NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


Lỗi loại từ trong tiếng Việt của người nước ngoài (phần 5)

Go down

Lỗi loại từ trong tiếng Việt của người nước ngoài (phần 5) Empty Lỗi loại từ trong tiếng Việt của người nước ngoài (phần 5)

Bài gửi by Nguyễn Trà My 26/10/09, 09:29 am

2. Khảo sát lỗi loại từ trong tiếng Việt (tiếp)


2.3. Chọn sai loại từ


Trường hợp này không phải là người học dùng thiếu hay thừa như hai trường hợp trên mà người học có dùng "loại từ" theo đúng yêu cầu ngữ pháp của câu tiếng Việt, tuy nhiên lại chọn nhầm, chẳng hạn, lẽ ra dùng "con" thì lại dùng "cái", lẽ ra dùng "cái" thì lại dùng "quyển". Ví dụ:

(1) Hồ Gươm là một con hồ đẹp nhất. (Hungari)
(2) Anh mua cho ai cái từ điển này? (Căm Pu Chia)
(3) Hôm nay mưa ba cái. (Nhật)
(4) Hôm qua tôi ăn một cái phở. (Trung Quốc)
Ví dụ (1) lấy từ bài tập làm văn của một sinh viên người Hungari. Sinh viên này đã dùng "con hồ" trong khi phải dùng "cái hồ" hoặc có thể chỉ dùng "hồ". Trong bài viết, sinh viên này còn dùng ba lần "con hồ" nữa. Điều dễ thấy là sinh viên này đã "nới rộng" phạm vi của "con" trong "con sông", "con suối" để tạo thành "con hồ". Như vậy tại thời điểm sinh viên dùng "con hồ" thì trong tri thức của sinh viên này "con" là một loại từ có thể dùng trước "nơi có nước" mà lại không nhớ đến đặc điểm "động/ tĩnh" của sự phân biệt "con", "cái". Đối với sinh viên này, nếu đã nói được "con sông" thì ta có thể nói "con hồ". Đây là ví dụ khá thú vị về hiện tượng vượt tuyến.
Ở ví dụ (2), sinh viên Căm Pu Chia này đã nhầm "cái" với "quyển" hoặc "cuốn". Tại sao sinh viên lại dùng "cái" mà không dùng "quyển" hoặc "cuốn"? Lí do cũng là sự nới rộng phạm vi sử dụng của "cái". Người học đã được học "cái + sự vật", cùng lúc đó lại không nhớ được loại từ "chuyên dụng" của các loại ấn phẩm là "quyển" hoặc "cuốn" nên đã sử dụng "cái". Tuy nhiên người Việt cũng có thể dùng "cái + từ điển" nhưng với nghĩa chỉ xuất "cái thứ/ cái loại từ điển này" - cái ý nghĩa mà người nước ngoài rất it khi sử dụng được hoặc có thể sử dụng được khi đã ở trình độ khá hoàn thiện về tiếng Việt vì "cái" chỉ xuất biểu thị ý nghĩa tu từ và có sắc thái biểu cảm đặc biệt, thường chưa được dạy ở trình độ cơ sở.
Ở ví dụ (3), người học đã dùng "cái" thay cho "lần". Ở ví dụ (4) người học đã dùng "cái" thay cho "bát/tô". Với 2 trường hợp này ta cũng có thể lí giải theo nguyên nhân "vượt tuyến". Ở ví dụ (3), người học không biết dùng từ "lần" nên đã sử dụng từ "cái", và tạo nên một lỗi ngộ nghĩnh: "mưa ba cái", tức là lẽ ra phải tạo nên sự phân đoạn thời gian "lần"/ "đợt"/ "trận" thì người học lại tạo nên 3 sự vật "mưa".
Ở ví dụ (4), người Trung Quốc này cũng đã nới rộng phạm vi sử dụng của "cái" vì không biết dùng từ "bát"/ "tô". Khi người học dùng như vậy, có thể người học đang xếp "phở" cùng hệ thống với "trứng" trong "cái trứng", "bánh mì" trong "cái bánh mì", "bánh ga tô" trong "cái bánh ga tô"...
Chính vì vậy, anh ta có thể tạo ra "cái phở". Điều đáng chú ý là chúng tôi thu được rất nhiều tư liệu về lỗi "nới rộng phạm vi sử dụng" của loại từ "cái" (32 trường hợp) như: cái giày, cái phấn, cái bún chả, cái phim, cái sách,...
Người học sử dụng "cái" trong nhiều trường hợp như vậy khi người học đang ở giai đoạn tiếng Việt cơ sở, "cái" được sử dụng trong khá nhiều trường hợp trước các danh từ chỉ sự vật: cái bàn, cái ghế, cái ti vi, cái tủ lạnh, cái giá sách, cái đèn... Vì vậy khi gặp một sự vật mới, khi cần nói về một sự vật mà người học chưa biết hoặc không nhớ loại từ chuyên dụng của nó thì người học có xu hướng sử dụng ngay từ "cái". Chúng ta có thể liên hệ đến hiện thượng người dân tộc thiểu số khi nói tiếng Việt cũng thường dùng "cái" trước hàng loạt danh từ: cái cán bộ, cái chữ, cái mắt, cái sách..., hoặc trẻ em Việt Nam trong quá trình thủ đắc tiếng Việt cũng mắc những lỗi như vậy.
3. Vài bài tập khắc phục lỗi dùng loại từ


Trở lên, chúng tôi đã miêu tả và giải thích về ba trường hợp (1) dùng thiếu loại từ, (2) dùng thừa loại từ, (3) chọn sai loại từ. Chúng tôi cũng thu được lỗi dùng sai trật tự loại từ, nhưng chỉ thấy xuất hiện trong tiếng Việt của người Căm Pu Chia, do ảnh hưởng của trật tự danh ngữ tiếng Khơme, và không được trình bày trong bài này.
Bài viết hi vọng giúp giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thấy được nguyên nhân người học mắc lỗi loại từ và từ đó, chủ động hơn trong công việc của mình, có thể giúp người học tiến nhanh hơn trong quá trình thủ đắc cách sử dụng loại từ trong tiếng Việt.
Khi chấp nhận quan điểm tích cực về lỗi, coi lỗi là chiến lược để người học khám phá ngôn ngữ đích, không có nghĩa là chúng ta không đề ra giải pháp khắc phục lỗi. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên hướng việc chữa lỗi vào giờ thực hành ngữ pháp, hạn chế gây gián đoạn sự tập trung trong giờ giao tiếp, ảnh hưởng đến cảm hứng giao tiếp và có thể phá vỡ sự tự tin của người học. Cách giải quyết của chúng tôi đối với trường hợp lỗi loại từ là nghiêng về khâu chuẩn bị các bài luyện ngữ pháp. Những bài luyện này là loại bài luyện mang tính tri nhận (cognitive drill) gồm 3 loại:
1) Bài tập lựa chọn
Ví dụ:

(1) Anh ấy viết cho tôi một cuốn thư.
(2) Anh ấy viết cho tôi một bức thư.
Đáp án: (1) câu sai, (2) câu đúng
2) Bài tập tạo lập, yêu cầu người học bổ sung một điều gì đó để tạo thành câu theo phương án có thể chấp nhận được
Ví dụ:

(1) Tôi đã mua ba ______ gà.
(2) Đây là một ______ sách hay.
Đáp án: (1) con, (2) quyển
3) Bài tập dịch từ ngôn ngữ thứ nhất của người học sang tiếng Việt
Ví dụ:

(1) Yesterday, I went to market to buy cat.
(2) I have bought three cats.
Đáp án: (1) Hôm qua tôi đi chợ mua mèo, (2) Tôi mua ba con (mèo).

Nguyễn Trà My

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 18/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết