NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


Outline nhóm 2

Go down

Outline nhóm 2 Empty Outline nhóm 2

Bài gửi by Nguyễn Trà My 19/10/09, 07:10 am

Dấu ấn văn hóa- dân tôc qua chất liệu biểu trưng động vật và thực vật trong tục ngữ Việt Nam
Dàn Bài
I.Giới thiệu


II. Nội dung

1. Nhóm chất liệu là hình ảnh động vật:

a. Một hình ảnh biểu đạt nhiều ý nghĩa khác nhau:

+Hình ảnh con cò:

-Đối với người Việt:

Trong tục ngữ : “Đục nước béo cò”

àÝ nghĩa: phê phán những kẻ cơ hội,tìm cách kiếm lợi cho mình.

Trong ca dao: “Thân cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”

àÝ nghĩa: tượng trưng cho người phụ nữ lam lũ chịu khó
“Con cò ăn bát rau răm
Đắng cay chịu phận than rằng cùng ai”


àÝ nghĩa: Tượng trưng cho người nông dân hiền lành chất phác, thấp cổ bé họng, chịu bao sự áp bức bóc lột.

-Đối với người Tày:
“Nước đục cò chết đói”


àÝ nghĩa: chỉ người xấu, việc xấu

+Hình ảnh con chuột:

-Trong tục ngữ Việt Nam:
“Cháy nhà ra mặt chuột”


àÝ nghĩa: do xảy ra biến cố mà mới bị phơi bày, lộ tẩy sự thật hoặc thấy rõ chân tướng của người liên quan.

-Trong tục ngữ Bangladesh:
“Trong thời chiến thì con chuột cũng trở thành con hổ”


àÝ nghĩa: một con người nhỏ bé có thể trở nên mạnh mẽ hơn khi gặp khó khăn

+Hình ảnh con dê:

-Trong tục ngữ của người Thổ Như Thanh- Thanh Hóa- Việt Nam:
“Một con dê hủi thì làm hủi cả một đàn dê”


àÝ nghĩa: phê phán một người làm việc xấu gây ảnh hưởng cho tập thể.

-Trong tục ngữ của Hungari:
“Dù dê có nói dối thì cái sừng của nó vẫn không nói dối”


àÝ nghĩa: phê phán những người muốn che giấu bản chất của mình.

b. Nhiều hình ảnh biểu trưng thể hiện cùng một ý nghĩa

+Tục ngữ Việt Nam:
“Đàn gãy tai trâu”


Tục ngữ Hy Lạp:
“Thật vô ích khi gõ cữa kẻ điếc”


èÝ nghĩa: phê phán, châm biếm những người ngu dốt, không biết thưởng thức, phí phạm khi nói những điều hay, cái đẹp của họ

+Tục ngữ Việt Nam:
“Trâu chậm uống nước đục”


Tục ngữ Belgium:
“Kẻ nào đến muộn thì sẽ trông thấy cái đĩa lật úp”


èÝ nghĩa: chỉ những người không biết lo xa, đủng đỉnh, lề mề, thiếu nhanh nhẹn thì trễ nảng trong những hoàn cảnh, tình huống nào đó hoặc bị thiệt thòi trong cuộc sống.

+Tục ngữ Việt Nam:
“Đừng đặt cái cày trước con trâu”


Tục ngữ Ạnh
“Đừng đặt cái cày trước con ngựa”


èÝ nghĩa: biểu đạt triết lý khuyên con người không nên làm những chuyện ngược đời, trái với tự nhiên, quy luật.

+Tục ngữ Việt Nam:
“Mất bò mới lo làm chuồng”


Tục ngữ Đức:
“Chỉ khi mất ngựa mới lo rào chuồng”


èÝ nghĩa: biểu đạt nội dung không biết lo xa, đề phòng, đến khi sự việc xảy ra rồi mới nghĩ đến cách giữ gìn, phòng bị thì đã muộn, đã mất mát.

+Tục ngữ Việt Nam:
“Trâu già lại thích cỏ non”


Tục ngữ Myanmar:
“Bò già thích cỏ non”


èÝ nghĩa: phê phán những người đàn ông có tuổi lại đi thích những cô gái trẻ.

+Tục ngữ Việt Nam:
“ Bé ăn trộm gà, già ăn trộm trâu”


Tục ngữ Pháp:
“Ai đã ăn trộm quả trứng thì sẽ ăn trộm con bò”


èÝ nghĩa: biểu đạt triết lý không nên coi thường những lỗi lầm nhỏ nhặt vì có thể dần phát triển và gây hậu quả lớn hơn, nhất là trong việc giáo dục trẻ nhỏ.

+Tục ngữ Việt Nam:
“Muốn ăn cá phải thả câu”


Tục ngữ Bulgaria:
“Nếu muốn ăn táo bạn phải rung cây”


èÝ nghĩa: muốn đạt được điều gì đó thì phải đầu tư công sức
+Tục ngữ Việt Nam:
“Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm”


Tục ngữ Anh:
“Khi con mèo vắng nhà thì con chuột tung hoành”


Tục ngữ Somalia:
“Khi người đàn ông đi vắng, con khỉ ăn bắp và vào lều của ông ta”


èÝ nghĩa: khi không có người cai quản, lãnh đạo thì thuộc cấp, kẻ dưới sẽ thừa cơ hội để làm điều xấu, có hại.

+Tục ngữ Việt Nam:
“Mèo khen mèo dài đuôi”


Tục ngữ Somalia:
“Mỗi người đều ngưỡng phục cái cá tính của mình”


èÝ nghĩa: phê phán kẻ hay khoe khoang kẻ tự đề cao mình.

+Tục ngữ Việt Nam:
“Thóc đâu, bồ câu đấy”


Tục ngữ Ba Lan:
“Ở đâu có bơ thì ở đó có ruồi”


èÝ nghĩa: biểu đạt quy luật nơi nào có thể kiếm ăn được thì người ta sẽ kéo đến.

2. Nhóm chất liệu biểu trưng hình ảnh thực vật:

+Tục ngữ Việt Nam:
“Tre non dễ uốn”


Tục ngữ Anh:
“Hãy uốn sắt khi còn đang nóng”


èÝ nghĩa: đúc kết một kinh nghiệm về việc giáo dục trẻ, phải dạy dỗ từ lúc nhỏ.

+Tục ngữ Việt Nam:
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”


Tục ngữ Iceland:
“Một ly rượu là đầu câu chuyện”


èÝ nghĩa: thể hiện một nét văn hóa, cách giao tiếp tốt

+Tục ngữ Việt Nam:
“Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”


Tục ngữ Pháp:
“Ngay cả những người hùng mạnh nhất cũng sẽ có ngày tìm thấy bậc thầy”


èÝ nghĩa: Biểu đạt triết lí người tài giỏi cũng có người tài giỏi hơn; người thủ đoạn, gian ngoa rồi cũng có người cao tay hơn trừng trị.

+Tục ngữ Việt Nam:
“Cây nào sinh trái nấy”


Tục ngữ của người Phi Châu:
“Nếu bạn biết rõ người cha và người ông thì đừng thắc mắc về người con”


èÝ nghĩa: biểu đạt ý thế hệ sau sẽ thừa hưởng những điều xấu hoặc điều tốt từ thế hệ trước.

+Tục ngữ Việt Nam:
“Liệu cơm gắp mắm”


Tục ngữ Anh:
“May cái áo khoác theo đúng kích cỡ của bạn”


èÝ nghĩa: khi làm việc gì cũng phải xem xét hoàn cảnh cho phù hợp rồi mới làm

III. Kết luận

Nguyễn Trà My

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 18/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết