NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ ở Việt Nam

Go down

Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ ở Việt Nam Empty Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ ở Việt Nam

Bài gửi by ng thi thanh huyen 09/11/09, 08:45 pm

http://www.issi.gov.vn/tintuc/mlnewsfolder.2006-07-07.0125848379/mlnews.2007-11-05.4085003417/view
Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ ở Việt Nam



Cuốn sách “Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ ở Việt Nam” của PGS., TS. Vương Toàn, Viện Thông tin Khoa học xã hội với hai nội dung chính là các bình diện của đối chiếu ngôn ngữ và thư mục các công trình nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ (chủ yếu là ở Việt Nam), mong muốn phác hoạ một bức tranh về thực trạng nghiên cứu đã đạt được, đồng thời gợi ra những “mảng trống” cần bổ khuyết và phương hướng cần đi tới để xây dựng ngành ngôn ngữ học đối chiếu ở Việt Nam.



Sách gồm 6 chương.

Chương 1. Mở đầu phân biệt “so sánh” với “đối chiếu” và “đối sánh”; nhìn nhận lại tiến trình nghiên cứu để nhận ra các yếu tố bên trong và bên ngoài của sự phát triển, các tác động qua lại và triển vọng của ngôn ngữ học đối chiếu; phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ học đối chiếu với các nghiên cứu khác về ngôn ngữ.

Chương 2. Đối chiếu ngôn ngữ xét ở các bình diện ngữ âm / âm vị và chữ viết gồm các phần nội dung: 1) đối chiếu các âm vị đoạn tính hệ nguyên âm và phụ âm; 2) đối chiếu các âm vị siêu đoạn tính; 3) đối chiếu âm tiết; 4) đối chiếu chính tả; 5) đối chiếu các dấu phụ; 6) đối chiếu dạng tắt.

Chương 3. Đối chiếu ngôn ngữ xét ở các bình diện từ vựng và ngữ nghĩa xem xét các vấn đề: đối chiếu từ theo trường từ vựng; đối chiếu cụm từ; và đối chiếu các nét ngữ nghĩa để nhận thấy những sự tương đồng và khác biệt về từ vựng và ngữ nghĩa khi đối chiếu các ngôn ngữ.

Chương 4. Đối chiếu ngôn ngữ xét ở bình diện ngữ pháp tiến hành đối chiếu các đơn vị ngữ pháp theo các phạm trù hình thái học, cú pháp học với mục đích tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ về quy tắc biến đổi và kết hợp từ, cơ cấu của từ, cụm từ và câu.

Chương 5. Ngữ dụng học và phân tích đối chiếu phân tích cách diễn ngôn trong giao tiếp và so sánh đối chiếu ngôn ngữ - văn hoá trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu của Nguyễn Thiện Giáp (2000), Ngô Hữu Hoàng (2002), Nguyễn Kim Khánh (2003), Lê Đình Tường (2002), Nguyễn Xuân Thơm (2001), Phạm Đăng Bình (2003), Kiều Thị Thu Hương (2006), v.v…

Chương 6. Những ứng dụng của ngôn ngữ học đối chiếu nhấn mạnh vai trò của phân tích đối chiếu đối với việc giáo dục ngôn ngữ, của ngôn ngữ học đối chiếu với dịch thuật.

Phần cuối của cuốn sách dành để giới thiệu thư mục các công trình nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ Việt - Anh, Việt - Ba Lan, Việt - Bungari, Việt - Choang, Việt - Ê đê, Việt - Khơ me, Việt - Lào, Việt - Mường, Việt - Nga, Việt - Nhật, Việt - Pháp, Việt - Tày - Nùng, Việt - Thái - Thái Lan, Việt - Trung (Hán) và những nghiên cứu đối chiếu khác.

ng thi thanh huyen

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 09/11/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết