! Xin chào!” Sự kính trọng được thể hiện bằng các từ “ạ” hay “xin” trong lờI chào. [Nguyễn Đức Dân, 1998, tr.52]

Ngoài ra còn phải kể đến những hành động trung không thể đi với động từ ngôn hành tương ứng theo hai tác giả là thầy Cao Xuân Hạo và Skinner [Cao Xuân Hạo, 1991, tr. 226; và Skinner, 1970, tr. 123]. Nói cách khác các động từ này “biểu hiện một hành động ngôn từ, nhưng cái hành động đó lại phải được thực hiện bằng một phát ngôn không chứa động từ ấy” [Cao Xuân Hạo, 1991, tr.226]

Không ai nói: “Tao phỉ báng mày là thẳng đểu nhất lớp” để thực hiện hành động phỉ báng hay “Tôi xin nịnh anh rằng anh thông minh quá” để thực hiện hành động nịnh.

Cuối cùng, chúng tôi muốn nhắc đến loại biểu thức vị từ mang thuộc tính phủ nhận hành động của chúng đang thực hiện, hay thực hiện hành động mà chúng đang phủ nhận theo quan điểm của Mey. [Mey, 1993, tr. 136 – 137]

I don’t want to bother you, but could you please have a look at my program?

Tôi thật không dám làm phiền anh, nhưng không biết anh có thể xem dùm tôi chương trình này được không?

Về mặt hiển ngôn, ở đây người nói có vẻ như đang thực hiện hành động không muốn làm phiền người nghe, nhưng trong thực tế thì người nói lại thực hiện đúng hành động mình vừa phủ nhận. Hơn nữa, những động từ này đều dùng một mình thì cũng không thực hiện được hành động làm phiền. Không ai nói:

?I am (hereby) bothering you… (Tôi xin làm phiền anh….)

Như vậy, tính ngôn hành không phải lúc nào cũng gắn với động từ thể hiện hành động ngôn từ mà có cả một trường tính ngôn hành (performativity continuum) từ những động từ thể hiện hành động ngôn từ được thiết chế hoá (institutionalized SAVs) như “baptize - rửa tội, name - đặt tên” đến những động từ bình thường thỉnh thoảng có thể mang tính ngôn hành như động từ làm phiền trong thí dụ cuối.

Nói tóm lại mỗi ngôn ngữ đều có những phương thức riêng để thực hiện những hành động ngôn từ khác nhau trong giao tiếp xã hội.
PHẦN NGHIÊN CỨU

hoangngoc

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 13/10/2009

Về Đầu Trang Go down

MỘT SỐ SO SÁNH VỀ CÂU NGÔN HÀNH TƯỜNG MINH TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Empty Re: MỘT SỐ SO SÁNH VỀ CÂU NGÔN HÀNH TƯỜNG MINH TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

Bài gửi by ThayLe 07/12/09, 09:14 pm

Em rat tich cuc dang bai hay. Tuy nhien nguon goc bai nay lay o dau?

ThayLe

Tổng số bài gửi : 135
Join date : 22/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết