NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


CƠ SỞ LÝ LUẬN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG NGA SANG TIẾNG VIỆT

4 posters

Go down

CƠ SỞ LÝ LUẬN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG NGA SANG TIẾNG VIỆT Empty CƠ SỞ LÝ LUẬN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG NGA SANG TIẾNG VIỆT

Bài gửi by le thi thanh ha 22/11/09, 12:00 pm

Trong thời đại ngày nay, thời đại toàn cầu hoá, nếu một người học một ngoại
ngữ bắt đầu tư duy bằng chính ngoại ngữ đó thì có thể trở thành người bản ngữ của
ngôn ngữ đó. Xuất phát từ quan điểm này, một người sẽ được coi là nắm chắc hai ngoại
ngữ hoặc song văn hoá nếu người đó có khả năng đưa ra một khái niệm tương tự để
diễn tả một ý nghĩa tương tự mà không cần phải dịch từng từ một.
Một trong những đặc điểm nổi bật của thành ngữ là “tính dịch được” hay “tính
không thể dịch” bằng từng từ cấu thành của thành ngữ để hiểu theo nghĩa đen. Nghĩa đen
ở đây được hiểu là nghĩa trực tiếp, nghĩa định danh của từ loại hiện diện trong thành ngữ.
Về nghĩa của thành ngữ có rất nhiều tranh luận liên quan tới tương đương hay
không tương đương trong các ngôn ngữ khác nhau. Sự tương đương hay không tương
đương có thể biểu hiện ở nhiều cấp độ như cấp độ từ vựng hay trên từ vựng có nghĩa là
ngôn ngữ đích không có những từ ngữ trực tiếp biểu thị cho từ ngữ trong văn bản
nguồn. Kiểu loại không tương đương, mức độ khó khăn khác nhau tùy thuộc vào bản
chất của những vấn đề không tương đương đó.
Khái niệm tương đương hay không tương đương trong tiếng Nga ở mức độ phức
tạp và đa dạng hơn có thể xét từ mối tương quan giữa cấu trúc và hình tượng tiếng Nga,
có thể xét thuần túy theo cấu trúc loại hình, theo chức năng sử dụng và phạm vi sử dụng
của tiếng Nga.
Khi nói đến khái niệm tương đương trong thành ngữ, chúng ta không nhất thiết
chỉ nhìn bề ngoài thông qua mối liên hệ giữa nghĩa và hình ảnh của thành ngữ đó, mà
còn phải quan tâm tới những tương đương về chức năng, về thái độ của người sử dụng,
điều kiện sử dụng, phạm vi, về mối quan hệ giữa người sử dụng và người tiếp nhận, và
cả hiệu quả mà người sử dụng tác động lên người tiếp nhận. Muốn dịch tương đương
một thành ngữ, dịch giả phải kết hợp nhiều yếu tố ngoài ngôn ngữ nữa và nhất thiết phải
đưa thành ngữ vào ngữ cảnh sử dụng sống động của nó.
Trong cấu trúc thành ngữ, từ vựng hành chức theo những qui tắc khác nhau,
thậm chí không có qui tắc cố định nào cả. Không ai có thể giải thích được tại sao nó
chấp nhận từ này mà lại loại bỏ từ khác. Muốn dịch được thành ngữ dịch giả trước hết
phải tiến hành nhận dạng được thành ngữ trong văn bản, rồi mới phân tích ý nghĩa của
từng yếu tố thành phần, diễn giải ý nghĩa tổng hợp của thành ngữ đó, sau đó mới lựa
chọn phương án dịch thích hợp sao cho nghĩa được giữ nguyên và phù hợp với mục
đích của bản dịch. Dịch thành ngữ trong chừng mực nào đó cũng có thể có những
phương pháp tiếp cận như phương pháp tiếp cận với dịch từ vựng nhưng ở cấp độ cao
hơn. Những khó khăn nhất định khi dịch thành ngữ thể hiện ở:
1/ Sự hiểu lầm nghĩa thành ngữ nhất là những thành ngữ vừa có nghĩa đen, vừa
có nghĩa thành ngữ;
2/ Những thành ngữ có thể có những thành ngữ giống nhau trong ngôn ngữ đích
nhưng nghĩa lại hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn khác so với trong ngôn ngữ nguồn;
Ví dụ: Thành ngữ tiếng Nga (“(кто) мухи не обидит” - “ai đó một con ruồi
cũng không xúc phạm”), ám chỉ người quá hiền lành. Trong khi đó thành ngữ - ruồi đậu
mép không thèm đuổi chủ yếu với nghĩa “một người nào đó lười nhác vì cơ thể mỏi mệt,
không muốn làm việc gì”.
3/ Tần xuất sử dụng, phạm vi sử dụng của thành ngữ văn bản nguồn khác với
thành ngữ văn bản dịch.
Những cách thức dịch thành ngữ không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào vấn đề một
thành ngữ có ý nghĩa tương đương trong ngôn ngữ dịch mà còn phụ thuộc nhiều vào
những yếu tố khác như ý nghĩa của từng đơn vị từ vựng cấu thành thành ngữ, phong
cách của thành ngữ, hoặc môi trường, cách thức sử dụng thành ngữ đó có phù hợp hay
không. Tất cả những điều này phải được tính đến trong ngữ cảnh, tức là thành ngữ đó
được dùng trong loại văn bản nào, người nói là ai, thái độ như thế nào, tác động của
việc dùng thành ngữ đó là gì.
Thành ngữ là một trong những đối tượng được các nhà ngôn ngữ học nói riêng
và khoa học xã hội nói chung quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện, từ đặc điểm cấu
trúc, phương thức tạo nghĩa tới nguồn gốc hình thành. Ở Việt Nam, có thể thấy những
nghiên cứu so sánh thành ngữ hai thứ tiếng của các tác giả Trương Đông San, Nguyễn
Đức Tồn, Nguyễn Văn Mệnh, Nguyễn Xuân Hoà, Phùng Trọng Toản, Nguyễn Văn
Hằng... Tuy nhiên, các nghiên cứu về dịch thành ngữ vẫn còn rất hạn chế, thiếu tính hệ
thống, thường chỉ gặp lác đác trong một vài tranh luận trên các tạp chí hoặc trong kỷ
yếu của một số hội thảo về dịch của các dịch giả lâu năm như Phan Ngọc, hoặc của các
giáo viên dạy dịch nhiều kinh nghiệm của các trường đại học.
Giáo sư Trương Đông San, một trong những nhà nghiên cứu thành ngữ đầu tiên
của Việt Nam trên cứ liệu tiếng Nga, đã khảo sát thành ngữ tiếng Nga trong cách nhìn
của người Việt và đưa ra một số phương thức chuyển dịch sang tiếng Việt dựa trên các
phương thức cấu tạo ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Nga như: hư hoá ngữ nghĩa, ẩn dụ,
tỉ dụ hoá, ngoa dụ và nói giảm, chơi chữ, uyển ngữ, hoán dụ, cải dung và mô tả. Những
phương thức chuyển dịch này chủ yếu dựa vào cơ sở cấu trúc nội tại của thành ngữ bỏ
qua sắc thái tu từ, biểu cảm.
Kunin, một nhà thành ngữ học của Nga, một đại diện đáng tin cậy của những
người nghiên cứu thành ngữ hai thứ tiếng (Anh, Nga) đã đưa ra 6 phương thức dịch
thành ngữ Anh - Nga. Đó là:
1/ Dịch tương đương đối với những thành ngữ có cùng ý nghĩa và hình ảnh
(холодный как лёд - lạnh như băng);
2/ Dịch loại suy đối với những thành ngữ tương đương về nghĩa nhưng hoàn
toàn khác biệt về hình ảnh (капля в море - một giọt trong biển - muối bỏ biển);
3/ Dịch miêu tả bằng cách chuyển tải thành ngữ tiếng Anh bằng những từ hoặc
cụm từ tự do tương ứng trong tiếng Nga;
4/ Dịch nghịch nghĩa, tức là chuyển dịch bằng một thành ngữ có ý nghĩa ngược
lại với ý nghĩa của thành ngữ trong văn bản nguồn hoặc ngược lại (đừng có mà đếm gà
trước khi nở = цыплят по осени считают “người ta đếm gà vào mùa thu”đếm cua
trong hang/ lỗ);
5/ Dịch sao phỏng, vay mượn, dùng khi tác giả muốn giữ nguyên hình ảnh của
văn bản nguồn;
6/ Dịch tổng hợp, trong trường hợp những thành ngữ tiếng Nga không chuyển
tải được nghĩa của thành ngữ tiếng Anh một cách trọn vẹn, hoặc trong trường hợp
chúng mang những sắc thái nghĩa khác nhau về thời gian, không gian (ехать в Тулу со
своим самоваром - đi đến Tula với chiếc ấm samova của mình).
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoà đã khảo sát thành ngữ tiếng Nga và tiếng Việt trên
bình diện giao tiếp, nhấn mạnh những đặc thù văn hoá dân tộc và tri thức nền của người
bản ngữ. Trên cơ sở đó đưa ra một số phương thức chuyển dịch thành ngữ tiếng Nga
sang tiếng Việt. Theo tác giả, vấn đề giải mã cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ có ý
nghĩa quan trọng và nhờ có sự giải mã này mà dịch giả nắm được nghĩa vị tiềm năng
của thành ngữ, cụ thể là nghĩa vị đó nằm trong yếu tố nào của thành ngữ và ẩn chứa ra
sao trong tổ chức ngữ pháp. Muốn giải mã được người dịch phải có kiến thức về văn
hoá nguồn và văn hoá dịch và phải trung thành với văn bản nguồn, nghĩa là chỉ cần tái
hiện được cảnh huống giao tiếp đúng như văn bản nguồn và gây được tác động đến
người tiếp nhận thông báo. Theo ông, một thao tác dịch Việt - Nga gồm hai công đoạn:
chuẩn bị và dịch. Trong thao tác chuẩn bị người dịch phải giải mã nghĩa khởi nguyên,
tìm nghĩa liên hội, khám phá nghĩa thực tại rồi mới lựa chọn phương án dịch thông qua
một số thủ pháp như: thêm, lược, cải biên, uyển ngữ.
Như vậy đối chiếu các thành ngữ Nga với các yếu tố tương đương trong các bản
dịch tiếng Việt cho thấy sự không đồng nhất về hình thái ngữ pháp của thành ngữ không
có cơ sở để cho rằng thành ngữ tiếng Việt là những yếu tố tương đương không hoàn
toàn với các thành ngữ tiếng Nga có những nét khác biệt ngữ pháp nhất định tìm thấy
trong thành ngữ là tiếng Nga và tiếng Việt là hai thứ tiếng thuộc hai hệ ngôn ngữ khác
nhau, không ảnh hưởng đến việc dịch đúng nghĩa của thành ngữ.
Chúng tôi đã qui ra có 4 phương thức cơ bản dịch các thành ngữ từ tiếng Nga
sang tiếng Việt.
1/ Dịch các thành ngữ tiếng Nga bằng các thành ngữ tương đương hoàn toàn
trong tiếng Việt. Ở đây cũng cần phải lưu ý rằng tiếng Nga và tiếng Việt thuộc hai hệ
ngôn ngữ khác nhau nên số lượng thành ngữ tương đương trong hai thứ tiếng là rất hạn
chế. Các thành ngữ tiếng Việt tương đương với thành ngữ tiếng Nga về ngữ nghĩa, từ
vựng, phong cách, là những tương đương hoàn toàn, việc sử dụng chúng tạo ra sự chuẩn
xác thông tin. Ví dụ:
- А время – деньги, вы забываете это, -
сказал полковник. (Анна Каренина, с.
241)
- Nhưng thì giờ là tiền bạc, ngài quên
điều đó sao! – ông đại tá nói. (Ana
Karênhina, tr. 361)
Chúng tôi nhận thấy thành ngữ tiếng Nga và tiếng Việt ở đây tương đương cả ở
dạng cấu trúc câu hai thành phần, cấu trúc cụm từ tự do mà cả ở dạng so sánh.
2/ Phương thức dịch bằng các thành ngữ tương đương không hoàn toàn: Đặc
tính thành ngữ thể hiện rõ nét khi so sánh và đối chiếu chúng với các thành ngữ tương
đương trong tiếng Việt.
- Слава богу, завтра увижу Серёжу
и Алексея Александровича, и пойдет моя
жизнь, хорошая и привычная, по-
старому. (Анна Каренина, c. 115)
- Đội ơn Chúa, mai mốt mình sẽ gặp
lại Xêriôgia và Alêchxêi
Alêchxanđrôvich, và cuộc đời tốt đẹp
quen thuộc của mình sẽ lại trôi như cũ.
(Ana Karenhina, tr. 154)
3/ Phương thức dịch bằng các thành ngữ tiếng Việt tương tự. Trong tiếng Nga
cũng như trong tiếng Việt có nhiều thành ngữ xuất hiện từ xa xưa và nó thể hiện đặc
trưng, biểu thị khái niệm, hình tượng riêng của mỗi dân tộc. Bức tranh cuộc sống con
người, đặc biệt là phong tục tập quán của hai dân tộc thể hiện trong thành ngữ tiếng Nga
cũng như tiếng Việt.
- Верно… Немец на обухе молотит
хлебец, - перекладывая янтарь на
другую сторону рта, сказал Шиншин и
подмигнул графу. (Война и мир, Т. I, c.
76-77)
Sin sin chuyển ống điếu sang mép bên
kia, nói:
- Quả đúng thật... Người Đức bao giờ
cũng tài xoay xở, - rồi Sin sin nháy mắt
với bá tước một cái. (Chiến tranh và
hoà bình, T. I, tr. 136, 206)
4/ Phương thức dịch không dùng thành ngữ. Tên gọi phương thức dịch này cũng
nói lên rằng thành ngữ Nga được dịch bằng phương thức dịch không dùng thành ngữ
nhờ đến các phương tiện từ vựng chứ không dùng các phương tiện thành ngữ của ngôn
ngữ dịch. Phương thức dịch không dùng thành ngữ có hai cách: sao phỏng thành ngữ và
miêu tả. Có hai điểm rất quan trọng khi dịch miêu tả cần lưu ý đó là:
- Trong thành ngữ Nga có từ cổ. Ví dụ: trong thành ngữ “попадать впросак”
có từ “впросак” là từ cổ, từ này ở ngoài thành ngữ này không còn sử dụng nữa. Vì thế
nên thành ngữ này dịch sang tiếng Việt phải dùng cách dịch miêu tả: lâm vào tình thế
khó xử, khó ăn khó nói.
Мне нравилась ваша непо-
средственность. – С такой непо-
средственностью попадают впросак
… Хотелось бы с вами поговорить
серьёзно, по душам. (Война и мир, Т. IV,
c. 227)
Tôi thích tính hồn nhiên của cô - với sự
hồn nhiên đó người ta đâm ra khó khăn
khó nói... tôi muốn nói chuyện với cô
nghiêm túc, tâm tình. (Chiến tranh và
hoà bình, T. IV, tr. 280)
- Thành ngữ Nga có từ nguyên biểu hiện các quan niệm của dân tộc Nga.
Господин Нехлюдов прекрасно
понимает это и заговаривает зубы,
прикидываясь, что он забыл азбуку
отличия счастья от несчастья.
(Война и мир, Т. III, c. 134)
Ngài Nhêkhluđốp hiểu rất rõ điều đó và
đánh trống lảng giả bộ rằng ngài quên
điều sơ đẳng sự khác biệt giữa hạnh phúc
và bất hạnh. (Chiến tranh và hoà bình, T.
III, tr. 197
Như vậy, dịch một thành ngữ này bằng một thành ngữ tương đương khác, trong
đa số trường hợp là lý tưởng. Nhưng do những đặc điểm văn hoá, kinh tế, chính trị...
khác nhau không thể có khái niệm tương đương trong mọi ngôn ngữ cho nên người dịch
phải có nhiệm vụ chuyển tải nội dung của thành ngữ gốc sao cho người đọc chấp nhận
được. Tính linh hoạt trong dịch thuật thể hiện qua sự mềm dẻo của người dịch qua quá
trình xử lý và phân tích nghĩa và quá trình lựa chọn phương thức dịch trên cơ sở chức
năng và người tiếp nhận thông tin có tính đến sự phù hợp về phong cách, chức năng,
ngữ vực, văn hoá... và truyền thống kế thừa di sản thành ngữ trong ngôn ngữ đích
nhưng đồng thời bổ sung làm giàu bằng những thành ngữ mới xâm nhập qua con đường
vay mượn hoặc sao phỏng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

le thi thanh ha

Tổng số bài gửi : 6
Join date : 17/10/2009

Về Đầu Trang Go down

CƠ SỞ LÝ LUẬN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG NGA SANG TIẾNG VIỆT Empty Re: CƠ SỞ LÝ LUẬN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG NGA SANG TIẾNG VIỆT

Bài gửi by Nguyễn Thị Thanh Hiếu 22/11/09, 10:53 pm

Mình nghĩ bài này sẽ rất bổ ích cho các bạn học khoa Nga tham khảo

Nguyễn Thị Thanh Hiếu

Tổng số bài gửi : 11
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

CƠ SỞ LÝ LUẬN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG NGA SANG TIẾNG VIỆT Empty Re: CƠ SỞ LÝ LUẬN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG NGA SANG TIẾNG VIỆT

Bài gửi by vo hang vinh 28/11/09, 08:49 am

minh khong hoc khoa Nga, chang biet gi ve tieng Nga nhung nge may cai ly luan nay cung thay ly thu do.

vo hang vinh

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 29/10/2009

Về Đầu Trang Go down

CƠ SỞ LÝ LUẬN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG NGA SANG TIẾNG VIỆT Empty Re: CƠ SỞ LÝ LUẬN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG NGA SANG TIẾNG VIỆT

Bài gửi by hoangngoc 28/11/09, 09:32 pm

mình cũng nghĩ bài này sẽ rất bổ ích cho bạn nào học khao Nga khi nghiên cứu đối chiếu tiếng việt và tiếng nga

hoangngoc

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 13/10/2009

Về Đầu Trang Go down

CƠ SỞ LÝ LUẬN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG NGA SANG TIẾNG VIỆT Empty Re: CƠ SỞ LÝ LUẬN DỊCH THÀNH NGỮ TIẾNG NGA SANG TIẾNG VIỆT

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết