NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


“Ngôn ngữ học đối chiếu và giao tiếp liên văn hóa trong việc giảng dạy ngôn ngữ”

Go down

“Ngôn ngữ học đối chiếu và giao tiếp liên văn hóa trong việc giảng dạy ngôn ngữ” Empty “Ngôn ngữ học đối chiếu và giao tiếp liên văn hóa trong việc giảng dạy ngôn ngữ”

Bài gửi by Trinh Thi Kim Loan 31/10/09, 06:55 pm

“Ngôn ngữ học đối chiếu và giao tiếp liên văn hóa trong việc giảng dạy ngôn ngữ”

Ngày 7 tháng 11 năm 2008, tại Hà Nội, Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Viện DAAD Hà Nội đã đồng tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Ngôn ngữ học đối chiếu và giao tiếp liên văn hóa trong việc giảng dạy ngôn ngữ”.


“Ngôn ngữ học đối chiếu và giao tiếp liên văn hóa trong việc giảng dạy ngôn ngữ” Anh%20chinhTham gia Hội thảo có: đại diện lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện DAAD Hà Nội, lãnh đạo các viện nghiên cứu chuyên ngành của Viện Khoa học xã hội Việt Nam; giáo viên và sinh viên các trường: Đại học Hà Nội, Đại học Phương Đông, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia; Đại học Vinh, Đại học Thái Nguyên, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh…

Trong giao tiếp cũng như trong giảng dạy ngôn ngữ, các nhân tố văn hóa ngày càng được chú trọng, việc hiểu biết những nhân tố văn hóa này giúp người giao tiếp cũng như người dạy và người học tiếp thu được ngoại ngữ một cách có hiệu quả. Chúng ta đều biết, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người, nhưng sự giao tiếp chỉ có thể có hiệu quả khi cả người phát lẫn người nhận thông tin có sự hiểu biết chung. Trong quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước nếu xảy ra sự hiểu lầm về văn hóa thì thậm chí còn có thể đưa đến hậu quả khôn lường. Trong lĩnh vực ngôn ngữ, ý nghĩa của ngôn từ trong các nền văn hóa khác nhau cũng thường khác nhau khiến cho mọi người không hiểu hết, thậm chí hiểu lầm khi giao tiếp. Mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán, nghi lễ riêng được phản ánh bằng từ ngữ trong các tác phẩm văn học; các dân tộc thuộc nền văn hóa khác nhau sẽ còn khó hiểu nhau hơn nữa khi gặp các từ biểu thị những sự vật được sử dụng để biểu trưng. Những hiện tượng trên không chỉ do những người tham gia giao tiếp chưa có sự học tập ngôn ngữ đầy đủ và thấu đáo mà còn bởi ở họ còn thiếu những hiểu biết cần thiết lập thành nền văn hóa – xã hội của hành vi giao tiếp. Vì vậy, để sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả cần phải có sự hiểu biết về văn hóa, lịch sử, đời sống vật chất cũng như tinh thần của dân tộc bản ngữ. Bởi vậy, muốn nêu được đặc trưng văn hóa, dân tộc của tư duy và giao tiếp ngôn ngữ khi giảng dạy một ngôn ngữ nào đó như một ngoại ngữ cần có sự đối chiếu ngôn ngữ ấy và nền văn hóa của nó với các ngôn ngữ và những nền văn hóa khác.

Các thành viên tham gia Hội thảo đã sôi nổi thảo luận, trao đổi nhiều vấn đề xung quanh nội dung dạy và học một ngôn ngữ với tư cách là một ngoại ngữ.



Hội thảo được nghe các báo cáo:

1. Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy (với việc dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài) – PGS.TS. Nguyễn Đức Tồn

2. Giao lưu liên văn hóa trong các quan hệ kinh tế - Prof.Dr.H.P. Kelz

3. Đôi nét về việc tiếp nhận văn học Đức ở Việt Nam (việc tiếp nhận và một số vấn đề về dịch thuật) – Ngô Quang Phục

4. Tính tổng hợp và tính mở của ngôn ngữ học đối chiếu – GS.TS. Lê Quang Thiêm

5. Đặc trưng văn hóa – ngôn ngữ của hành vi chào hỏi trong tiếng Đức và việc áp dụng vào thực tiễn giảng dạy tiếng Đức – TS. Nguyễn Thị Hồng Vân

6. Ngôn ngữ và văn hóa ngôn ngữ - mấy suy nghĩ trên cứ liệu phạm trù số của tiếng Đức và tiếng Việt – PGS.TS. Vũ Bá Hùng

7. Về sự nhận thức về các mùa trong năm được thể hiện trong tiếng Việt và tiếng Đức hiện đại – TS. Lê Thị Lệ Thanh

8. Một vài suy nghĩ khi dịch thơ Hồ Xuân Hương – TS. Nguyễn Hoài Bão

9. Đối chiếu Hán – Việt và vấn đề dạy – học tiếng Hán ở Việt Nam – GS.TS. Nguyễn Văn Khang; TS. Nguyễn Hoàng Anh

10. Hiện tượng trùng lặp ý trong tiếng Đức – Nguyễn Huy Đức

11. Các hình thức xưng hô trong giao tiếp khẩu ngữ tiếng Đức – đối chiếu với tiếng Việt – Đỗ Thị An

12. Âm nhạc trong giờ học tiếng Đức – Nguyễn Thị Thu Huyền

13. Nhân tố văn hóa – xã hội trong đối chiếu ngôn ngữ (trên ngữ liệu các thành ngữ và tục ngữ) – PGS.TS. Nguyễn Xuân Hòa

14. Nguyên bản là nguyên bản, bản dịch là bản dịch – Thúy Toàn

15. Cá thể ngôn ngữ như một phạm trù khoa học – TSKH. Lê Đức Thu

16. Đối chiếu động ngữ tiếng Pháp và tiếng Việt và ứng dụng trong giảng dạy tiếng Pháp – PGS.TS. Vũ Văn Đại

17. Ngữ điệu Anh Việt và ngữ điệu Anh Anh, nhìn từ góc độ ngôn ngữ học so sánh đối chiếu – TS. Nguyễn Huy Kỳ

18. Dạy và học ngôn ngữ thứ hai: thử nhìn từ góc độ của ngôn ngữ học tri nhận – GS.TSKH. Lý Toàn Thắng

19. Thành ngữ tiếng Nga có từ “лицo” – mặt – và “нос” – mũi – xét từ góc độ đặc điểm tu từ biểu cảm và các biểu đạt tương đương trong tiếng Việt – PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Nhân; ThS. Nguyễn Thị Thúy

20. Nghiên cứu đối chiếu hiện tượng đồng nghĩa trong các thành ngữ có chứa từ biểu thị “mặt” và “mũi” trong tiếng Nga, Anh và tiếng Việt - PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Nhân; ThS. Nguyễn Thị Thúy

21. Những tương đồng và khác biệt trong cách thể hiện lời phàn nàn của người Việt và người Trung Quốc học tiếng Việt – PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương

22. Ý nghĩa ẩn dụ của từ, ngữ và việc vận dụng nó để dạy tiếng Việt cho người nước ngoài – TS. Nguyễn Phương Chi

23. Đối chiếu hành động xin lỗi trong tiếng Việt và tiếng Anh, ứng dụng vào việc dạy tiếng Việt như là một ngoại ngữ - ThS. Nguyễn Thế Dương.

Trinh Thi Kim Loan

Tổng số bài gửi : 7
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết