NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


danh tu tieng anh va tieng viet

Go down

danh tu tieng anh va tieng viet Empty danh tu tieng anh va tieng viet

Bài gửi by nguyentragiang 21/12/09, 06:17 pm

Ðây là phiên bản html của tệp http://www.tckt.edu.vn/uploads/Noisan/51/Vuong%20thi%20dao.doc.
G o o g l e tự động tạo ra những phiên bản html của các tài liệu khi chúng tôi crawl web.
Sù T¦¥NG §åNG Vµ KH¸C BIÖT GI÷A DANHTRONG TIÕNG VIÖT Vµ DANHTRONG TIÕNG ANH
Vương Thị Đào






BM Ngoại ngữ


T

ừ loại là một bộ phận quan trọng của ngữ pháp học nói chung, là một vấn đề được bay đến từ lâu của ngữ pháp học truyền thống. Học thuyết về từ loại ra đời từ thời cổ Hy Lạp, gắn với tên tuổi của các nhà triết học Arixtốt, Alêchxăngđri, M. Lômônôxôv…

Danh từ là từ loại quan trọng bậc nhất trong số các từ loại của một ngôn ngữ nói chung. Nó chiếm số lượng rất lớn trong vốn từ vựng và có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu ngữ pháp. Đặc biệt trong quan hệ với động từ, danh từ đã cùng với động từ tạo nên thành phần quan trọng nhất của câu. Để giúp người học tiếng Anh nắm và phân biệt một cách đúng đắn về chức năng danh từ trong câu, tôi xin trình bày một số điểm tương đồng và khác biệt giữa danh từ trong tiếng Việt và danh từ trong tiếng Anh.

1. Sự giống nhau

Danh từ tiếng Việt và danh từ tiếng Anh đều dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng. Việc biểu đạt này, thể hiện rằng các danh từ liên quan đến nội dung phản ánh thực tại và do đó, trong ý nghĩa của danh từ có chứa đựng các yếu tố từ vựng. Khi nói tới ý nghĩa sự vật tính là ta muốn nhấn mạnh các yếu tố từ vựng được khái quát lên thành ý nghĩa nội hàm của danh từ, sự vật tính là nội dung cơ bản của danh từ. Ý nghĩa sự vật của danh từ là kết quả của sự khái quát hóa các ý nghĩa từ vựng thành lớp, thành loạt đã làm cho ý nghĩa danh từ được ngữ pháp hóa.



Danh từ

Động từ

Tính từ

nhận thức

đóng góp

cải tiến

chủ trương

tích cực

điển hình

thắng lợi

bảo đảm

quan tâm

nhận thức

đóng góp

cải tiến

chủ trương


thắng lợi

bảo đảm

quan tâm





tích cực

điển hình

thắng lợi

bảo đảm

quan tâm


Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình nên danh từ tiếng Việt cũng không có dấu hiệu biến hình từ. Các danh từ phi sự vật trên phương diện biểu đạt không có một dấu hiệu riêng, chúng có chung biểu vật (denotat) và cả vỏ ngữ âm với


Danh từ (nouns)

động từ (verbs)

tính từ (adjectives)

Water (nước)

Garden (vườn)

Shop

(cửa hiệu)

Watch (đồng hồ)

Kind

(loại)

Mean (phương tiện)

Hospital (bệnh viện)

water

(tưới nước)

garden (làm vườn)

shop (đi mua sắm)

watch (xem)









kind (tốt bụng)

mean

(ti tiện)

hospital (nhân đạo)


các từ loại khác như động từ, tính từ, hoặc đồng thời với cả hai.

Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình nhưng cũng có một số danh từ có chung biểu vật và cả vỏ ngữ âm với các từ loại khác như động từ, tính từ.

Do chỗ có cùng chung biểu vật, lại không có hình thức cấu tạo ngữ pháp riêng nên trường hợp này các từ có khó khăn trong việc nhận diện từ loại nếu tách riêng. Người ta chỉ nhận diện ra chúng là loại từ gì chỉ khi nào chúng hành chức.


Ví dụ:

- Thắng lợi của chúng ta (là) rất to lớn.

Danh từ (làm chủ ngữ)

- Chúng ta đang thắng lợi lớn.

động từ (vận động)

- Chúng ta rất thắng lợi trong việc này.

Tính từ (kết hợp với “rất”)

- My garden is nice. (Ngôi vườn của tôi xinh xắn)

Danh từ

- He enjoys to garden in his free time. (Ông ấy thích làm vườn lúc rảnh rỗi)

Động từ

- My husband works in a hopital. (Chồng tôi làm việc ở bệnh viện)

Danh từ

- They are very hospital. (Họ rất là nhân đạo)

Tính từ

Tuy nhiên, danh sách các từ thuộc kiểu này không có nhiều cả trong tiếng Việt cũng như tiếng Anh.

Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tích - đơn lập, ý nghĩa ngữ pháp của các từ loại nói chung và danh từ nói riêng được diễn đạt bằng phương thức trật tự từ, dùng các phụ từ, từ hư và cả bằng chức vụ của từ trong câu. Việc dùng trật tự từ, từ phụ và hư từ để biểu đạt quan hệ phân bố của các thực từ tiếng Việt trong ngữ lưu có thể gộp chung trong một đặc trưng gọi là khả năng kết hợp.

Việc miêu tả một cách toàn diện các khả năng kết hợp của từ loại này tựu trung có thể xét trong các ngữ đoạn mà nó xuất hiện thường xuyên, nhất là ở đoản ngữ danh từ - gọi tắt là danh ngữ. Đoản ngữ danh từ hay danh ngữ là một kết cấu ngữ pháp, một tổ hợp tự do có một trung tâm, do danh từ làm nòng cốt, tập hợp chung quanh nó những thành tố phụ thường xuyên và lâm thời.

Danh ngữ (noun phrase) có mấy đặc điểm lớn sau đây về mặt cấu trúc:

+ Danh ngữ có cấu trúc tổng thể gồm một thành tố chính (ngữ nghĩa và ngữ pháp) và các thành tố phụ phân bố ở chung quanh trung tâm, chúng tạo thành các vị trí:


Tất cả những cái cuốn sách mới này

Thành tố phụ thành tố chính thành tố phụ

All these new books

Thành tố phụ thành tố chính

- Quan hệ giữa thành tố chính và các thành tố phụ có bản chất cú pháp của quan hệ chính phụ. Điều đó dẫn đến chỗ:

+ Số lượng vị trí của các thành tố phụ là có giới hạn.

+ Trật tự của các thành tố trong cấu trúc danh ngữ trên nguyên tắc là cố định cả trong tiếng Việt và tiếng Anh. So sánh «12 phòng (12 rooms) » khác với « phòng 12 (room N.12) ».

+ Chỉ có thành tố chính là có quan hệ với các yếu tố khác nằm ngoài cấu trúc của đoản ngữ. Ví dụ trong phát ngôn: «Cha tôi đi vắng», với danh ngữ «cha tôi» thì chỉ có từ trung tâm «cha »là có quan hệ với yếu tố nằm ngoài danh ngữ (« đi vắng »). Cũng như phát ngôn : « My father went away », với danh ngữ « My father » thì chỉ có từ trung tâm « father »là có quan hệ với yếu tố nằm ngoài danh ngữ («went away »)

- Tuy cấu trúc của danh ngữ có phức tạp hơn, có ý nghĩa đầy đủ hơn danh từ, nhưng xét về phương diện ngữ nghĩa của danh ngữ thì toàn bộ cái cơ cấu của danh ngữ bị chi phối bởi đặc điểm ngữ nghĩa của chính từ trung tâm. Với ý nghĩa đó, trung tâm sẽ qui định có bao nhiêu thành tố phụ và những loại thành tố phụ cụ thể nào có thể có quan hệ với nó. Mọi biến đổi diễn ra trong cấu trúc danh ngữ đều có liên quan đến ngữ nghĩa của từ trung tâm. Vì vậy, các phạm trù từ vựng- ngữ pháp trong nội bộ danh từ sẽ tạo ra rất nhiều kiểu loại danh ngữ tương ứng với chúng.

2. Những điểm khác nhau

- Trong tiếng Việt, nếu xét về quan hệ ngữ pháp thuần túy hình thức thì có thể có lý do để cho rằng trong các tổ hợp kiểu như : cuốn sách, bác nông dân, bức tranh,.......thì các yếu tố «cuốn», «bức», «bác »... là thành tố chính.Thế nhưng khi ta hỏi: «cuốn gi ?», « bác nào ?», « bức gì ?» trong cấu trúc này, từ để hỏi đứng ở vị trí từ phụ, vậy thì trong câu trả lời, các từ như «sách», «nông dân», « tranh »có khả năng thay thế trong bối cảnh đồng nhất nên có thể coi chúng cũng là từ phụ.

Khác với danh từ tiếng Việt, danh từ tiếng Anh không có các tổ hợp như trên mà chỉ có duy nhất một thành tố chính là: « book, farmer, picture,..»

- Về vị trí của các thành tố phụ thì trong tiếng Việt, khi chấp nhận vị trí trung tâm danh ngữ do danh từ đảm nhận, việc sắp xếp sự phân bố của các thành tố phụ vào các vị trí phải dựa trên mối quan hệ của các thành tố này với trung tâm. Theo kỹ thuật phân bố, các yếu tố ngôn ngữ được coi là đẳng trị một khi chúng xuất hiện trong bối cảnh đồng nhất và có thể thay thế cho nhau được. Mỗi vị trí của thành tố phụ trong danh ngữ được coi là một trục đối vị ngữ pháp của các yếu tố đẳng trị.Theo cách đó, các thành tố phụ đứng trước hoặc sau danh từ theo trật tự sau:

Thành tố phụ thành tố chính thành tố phụ

Tất cả những cái cuốn sách mới ấy

-4 -3 -2 -1 0 1 2

Trong tiếng Anh thì các thành tố phụ luôn đứng trước danh từ trung tâm. Xét một số danh ngữ (noun phrases) sau:

Thành tố phụ Thành tố chính

All these new books

-3 -2 -1 0

Our first three big blue American cars

-6 -5 -4 -3 -2 -1 0

A glass full of water

-4 -3 -2 -1 0

- Về chức năng cú pháp, danh từ tiếng Việt có khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ và trạng ngữ. Trong tiếng Việt, do vắng hiện tượng hình thái học, cho nên thay vì các biến tố, trật tự từ và các từ phụ trở nên phương thức ngữ pháp nổi bật. Theo đó mối quan hệ chặt chẽ giữa khả năng kết hợp của từ với chức vụ cú pháp của từ ở trong câu là rất có ý nghĩa. Chức vụ của từ ở trong câu tiếng Việt cũng là một biểu hiện của khả năng phân bố.

Trong các ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng, danh từ được coi là một trong hai từ loại chủ chốt đảm nhận chức năng chính trong câu. Trong tiếng Việt, theo một thống kê, chức năng chủ ngữ trong câu song phần có tới 99% trường hợp do danh từ và đại từ đảm nhận.

Ví dụ: Đồng là một kim loại.

Ngôi nhà này có năm gian.

Chiếc đồng hồ treo tường vẫn chạy tốt

Việc danh từ làm chức năng vị ngữ trong tiếng Việt với sự tham gia của hệ từ là một đặc điểm ngữ pháp riêng của từ loại này. Dù tần số xuất hiện của nó trong chức vụ này không cao nhưng với kiểu mệnh đề Danh – là - Danh với sự hỗ trợ của hệ từ là, thì khá phổ biến.

Ví dụ: Tôi là sinh viên.

Chị ấy thì đang giữ trẻ con.

Rắn là loài bò sát.

Khi giải thích việc danh từ có thể làm vị ngữ trong câu, chúng ta cũng có cơ sở lí luận để giải thích vì sao danh từ tiếng Việt có khả năng làm định ngữ rất nhiều. Định ngữ theo cách định nghĩa truyền thống, là một loại thành phần phụ bổ nghĩa cho danh từ. Danh ngữ là cái cấu trúc thể hiện khả năng này. Danh từ có định ngữ là một loại ngữ đoạn chứa đặc trưng những phi vị ngữ tính.

Cùng là đặc trưng biểu đạt bằng danh từ nhưng tư duy có sự phân chia thành đặc trưng thông báo và đặc trưng hạn định. Vị ngữ chỉ ra đặc trưng thông báo mà nội dung cơ bản là cái nhận định cho cái thành phần thứ nhất. Định ngữ chỉ ra đặc trưng hạn định mà nội dung cơ bản là miêu tả cho cái nội dung của danh từ.

Hãy so sánh:

Nhà này ba gian / nhà ba gian

Bàn này bằng gỗ / bàn bằng gỗ

Người này gốc Việt / người gốc Việt

Trong tiếng Việt, vắng mặt hiện tượng chi phối vì từ không biến hình, khái niệm bổ ngữ và trạng ngữ được hiểu một cách tương đối, chẳng hạn như bổ ngữ là thành phần phụ của một số động từ nhất định, còn trạng ngữ là thành phần phụ của động từ nói chung.

Trong tiếng Anh danh từ chỉ làm chủ ngữ (subject), tân ngữ (object) và bổ ngữ (complement). Vì tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình nên danh từ kông có chức năng làm trạng từ (adverb).

Ví dụ: The book is on the table. (Quyển sách ở trên bàn.)

Subject (chủ ngữ)

My house is large. (Nhà của tôi thì rộng.)

Subject (chủ ngữ)

The baby is crying. (Em bé khóc.)

Subject (chủ ngữ)

I am a student. (Tôi là sinh viên)

Complement (bổ ngữ)

These are our children. (Đây là những đứa con của tôi)

Complement (bổ ngữ)

Somebody caught the ball (Ai đó đã lấy quả bóng)

Object (tân ngữ)

She gives me nice gifts. (Chị tặng tôi mấy món quà xinh xắn)

Direct object (tân ngữ trục tiếp)

Khác với tiếng Việt, tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình cho nên bản chất từ loại thường chỉ được xem xét qua các phạm trù ngữ pháp, các dạng thức biến hình từ. Danh từ tiếng Anh được nhận dạng bằng các tiếp vĩ ngữ (noun suffixes). Dưới đây là một số tiếp vĩ ngữ phổ biến của danh từ tiếng Anh:

- ster gangster (kẻ cướp)

- eer engineer (kĩ sư)

- er, or teenager(thiếu niên), visitor (khách tham quan)

- let booklet (sách mỏng)

- ess , -ness waitress (nữ bồi bàn), happiness (sự hạnh phúc)

- y, -ie daddy (bố), auntie (dì, cô)

- hood boyhood (thời trai trẻ)

- ship friendship (tình hữu nghị)

- dom freedom (sự tự do)

- ocracy democracy (chế độ dân chủ)

- (e) ry slavery (nạn đói), machinery (thiết bị)

- ing pannelling (sự lót ván)

- ful mouthful (miếng bỏ vào đầy mồm)

-tion revolution (cuộc cách mạng)

-y beauty (sắc đẹp)

3. Kết luận

Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập - không biến hình và tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình cho nên danh từ của tiếng Việt và danh từ của tiếng Anh dĩ nhiên sẽ không tránh khỏi có những sự khác nhau. Tuy vậy, không phải chúng hoàn toàn khác nhau mà chúng cũng có một số điểm tương đồng như đã được trình bày ở trên. Ngữ pháp nói chung, ngữ pháp tiếng Việt và ngữ pháp tiếng Anh nói riêng, đặc biệt là vấn đề từ loại là một mảng nghiên cứu rất rộng. Vì khuôn khổ của bài viết có hạn, người viết hy vọng rằng trong quá trình giảng dạy các giáo viên dạy tiếng Anh sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm vấn đề này để góp phần phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học ngoại ngữ.

nguyentragiang

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 13/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết