NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


Bai viet kha hay ve binh dien "Ngu dung hoc " day!

2 posters

Go down

Bai viet kha hay ve binh dien "Ngu dung hoc " day! Empty Bai viet kha hay ve binh dien "Ngu dung hoc " day!

Bài gửi by to thi thuy 02/11/09, 10:20 am

Cách chào hỏi của người Việt và người Mỹ


CÁCH CHÀO HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI MỸ: Những nét Tương đồng và dị biệt


Mở đầu



Nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây (Bouton, 1996; Blum-kulka, 1989 v.v) đã chỉ ra rằng việc rèn luyện phát triển kỹ năng giao tiếp, cụ thể là Nói và Nghe phải đi kèm với nâng cao vốn hiểu biết về ngôn ngữ xã hội nếu muốn người học ngoại ngữ tăng cường được khả năng giao tiếp trong ngôn ngữ đích. Theo các nghiên cứu Blum-Kulka và các cộng sự (1989), Kasper (1995) và một số học giả khác, trong giao tiếp thường ngày hành động tại lời gián tiếp (Indirect illocutionary act) được thực hiện nhiều hơn hành động tại lời trực tiếp (Direct illocutionary act). Vì vậy, bên cạnh những khó khăn về ngữ pháp, cấu trúc, hay ngữ âm, người học ngoại ngữ còn gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp liên quan tới các thành ngữ, hoặc quy phạm văn hóa của ngôn ngữ đích, thể hiện qua lối nói gián tiếp. Theo Gumperz (1982, trích dẫn bởi Tâm, 2005) “Người ở những nền văn hóa khác có cách giao tiếp khác nhau. Những khác biệt về văn hóa có thể gây nên khó khăn dẫn đến thất bại trong giao tiếp”.

Chào hỏi, cũng như những hành động nói khác, thể hiện đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc. Mặc dù ở tất cả các ngôn ngữ, chức năng cơ bản nhất của chào hỏi là để xác nhận việc nhận biết sự có mặt của người giao tiếp, thể hiện sự quan tâm và khẳng định hoặc xác nhận mối quan hệ hoặc vị thế của người cùng giao tiếp hoặc nhóm người cùng giao tiếp với nhau. Song ở những ngôn ngữ khác nhau, cách thức cụ thể trong chào hỏi lại không như nhau. Việc đem quy ước sử dụng của ngôn ngữ này vào ngôn ngữ khác (như người học ngoại ngữ thường làm) sẽ gây cho họ nhiều khó khăn và dễ bị hiểu lầm.

Theo kết quả nghiên cứu về cách chào hỏi của người Mỹ do Eienstein và nhóm cộng sự tiến hành vào năm 1996, người nước ngoài thường áp dụng một số cách chào hỏi không phù hợp với người bản ngữ, và điều này trong một số trường hợp làm cho người ta bị yếu thế, gây cảm giác bế tắc trong giao tiếp. Sự không phù hợp này do nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân là do ảnh hưởng của tiếng mẹ để về dụng học ngôn ngữ và dụng học xã hội.

Vì những lý do trên, tìm hiểu sự khác biệt và tương đồng trong cách thức chào hỏi của tiếng Việt và tiếng Anh sẽ giúp người học Việt Nam học tiếng Anh có thêm thông tin cần thiết có thể khiến họ thành công hơn trong giao tiếp với người bản ngữ. Vì lý do trên chúng tôi đã tiến hành khảo sát cách chào hỏi của người Việt, rồi so sánh với cách chào hỏi của người Mỹ dựa trên nghiên cứu của Eisenstein và nhóm cộng sự (1996) trong bảy tình huống giao tiếp phổ biến, không phân tích so sánh các yếu tố phi ngôn ngữ như ngữ điệu, biểu hiện khuôn mặt, và ngôn ngữ cử chỉ.
Câu hỏi nghiên cứu:



  1. Người Việt Nam chào như thế nào trong những tình huống được nghiên cứu?
  2. Người Mỹ chào như thế nào trong những tình huống được nghiên cứu?
  3. Cách chào hỏi của người Việt Nam và người Mỹ trong các tình huống nghiên cứu khác nhau như thế nào?

Thiết kế nghiên cứu:


Công cụ thu thập số liệu:



Tình huống trong nghiên cứu của Eisenstein và cộng sự (1996) được dùng để thu thập số liệu. Do việc thực hiện nghiên ở Việt Nam, không có điều kiện thu thập số liệu của người bản ngữ nên sử dụng những tình huống của Eisenstein là một lựa chọn phù hợp. Hơn nữa, những tình huống trong nghiên cứu của Eisenstein đã được kiểm nghiệm nên đảm bảo độ tin cậy. Thực chất thì đây là những tình huống rất phổ biến trong giao tiếp hàng ngày của nhiều ngôn ngữ khác nhau chứ không chỉ riêng tiếng Anh. Những mối quan hệ trong các tình huống giao tiếp cũng là những mối quan hệ thường gặp nhất. Hay ít nhất cũng là những mối quan hệ mà người học tiếng Anh và người sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp công việc hay gặp. Theo quan sát của chúng tôi, những tình huống này cũng khá phổ biến trong tiêng Việt. Eisenstein sử dụng những tình huống trên để thu thập số liệu, so sánh cách chào hỏi của người Mỹ với cách chào hỏi của những người học tiếng Anh đang sống và học tập tại Mỹ.
Cách thức thu thập số liệu



Trong nghiên cứu của chúng tôi, lời chảo hỏi của người Việt bằng tiếng Việt trong các tình huống nghiên cứu đã được thu thập để so sánh với cách chào hỏi của người Mỹ trong nghiên cứu của Eisenstein.

Số liệu được thu thập bằng những phương pháp tương tự như trong nghiên cứu của Eiseinstein và các cộng sự bao gồm Quan sát, Ghi âm, Phỏng vấn, Đóng vai (role play).

Quan sát: trước hết quan sát các tình huống chào hỏi của người Việt nam để 1. ghi lại những tình huống chào hỏi trong đời sống hàng ngày phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu, và 2. khẳng định những tình huống được Eisenstein sử dụng cũng phổ biến trong tiếng Việt.

Ghi âm: số liệu ghi âm giúp phát hiện những chi tiết về giọng nói, lời nói trong tình huống giao tiếp tự nhiên đã bị bỏ sót bằng biện pháp quan sát và tốc ký, đồng thời để kiểm tra lại việc hiểu và phân tích những lời chào hỏi được các cấp tín viên sử dụng trong tình huống.

Phỏng vấn được thực hiện sau khi đã ghi âm cuộc đối thoại chào hỏi, nhằm xác định rõ hơn mối quan hệ giữa những người giao tiếp.

Đóng vai: các cấp tín viên đã được yêu cầu đóng vai trong các tình huống nghiên cứu để thực hiện hành động chào hỏi. Đôi khi cấp tín viên phải trả lời thêm một số câu hỏi liên quan tới từng tình huống giúp có thêm thông tin cần thiết thực hiện việc phân tích số liệu.
Cấp tín viên



Trong nghiên cứu của Eisenstein, 50 người bản ngữ nói tiếng Anh Mỹ được sử dụng. Tuổi trung bình là 23, thấp nhất là 19 và cao nhất là 65. Tất cả đều thuộc tầng lớp trung lưu. Tương tự như vậy, các đối tượng người Việt Nam trong nghiên cứu này cũng từ 18 đến 65, là những người thuần Việt, thuộc tầng lớp trung lưu và số lượng là 50 người.
Tình huống sử dung trong nghiên cứu



Tình huống 1: (bạn bè) (quan hệ ngang quyền) Hai người bạn đi về phía nhau. Cả hai đều rất vội. (Họ nhìn thấy nhau và nói.) ......................................

Tình huống 2: (bạn bè) (quan hệ ngang quyền) Hai người bạn đi về phía nhau. Cả hai đều đang đi tới chỗ hẹn nhưng không vội lắm. Họ có thời gian để trò chuyện với nhau. (Họ nhìn thấy nhau và nói)...................................................

Tình huống 3: (bạn bè) (quan hệ ngang quyền) Một người bạn được mời đến bữa tiệc của người kia. Người bạn đó ra mở cửa. (Họ nhìn thấy nhau và nói.)

Tình huống 4: (cấp trên và cấp dưới) (quan hệ không ngang quyền) Một nhân việc bị gọi vào phòng lãnh đạo mà không rõ lý do. Người nhân viên đó gõ cửa và bước vào. (Họ nhìn thấy nhau và nói.)

Tình huống 5: (cấp trên và cấp dưới) (quan hệ không ngang quyền) Một ông sếp đang đi qua bàn làm việc của nhân viên. Vì một lý do nào đó, ông ta dừng lại. (Họ nhìn thấy nhau và nói.)

Tình huống 6: (Hai người lạ chào nhau) Hai sinh viên mới ngồi cạnh nhau trong buổi học đầu tiên. (Một người quay lại và nói.)

Tình huống 7: (Hai người lạ chào nhau) Tại một bữa tiệc, một người thấy một người khác khá thân thiện (cùng giới). (Họ đi về phía nhau và nói.)
Kết quả phân tích số liệu


Kết quả từ số liệu của người Mỹ



Trong nghiên cứu của mình, Einsenstein và các cộng sự đã nhận thấy người giao tiếp không phải lúc nào cũng sử dụng những lời chào theo công thức. Kết quả của nghiên cứu cho thấy chào hỏi có thể được phân chia thành một số loại chiến lược như sau:
Chào lướt (Greetings on the run)



Loại thứ nhất được sử dụng phổ biến giữa những người Mỹ quen biết hoặc có mối quan hệ thân thiết đó là “vừa đi vừa chào” (greeting on the run). Đây là tình huống hai người gặp nhau và trao đổi vắn tắt.

“Hi, how ya doin’?” (Chào, mọi việc thế nào?)

“Hi! Gotta run, I’m late for class.” or “Okay!”

(Chào! Phải chạy đây, muộn mất rồi) hoặc là (Cũng ổn.)
Chào nhanh (Speedy greeting)



Loại thứ hai thực hiện trong tình huống mà lời chào được bắt đầu và kết thúc một cách đường đột, và được gọi là “chào nhanh” (speedy greeting). Cách chào của nhóm này khác với nhóm vừa chào vừa đi về thông tin được trao đổi. Đây là kiểu chào hỏi thường được thực hiện giữa những người đồng nghiệp.

Hi, how’ve you been? (Chào, ồng dạo này thế nào?)

Not bad. ‘N you. (Tạm ổn. Còn ông?)

Oh, can’t complain. Busy. (Ồ, không thể phàn nàn. Bận.)

I know. Me, too. (Hiểu rồi. Tôi cũng vậy.)

Oh well, gotta take off. See ya. (Ồ..., đi nhé. Hẹn gặp lại)

Bye. Take care. (Tạm biệt.)
Thăm hỏi (The chat)



Loại thứ ba được gọi là “thăm hỏi” (the chat). Chào hỏi trong tình huống này thường bắt đầu giống như ‘chào nhanh’ (speedy greeting) nhưng kèm theo đó là thảo luận về một, hai chủ đề nào đó trước khi hai người chia tay hoặc có khi mục đích của cuộc trò chuyện chỉ là để khoe, hoặc nói về một điều gì đó.

A. Hi! (Chào)

B. Hi! (Chào)

A. Howa ya doin’? (Dạo này cậu thế nào?)

B. All right – comfortable – pretty good. Oh! Got that letter, by the way, that

I said I was waiting for. I finally got it. (Ổn – thoải mái – khá tốt. À, nhận được thư đó rồi, cái mà tớ nói tớ đang đợi ấy. Cuối cùng cũng đã nhận được.)

A. Wow! That’s great. That’s pretty good. (Ồ! Tuyệt. Tốt quá.)

B. Look, I’ll see you later. (Thôi nhé, gặp cậu sau nhé.)

A. Okay. Bye. (Ừ. Tạm biệt.)
Chào hỏi dài (The long greeting)



Loại chào hỏi thứ tư được gọi là “chào hỏi dài” (long greeting). Kiểu chào hỏi này thường bao gồm việc hâm nóng lại mối quan hệ giữa hai người sau một thời gian dài không gặp nhau. Tình huống này thường bao gồm nhiều hành động chào hỏi xen kẽ với những lời kể về các sự kiện xảy ra trong khi hai người không gặp nhau. Loại chào hỏi thứ tư rất đa dạng và tiềm ẩn nhiều đặc trưng văn hóa.

M. Bea! (Bi)

B. Michelle! (Michel)

M. Where’ve you been? I haven’t seen you around. (Chị vừa đi đâu về thế? Lâu lâu tôi không thấy chị)

B. We were away. We just got back. What’s new with you? What have you been up to? (Chúng tôi đi nghỉ. Mới về. Có gì mới không? Đang làm gì thế?)

M. (Michelle reports on neighborhood news in detail) We missed you. How are you? It’s so nice to see you. Where’d you go? (Michel kể lại cho người hàng xóm nghe những chi tiết về chuyến đi. Nhớ chị quá. Chị có khỏe không? Được gặp lại chị mừng quá. Chị đi nghỉ ở đâu?)

B. (Bea described her vacation in detail) (Bi kể lại chuyến đi của mình)

M. Well, I’m glad you’re back. It’s so nice to see you. I missed talking to you. (Rất vui là chị đã về. Gặp chị vui quá. Tôi rất thích nói chuyện với chị.)

B. Aw. Well, we’re back! How have you been doing? (Vâng. Chúng tôi cũng đã trở về. Mọi việc của chị thế nào?)
Chào hỏi thân mật (The intimate greeting)



Loại chào hỏi thứ năm xuất hiện trong tình huống hai người biết nhau và thường xuyên có sự trao đổi với nhau được gọi là “chào hỏi thân mật” (intimate greeting). Trong tình huống này hai người biết quá rõ về nhau nên họ đã sử dụng rất nhiều thông tin được hàm ngôn, không diễn đạt bằng lời. Đôi khi, trong tình huống này bản thân lời chào bị tỉnh lược chỉ còn lại những cử chỉ phi lời. Ví dụ: người chồng bước vào, hôn vợ và nói “Well?” (Thế nào?) Người vợ đáp, “Yes.” (Vâng.) Người chồng mỉm cười và nói “Great. What else did you do today?” (Tuyệt. Thế hôm nay em còn làm gì nữa?) Lúc này người vợ bắt đầu kể về những việc cô đã làm trong ngày.
Chào hỏi vì công việc (the all-business greeting)



Loại chào hỏi thứ sáu có đặc điểm được bắt đầu bằng một câu chào rất ngắn gọn ban đầu, đôi khi chẳng có chào hỏi gì cả, được gọi là “chào hỏi vì công việc” (all-business greeting). Kiểu chào hỏi này chủ yếu được sử dụng khi những người Mỹ không có những quan hệ xã hội thân thiết, bởi họ cho rằng người kia có rất ít thời gian, nên thể hiện sự tôn trọng và quan tâm bằng cách bắt đầu cuộc hội thoại là đề cập ngay đến công việc.

Client: Mr. Matone? (Thưa ông Matone?)

Joe Matone: Yes? (Có chuyện gì không?)

Clien: I want to talk to you about Puerto Rico. (Tôi muốn nói với ông về Puerto Rico)

Joe Matone: Oh? Come in. What about Puerto Rico. (Ồ thế à? Mời vào. Có chuyện gì về Puerto Rico.)
Chào hỏi giới thiệu (The introductory greeting)



Loại thứ bảy được gọi là “chào hỏi giới thiệu” (introductory greeting) gồm có những lời chào hỏi của những người mới gặp nhau lần đầu, có chức năng tối quan trọng là mở đường cho các bên tham gia giao tiếp tìm kiếm sự kết nối (những người bạn chung, những công việc giống nhau) hay cùng quan tâm đến một chủ điểm nào đó.

A: Nice party. (Thật là một bữa tiệc tuyệt vời)

B: Yes. (Đúng thế.)

A: Who do you know here? (Anh biết ai ở đây?)

B: Bill. I work with him. (Bill. Tôi cùng làm với anh ấy)

A: Oh. Are you an accountant, too? (Ồ. Thế anh cũng là kế toán ả?)

B: No, I’m in public relations. (Không, tôi làm ở bộ phận quan hệ với công chúng).

A: Oh. Well, I’m an old friend of Bill’s. (Ồ. À, tôi là bạn cũ của Bill).
Chào lại (The re-greeting)



Còn một loại chào hỏi nữa được gọi là “chào lại” (regreeting) được thực hiện để khẳng định rằng đã chào người đó hoặc gặp người đó nhiều lần trong ngày. Kiểu chào lại này thường bao gồm những cử chỉ phi lời (một cái gật đầu hoặc vẫy tay) hoặc một vài từ nói rất nhanh về một chủ điểm hai người cùng biết. Ví dụ sau đây là việc chào hỏi được thực hiện giữa một người đồng nghiệp đã biết rằng người đồng nghiệp kia không được khỏe, họ chào nhau như sau “Mary? Fell better?” (Mary à? Khá hơn chưa?) và lời đáp lại là “Yes. Thanks!” (Đã khá hơn. Cảm ơn!)


Gợi ý cho việc dạy và học cách chào hỏi bằng tiếng Anh Mỹ



Với giáo viên



- Giáo viên cần chủ động sử dụng các nguồn tài liệu có giới thiệu những cách chào hỏi sát với thực tế của ngôn ngữ đích trong giờ học.

- Giáo viên cũng cần nắm vững kiến thức về chuyển di dụng học ở ngôn ngữ thứ hai để có thể sử dụng những kiến thức này hỗ trợ học sinh học về dụng học ngôn ngữ thứ hai.
Với học sinh



- Học sinh cần phải ý thức được việc thông thạo ngữ pháp của một ngôn ngữ không đồng nghĩa với việc giao tiếp thành công.

- Học sinh cũng nên tìm hiểu về lý do tại sao tồn tại sự khác biệt trong dụng học ở các nền văn hóa khác nhau, điều này giúp các em hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề.

- Học sinh nên được khuyến khích tìm hiểu về lịch sử và thấy tự hào về ngôn ngữ tiếng Việt, lấy đó làm nền tảng để có thể hiểu rõ hơn về ngôn ngữ tíếng Anh.

to thi thuy

Tổng số bài gửi : 6
Join date : 16/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Bai viet kha hay ve binh dien "Ngu dung hoc " day! Empty Re: Bai viet kha hay ve binh dien "Ngu dung hoc " day!

Bài gửi by ThayLe 02/11/09, 10:19 pm

Rat hay, nhung em can phai trich xuat xu cua bai nay nhe.

ThayLe

Tổng số bài gửi : 135
Join date : 22/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết