NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


CÁC RÀO CẢN VĂN HÓA TRONG GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI BẢN NGỮ NÓI TIẾNG ANH

Go down

CÁC RÀO CẢN VĂN HÓA TRONG GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI BẢN NGỮ NÓI TIẾNG ANH Empty CÁC RÀO CẢN VĂN HÓA TRONG GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI BẢN NGỮ NÓI TIẾNG ANH

Bài gửi by Ngyen Thi Them 31/10/09, 03:52 pm

CÁC RÀO CẢN VĂN HÓA TRONG GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI BẢN NGỮ NÓI TIẾNG ANH
VÀ NGƯỜI VIỆT NAM TẠI ĐÀ NẴNG, VIỆT NAM

CULTURAL BARIERS IN INTERCULTURAL COMMUNICATION BETWEEN NATIVE SPEAKERS OF ENGLISH AND
VIETNAMESE PEOPLE IN ĐÀ NẴNG, VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hồng Ngọc
Lớp: 05CNA07, Khoa tiếng Anh
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Đức Chỉnh




TÓM TẮT

Bài nghiên cứu này tìm hiểu những rào cản văn hóa tiêu biểu thường gặp trong giao tiếp bằng tiếng Anh giữa những người bản ngữ nói tiếng Anh và những người Việt Nam làm việc cùng nhau tại một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở Đà Nẵng, Việt Nam. Các rào cản văn hóa sẽ được phân loại, tìm hiểu nguyên nhân và hệ quả. Sau đó, bài nghiên cứu sẽ đưa ra một số phương án cho cả hai phía nhằm hạn chế những hệ quả không tốt nói trên.

ABSTRACT

This paper investigated some typical cultural barriers in intercultural communication between native speakers of English and Vietnamese people working together in some foreign invested companies based in Da Nang, Vietnam. These cultural barriers were classified into groups, and then their causes and consequences were given. Also, the paper gave some suggestions for problems caused by the barriers.

1. MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, xu hướng chung của thế giới là đẩy mạnh các quan hệ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, chuyển từ đối đầu sang đối thoại hòa bình để tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế các nước cùng nhau phát triển. Vì các yếu tố khách quan và chủ quan ngày càng thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, nên doanh nhân các nước cũng đang có xu hướng mở rộng thị trường ra khỏi phạm vi nội địa, tìm kiếm các cơ hội đầu tư trên các quốc gia và vùng lãnh thổ có tiềm năng khác trên toàn thế giới. Tại Châu Á, Việt Nam được coi là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của các nhà đầu tư quốc tế, do đó việc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài liên tục mọc lên ở nước ta nói chung và Đà Nẵng nói riêng trong thời gian gần đây là điều khá dễ hiểu. Ngôn ngữ chủ yếu sử dụng trong các công ty này là tiếng Anh. Tuy nhiên, các rào cản văn hóa giữa các cộng sự người Việt và các chủ đầu tư cũng như các cộng sự người nước ngoài còn khá lớn, điều này khiến cho công việc kinh doanh không thể diễn ra suôn sẻ. Hiểu và nhận thức được những sự khác biệt về văn hóa, từ đó tìm cách dung hòa lẫn nhau để tiến đến hợp tác kinh doanh hiệu quả là điều rất cần thiết nhưng không dễ thành công. Để tìm cách giải quyết cho vấn đề này, bài nghiên cứu tìm hiểu những rào cản văn hóa cản trở việc giao tiếp giữa người Việt Nam và các cộng sự người bản ngữ nói tiếng Anh, tìm ra các nguyên nhân, hệ quả và đưa ra một vài giải pháp nhằm hạn chế phần nào những khác biệt nói trên.



1.2. Phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu về các rào cản văn hóa giữa người bản ngữ nói tiếng Anh và người Việt Nam cùng làm việc với nhau được tiến hành tại 4 công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoàitại Đà Nẵng, Việt Nam. Bối cảnh là trong môi trường làm việc thuần túy và sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, không xét đến các mối quan hệ hay các giao tiếp khác ngoài công việc giữa hai nhóm đối tượng trên.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Các câu hỏi đặt ra và được tiến hành giải đáp trong quá trình nghiên cứu là:

- Các rào cản văn hóa giữa những người bản ngữ nói tiếng Anh và các cộng sự người Việt khi giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh tại môi trường làm việc là gì?

- Đâu là nguyên nhân của các rào cản văn hóa nói trên?

- Các rào cản trên gây ra hệ quả như thế nào?

- Làm thế nào để hạn chế những hệ quả đó?

1.4. Cơ sở lí thuyết

1.4.1 Giao tiếp là gì?

Theo định nghĩa của Jandt An Introduction to Intercultural Communication - Identities in a Global Community), giao tiếp là việc chia sẻ điều gì đó với người khác, chẳng hạn như chia sẻ ý nghĩ, niềm hy vọng hay kiến thức. Quá trình giao tiếp phải bao gồm một người phát ngôn, hành vi phát ngôn, một người tiếp nhận phát ngôn và một mục đích phát ngôn.

1.4.2 Văn hóa là gì?

Vào thế kỉ 19, thuật ngữ Văn hóa được coi là đồng nghĩa với cụm từ Nền văn minh phương Tây.

Ngày nay, văn hóa không còn đồng nhất với bất kì quốc gia nào nữa. Theo Jandt (An Introduction to Intercultural Communication - Identities in a Global Community), Văn hóa là từ dùng để chỉ các nội dung như sau:

- Một cộng đồng lớn có khả năng sản sinh ra các thế hệ kế tiếp mà không phụ thuộc vào thành viên của các cộng đồng khác.

- Những điểm chung về suy nghĩ, kinh nghiệm, hành vi ứng xử của cộng đồng đó, các khái niệm, giá trị, giả định về cuộc sống có tác động đến hành vi của họ, và cách thức mà những yếu tố trên phát triển khi có sự tương tác với những nền văn hóa khác.

- Quá trình chuyển giao các suy nghĩ và hành vi đó từ khi con người mới được sinh ra trong gia đình và trong nhà trường qua các thế hệ.

- Các thành viên tự khẳng định mình trong cộng đồng đó.

1.4.3 Giao tiếp liên văn hóa là gì?

Là một quá trình giao tiếp trong đó thành viên của một cộng đồng văn hóa giao tiếp trực tiếp với thành viên đến từ cộng đồng văn hóa khác, từ đó những khác biệt về văn hóa được bộc lộ và cản trở họ thấu hiểu lẫn nhau trong khi giao tiếp.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Có hai phương pháp được áp dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài này, đó là phương pháp dùng bảng câu hỏi để tiến hành điều tra và phương pháp phỏng vấn những đối tượng có liên quan.

1.6 Thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập từ 100 phiếu điều tra và 20 cuộc phỏng vấn tiến hành đối với các thành viên người Việt Nam và người bản ngữ nói tiếng Anh làm việc trong các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng, Việt Nam.

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1 Các rào cản văn hóa xảy ra khi người nói sử dụng các từ ngữ mang đậm nét văn hóa đặc trưng của đất nước họ

2.1.1 Các từ ngữ văn hóa liên quan đến các vấn đề chính trị và xã hội

2.1.1.1 Chính trị

Các từ ngữ về chính trị có thể gây khó hiểu bao gồm hai nhóm chính

- Đảng cầm quyền: Có sự khác biệt giữa Đảng ở Việt Nam và Đảng ở các nước nói tiếng Anh (hầu hết là các nước Dân chủ). Theo đó, ở Việt Nam chỉ có một Đảng lãnh đạo, Đảng này có ý nghĩa tinh thần rất lớn và là một biểu tượng đặc trưng của dân tộc. Nguyên nhân xuất phát từ quá trình lịch sử đấu tranh giành độc lập qua hai cuộc chiến tranh ở Việt Nam với Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo. Một nguyên nhân khác là do thể chế chính trị quy định. Trong khi đó, các nước Dân chủ có thể có nhiều Đảng thay nhau cầm quyền, các Đảng này không đại diện cho toàn bộ dân tộc và không mang đặc trưng của một quốc gia.

- Các vị trí lãnh đạo cấp cao của quốc gia: Có thể có các vị trí trùng tên nhưng vai trò lãnh đạo thì hoàn toàn khác giữa Việt Nam và các quốc gia còn lại. Ví dụ: Chủ tịch nước ở Việt Nam là một nhà lãnh đạo cao cấp nhưng không phải tối cao, trong khi đó Tổng thống ở một số nước là người lãnh đạo cao nhất. Tuy nhiên khi vô tình dùng từ President mà không giải thích gì thêm, người nước ngoài có thể hiểu nhầm về vị trí này.

Nguyên nhân: Khác biệt về thể chế chính trị.

2.1.1.2 Bạn bè

Người Việt Nam coi bạn cùng phòng, cùng lớp, đồng nghiệp... là bạn trong khi người nước ngoài coi những người có mối quan hệ thật sự gắn bó lâu dài mới là bạn.

Nguyên nhân: Người Việt Nam coi trọng các mối quan hệ và có xu hướng có trách nhiệm với những người mà mình biết. Trong khi đó, người nước ngoài thân thiện nhưng thực tế, và luôn phân biệt rạch ròi các mối quan hệ.

2.1.2 Các từ ngữ văn hóa liên quan đến phong tục tập quán và truyền thống

2.1.2.1 Thức ăn

Người Việt Nam nghĩ đến cơm và thực phẩm làm từ gạo và ngũ cốc: bún, phở, mỳ quảng...

Người nước ngoài nghĩ đến đồ ăn nhanh, bánh mì, bánh pizza...

Nguyên nhân:

- Tập quán ăn uống khác biệt

- Lối sống khác biệt: Người Việt sống ổn định còn người nước ngoài sống năng động.

2.1.2.2 Giao thông, các phương tiện vận chuyển

Người Việt nghĩ về xe máy, xe đạp, xe buýt.... còn người nước ngoài thường nghĩ về ô tô con, tàu điện ngầm, máy bay....

Nguyên nhân: Sự phát triển khác nhau về cơ sở hạ tầng.

2.1.2.3 Các lễ hội

Người Việt nghĩ về các dịp tết trong năm còn người nước ngoài nghĩ về Giáng Sinh, Phục Sinh...

Nguyên nhân: Người Việt đón tết theo truyền thống Trung Quốc và coi đây là dịp quan trọng nhất. Ngoài ra, hầu hết các lễ lớn ở Việt Nam đều được gọi là tết. Người nước ngoài chịu ảnh hưởng của Tôn giáo, chủ yếu là Ki Tô giáo nên các lễ lớn của tôn giáo là quan trọng nhất trong năm.

2.1.2 Hệ quả

Dùng nhiều từ ngữ mang đậm tính văn hóa trong môi trường công việc sẽ gây khó hiểu hoặc hiểu nhầm giữa các cộng sự.

2.2 Các rào cản văn hóa xảy ra do ảnh hưởng từ hành vi ứng xử

2.2.1 Giờ giấc

Người Việt thường đến muộn hơn giờ hẹn còn người nước ngoài thường đến đúng giờ.

Nguyên nhân

- Do nhận thức khác nhau về giờ giấc: Người Việt coi giờ hẹn là giờ bắt đầu xuất phát còn người nước ngoài coi đó là giờ đến nơi.

- Do tác phong: Người Việt có tác phong nông nghiệp còn người nước ngoài có tác phong công nghiệp.

2.2.2 Kính trọng cấp trên

Người Việt rất kính trọng cấp trên còn người nước ngoài chỉ coi đó là người lãnh đạo có vai trò cao hơn mình một chút trong tập thể.

Nguyên nhân:

- Do truyền thống: Người Việt rất kính trọng người già và người có địa vị.

- Do lịch sử: Người Việt chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, luôn phục tùng người đứng đầu.

2.2.3 Ít khi hỏi để làm rõ vấn đề

Người Việt ít khi hỏi mà thường tự tìm hiểu vấn đề một mình, trong khi người nước ngoài thường đặt câu hỏi ngay khi thấy vấn đề phát sinh.

Nguyên nhân: Người Việt Nam sợ mất mặt khi phải tỏ ra mình không hiểu vấn đề. Ngoài ra, người Việt thể hiện sự lịch sự của mình khi ít hỏi hoặc không hỏi những điều có thể làm khó cho người khác.

2.2.4 Hệ quả

Khác biệt trong cách cư xử làm cho các cộng sự thấy khó hiểu về nhau, thậm chí tạo sự khó chịu khi phải cùng làm việc. Điều này làm giảm hiệu quả công việc.

2.3 Các rào cản văn hóa xảy ra do có sự khác biệt về mặt tư duy

2.3.1 Trực tiếp/ Gián tiếp

Người Việt không suy nghĩ và thể hiện thái độ thẳng thắn khi gặp một vấn đề còn người nước ngoài thì thường nghĩ và nói thẳng.

Nguyên nhân: Người Việt trọng tình cảm và muốn tỏ ra lịch sự hay tôn trọng người khác bằng cách tránh nói thẳng thừng còn người nước ngoài muốn giải quyết vấn đề càng nhanh chóng chính xác càng tốt.

2.3.2 Tôn trọng luật lệ / Coi trọng các mối quan hệ

Người Việt coi trọng các mối quan hệ nên khi ứng xử bao giờ cũng xét đến yếu tố tình cảm. Người nước ngoài tôn trọng luật lệ nên hành xử thường đúng nguyên tắc hơn, ngay cả đối với người thân.

Nguyên nhân: Người Việt coi trọng tình cảm và các mối quan hệ, nên họ coi công ty là nhà và đồng nghiệp là bạn. Điều đó dẫn tới việc cư xử mềm mỏng hơn. Người nước ngoài luôn có sự phân biệt rạch ròi giữa chuyện cá nhân và chuyện công việc, nên họ thường cư xử nghiêm túc và có nguyên tắc tại nơi làm việc.

2.3.3 Hệ quả

Bất đồng, hiểu lầm và xích mích có thể xảy ra khi hai bên cảm thấy bất mãn về cách cư xử xuất phát từ sự khác biệt về tư tưởng của nhau. Điều này làm giảm hiệu quả công việc hoặc thậm chí phá vỡ mối quan hệ hợp tác.

2.4 Các giải pháp

Tìm hiểu về nền văn hóa của người cộng sự trước khi quyết định hợp tác.

Tránh sử dụng các từ ngữ có tính chất văn hóa đậm nét

Tìm hiểu nguyên nhân của các vấn đề, từ đó cố gắng thấu hiểu những hành vi hay tư tưởng khác biệt của các cộng sự.

Thay đổi tư tưởng của bản thân để tiếp thu những điều mới.

Nói chuyện với các cộng sự để đi đến những thỏa thuận chung.

3. KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu đã nêu ra một số rào cản văn hóa tiêu biểu khi người bản ngữ nói tiếng Anh giao tiếp với người Việt Nam bằng tiếng Anh trong môi trường làm việc tại một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng, Việt Nam từ đó tìm hiểu nguyên nhân, hệ quả và các giải pháp có thể để hạn chế các hệ quả đó. Tuy vẫn còn tồn tại một số hạn chế khó tránh khỏi như không thể khái quát hết tất cả các vấn đề liên quan, các mẫu thu thập chưa đầy đủ về nội dung do hạn chế về mặt số lượng người được phỏng vấn..., nhưng tác giả mong rằng bài nghiên cứu đã đề cập và giải quyết vấn đề một phần nào, góp phần giúp cho các đối tượng liên quan nâng cao hiệu quả trong mối quan hệ hợp tác với nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

[1]. Nguyễn Đức Tồn (2003), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt: Trong sự so sánh với những dân tộc khác. Hà Nội: Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.

Tiếng Anh

[2]. Cardon, P. W (2008),“A Critique of Hall's Contexting Model: A Meta-Analysis of Literature on Intercultural Business and Technical Communication” . Journal of Business and Technical Communication.

[3]. Jameson, D. A. (2007),“Reconceptualizing Cultural Identity and Its Role in Intercultural Business Communication”. Journal of Business Communication,

Ngyen Thi Them

Tổng số bài gửi : 5
Join date : 23/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết