NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


Mối quan hệ giữa láy đôi và ghép song song (phan 2)

Go down

Mối quan hệ giữa láy đôi và ghép song song (phan 2) Empty Mối quan hệ giữa láy đôi và ghép song song (phan 2)

Bài gửi by Tran Thanh Nhu 10/11/09, 01:01 am

- Cứ liệu ngữ âm lịch sử cho biết: bl --> tr,… ví dụ: blăn blở --> trăn trở; đồng thời bl --> l, ví dụ: “blăn” được biến thành “lăn” (xem TĐA 67). Vậy, “trăn” cũng chính là “lăn” hay “trăn” và “lăn” đồng nghĩa với nhau. Hiện tại “lăn” có nghĩa “hoạt động dời chỗ, theo hướng xa khỏi vị trí khởi đầu” của vật có hình dáng tròn”. Ngược lại, “trở” mang ý nghĩa “hoạt động tại chỗ, theo hướng về lại vị trí xuất phát”. Mà về nghĩa, trong láy đôi “trăn trở” cũng có nét nghĩa “hoạt động dời chỗ, và thay đổi hướng ngược nhau”. Vậy “trăn trở” có quan hệ gần nghĩa với “lăn” và “trở”. Mà “lăn” chính là “trăn”, đồng thời trái nghica với “trở”. Mối liên quan như vậy giúp ta suy luận rằng các tiếng trong láy đôi “trăn trở” có quan hệ đối xứng về nghĩa.
Nhận xét: 1) Các tiếng trong láy hoàn toàn và láy vần có quan hệ tương đồng về nghĩa. Quan hệ giữa các tiếng trong láy âm biểu hiện phong phú hơn. Ở kiểu I (3), trong trường hợp này giữa các tiếng có quan hệ ý nghĩa tương đồng, ở trường hợp kia có quan hệ đối xứng nghĩa (ví dụ: mình mẩy; ví dụ: trăn trở). Ở kiểu I (1) quan hệ đối xứng nghĩa giữa các tiếng trội hơn quan hệ tương đồng về nghĩa. Các tiếng trong kiểu láy âm này cùng nằm trong loạt đồng nghĩa, có thể, tương đối hẹp, song chúng lại đối lập nhau tương đối rõ rệt ở một nét nghĩa (ví dụ: múm mím). Ở kiểu I (2) các tiếng trong láy đôi có quan hệ đối xứng về nghĩa (ví dụ: thậm thụt, lấp ló, ì ạch).
2) Các tiếng khi đi vào mối quan hệ ngữ nghĩa như vậy trong láy đôi liôn luôn phát huy nét nghĩa có khả năng tạo hình, dễ chuyển nghĩa. Cũng như ghép song song, các nét nghĩa của hai tiếng không phải hợp lại mà hòa phối vào nhau để tạo thành một khối nghĩa của tổ hợp. Tổ hợp càng chặt thì tính biểu trưng ngữ nghĩa càng cao. Quy tắc hòa phối ngữ âm chặt chẽ của láy đôi đã bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ giữa các tiếng trong láy đôi. Nó là một tổ họưp chặt chẽ có quan hệ song song về cú pháp, nên tính biểu trưng ngữ nghĩa của nó đạt đến mức cao nhất. Mức độ biểu trưng ngữ nghĩa càng cao thì càng xúc tiến hiện tượng nhòe nghĩa xảy ra. Cho nên ở láy đôi hiện tượng nhòe nghĩa xảy ra mạnh hơn ở ghép song song. Thêm vào đó có hiện tượng biến âm lịch sử để lại không ít loạt tiếng vừa đồng nghĩa, gần nghĩa lại vừa gần âm. Chịu sự chi phối của đặc điểm không biến hình, các loạt tiếng như vậy xuất hiện lặp đi lặp lại thường xuyên trong hoạt động nói năng. Chính đây là một điều kiện để kích thích nảy sinh cái tâm lý tìm mối liên hệ giữa âm hưởng của tiếng và ý nghĩa của nó. Thế là hiện tượng “biểu âm” xuất hiện, vì lúc bấy giờ “tổ chức vật chất của lời nói trở thành đối tượng tri giác” (A. X. Stern 7). Cũng như ghép song song, quá trình biến đổi ngữ âm và hiện tượng biểu âm cũng làm cho các mối quan hệ về nghĩa của láy đôi càng thêm phức tạp. Trong láy đôi, vừa có cái ấn tượng ngữ nghĩa do vỏ ngữ âm của tiếng đưa lại, vừa có cái ấn tượng ngữ nghĩa do mối quan hệ ngữ âm có tính quy luật giữa hai tiếng đưa lại. Hai mức gây ấn tượng này cùng hòa phối vào nhau trong ý nghĩa của cả láy đôi, càng làm cho đặc điểm biểu trưng ngữ nghĩa của nó tăng cao thêm. Cho nên trong láy đôi, đặc điểm biểu trưng ngữ nghĩa và khả năng biểu âm liên quan rất chặt chẽ, tác động nhau.
3) Đến đây ta có thể kết luận được rằng, láy đôi về thực chất, cũng chính là ghép song song, vì các tiếng tạo nên nó vừa có quan hệ song song về cú pháp, vừa có quan hệ tương đồng hay đối xứng về nghĩa, ý nghĩa của cả tổ hợp cũng được tạo nên theo kiểu hòa phối nhau. Chúng ta có thể hoàn toàn đồng ý với Cao Xuân Hạo khi tác giả xếp láy vào tổ hợp đẳng lập (CXH 1). Song có điều là nên coi láy đôi là một khu vực đặc biệt của hiện tượng ghép song song. Bởi vì khi tổ chức vật chất của nó đã ổn định, nó trở thành một cơ chế riêng, hoạt động của nó ít nhiều có tính chất riêng biệt.
2. Hình dung con đường hình thành của láy đôi
Dựa vào những cứ liệu và những phân tích ở mục trên, chúng ta có thể hình dung con đường hình thành của láy đôi như sau:
2.1. Hai tiếng tương đồng về nghĩa hay trái nghĩa cũng có những đặc điểm ngữ âm giống nhau hòa phối nhau theo quy luật hài hòa âm thanh của tiếng Việt sao cho êm tai, dễ đọc, được ghép lại theo quan hệ cú pháp song song và hòa phối ngữ nghĩa.
2.2. Hai tiếng có vai trò phụ trong ghép CP mang ý nghĩa chỉ mức độ, hay miêu tả, nếu thỏa mãn những yêu cầu như ở cách thứ nhất, vừa nêu trên, được ghép laki theo quan hệ song song về cú pháp (ví dụ: cụt lủn; ngắn chủn… --> lủn chủn).
2.3. Do nhu cầu phải biểu hiện chính xác các mức độ đánh giá, biểu cảm hay miêu tả chính xác các tính chất mà tiếng phụ của kiểu ghép chính phụ mang ý nghĩa mức độ (xanh lè…) phải lặp lại. Đồng thời do nhu cầu êm tại, dễn đọc mà các tổ hợp này phải biến thanh hay âm cuối. Ví dụ: đỏ hỏn --> đỏ hỏn hỏn --> đỏ hon hỏn --> hon hỏn.
2.4. Những loạt đồng nghĩa, gần nghĩa do hiện tượng biến đổi ngữ âm lịch sử đưa lại được ghép lại theo quan hệ cú pháp song song.
2.5. Các tiếng địa phương hay tiếng cổ, đồng nghĩa với tiếng toàn dân, với tiếng thường dùng, nếu thỏa mãn yêu cầu nghiêm ngặt về ngữ âm, như đã nói ở mục 2.1., được ghép lại theo quan hệ song song về cú pháp.
2.6. Các láy đôi được sản sinh theo con đường tách đôi các láy kiểu “tẩn ngần tần ngần”, “xơ rơ xác rác”, “vất vơ vất vưởng”. Ví dụ, chúng tôi hình dung con đường của các láy đôi “mủm mỉm”, “núc ních” như sau:
mủm mỉm --> múm mím múm mím --> múm mím mủm mỉm
------> múm mím
------> mủm mỉm
nụch nịch --> nục nịch nục nịch --> núc ních nục nịch
------> núc ních nục nịch
------> nục nịch (ít dùng)
------> núch ních (hay dùng)
Hiện tại các tiếng “múm”, “mím”, “nục”, “nịch” đều có nghĩa.
Theo chúng tôi, đây là con đường sản sinh ra láy đôi dựa trên hoạt động của cơ chế láy.
Láy đôi được gọi là từ hay tổ hợp, điều đó, các nhà nghiên cứu cũng có lưu tâm. Song, theo suy nghĩ của chúng tôi, muốn gọi nó là gì đi nữa thì vẫn nên hiểu, về bản chất, chúng là những tổ hợp chặt có quan hệ cú pháp song song mang tính từ vựng.
Thư mục tham khảo
1. Cao Xuân Hạo, Về cương vị ngôn ngữ học của tiếng, Ngôn ngữ, số 2 – 1985. (VXH 17).
2. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, H., 1981 (ĐHC 2).
3. Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt, tiếng - từ - đoản ngữ. NXB ĐH và THCN, H., 1975 (NTC 3).
4. Nguyễn Thị Hai, Những kiểu cấu trúc - ngữ nghĩa của từ láy trong tiếng Việt hiện đại xét dưới góc độ của lý thuyết biểu âm, Thông tin khoa học ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, 1986 (NTH 4).
5. UBKHXH, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB KHXH, M., 1983 (NPTV 5).
6. Alexandre de Rhodes, Dictionarium anamiticum lus itanum et latinum. Rome 1651 (TĐA 5).
7. A. S. Stern, Obektivnue kriterij vyjavlenja effek – ta “zvukovoj simvoliki” (Materialy semins po problemse motivirovannosti jazykovogo znaka). L. 1969. (A. S. Stern 7).

Tran Thanh Nhu

Tổng số bài gửi : 7
Join date : 17/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết