NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


Chuong Trinh hoc NNH DC

Go down

Chuong Trinh hoc NNH DC Empty Chuong Trinh hoc NNH DC

Bài gửi by ThayLe 22/09/09, 03:12 pm

ÐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HUẾ
KHOA VIỆT NAM HỌC
Tổ Ngôn Ngữ Học
-------------------

ÐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN BẮT BUỘC

1 Tên học phần: NGÔN NGỮ HỌC ÐỐI CHIẾU
2 Số tín chỉ: 2 (30 tiết lên lớp)
3 Trình độ: cho sinh viên năm thứ 4 của hệ cử nhân chuyên ngành tiếng Anh
4 Phân bổ thời gian:
- Lên lớp: 30 tiết
- Tự học: 2 tiết
- Chấm tiểu luận: 2 tiết
5 Ðiều kiện tiên quyết: sinh viên đã học xong các học phần sau đây trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành tiếng Anh: phonetics, phonology, morphology, syntax, semantics, Dẫn luận ngôn ngữ, Tiếng Việt thực hành
6 Mục tiêu của học phần:
6.1. Giới thiêụ vai trò của môn học trong nghiên cứu lý thuyết ngôn ngữ và ứng dụng ngôn ngữ
6.2. Giới thiệu các phương pháp và nguyên tắc đối chiếu ngôn ngữ
6.3. Xây dựng các kỹ năng đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt
7 Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Nội dung chính của học phần đề cập đến định nghĩa, vai trò vị trí môn học, mục đích nghiên cứu đối chiếu và những nguyên tắc, những phương pháp được sử dụng trong đối chiếu ngôn ngữ.
8 Nhiệm vụ của sinh viên:
- Ðọc tất cả các chương sách theo qui định hàng tuần lễ.
- Làm tất cả các bài tập bắt buộc (đuợc qui định sau mỗi bài giảng)
- Dự đầy đủ tất cả các giờ giảng.
- Chuẩn bị tốt cho bài thu hoạch cuối học kỳ (có quy định cụ thể).
9 Sách tham khảo:
a) Bùi Mạnh Hùng (2008). Ngôn ngữ học đối chiếu. NXB Giáo Dục.(Tài liệu dùng tại lớp)
b) Lê Quang Thiêm (1989). Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. NXB Ðại Học và Giáo dục chuyên nghiệp.
c) Bùi Tất Tươm (1997). Giáo trình ngôn ngữ và tiếng Việt. NXB Giáo Dục
d) Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống - Hội Ngôn ngữ học Việt Nam

10 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
10.1. Tham gia tích cực và đầy đủ: 10% (có xác nhận của nhóm trưởng)
10.2. Trình bày cáo cáo, điều hành, tổ chức thảo luận: 30%
10.3. Tiểu luận: 60%
10.4. Điểm đạt: 50%

11 Nội dung chi tiết học phần:

Thời gian Nội dung chi tiết
Tuần 1 Giới thiệu môn học
Giới thiệu khái niệm đối chiếu
Sơ đồ phân giới bộ môn ngôn ngữ học đối chiếu
Tuần 2 Vị trí của ngôn ngữ học đối chiếu trong các bộ môn ngôn ngữ học hiện đại
- Với loại hình học
- Với ngôn ngữ học tâm lý
- Với ngôn ngữ học xã hội
- Với lý thuyết biên phiên dịch
Những mục đích nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ xét trong phạm vi nghiên cứu ứng dụng thực hành ngôn ngữ
- Vấn đề ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với việc học ngoại ngữ
- Mối quan hệ giữa sự khác biệt về ngôn ngữ và khó khăn đối với việc học ngoại ngữ
- Vai trò của nghiên cứu đối chiếu với việc dự báo lỗi học ngoại ngữ và phân tích lỗi
Tuần 3 Cơ sở so sánh (Tertium Comparationis)
Thực hành xác định TC
Tuần 4 Một số nguyên tắc quan trọng trong nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ
Phương pháp đối chiếu
Tuần 5 Tự học – tìm tài liệu - thảo luận nhóm
Tuần 6 Các bình diện nghiên cứu đối chiếu
1. Ngữ âm – âm vị học
Bài tập thảo luận 1
Tuần 7 Thảo luận – báo cáo nhóm 1,2,3
Tuần 8 Các bình diện nghiên cứu đối chiếu
2. Từ vựng - ngữ nghĩa
Bài tập thảo luận 2
Tuần 9 Thảo luận – báo cáo nhóm 4,5,6
Tuần 10 Các bình diện nghiên cứu đối chiếu
3. Ngữ pháp
Bài tập thảo luận 3
Tuần 11 Thảo luận – báo cáo nhóm 7,8,9
Tuần 12 Các bình diện nghiên cứu đối chiếu
4. Ngữ dụng
Bài tập thảo luận 4
Tuần 13 Thảo luận – báo cáo nhóm 10, 11

Tuần 14 Ôn tập
Tuần 15 Hướng dẫn làm tiểu luận


Quy định về thảo luận nhóm và tiểu luận

1. Thảo luận nhóm: (30%)
a. Số lượng nhóm: 11 (x 7 người)
b. Đề tài trình bày: bài báo trên các tạp chí ngôn ngữ hoặc các bài đọc trích từ các chuyên luận liên quan đến vấn đề đối chiếu tiếng Anh (hoặc một tiếng nước ngoài mà mình am hiểu) và tiếng Việt
c. Thời lượng trình bày: 15 phút trình bày + 10 phút thảo luận
Quy định về cách thức trình bày: Tài liệu cần trình bày phải được công bố trước ít nhất là 3 ngày cho toàn thể lớp học . Sử dụng các phương tiện hỗ trợ nghe nhìn như máy chiếu, poster, replica, CD/VCD player, hand-outs, loud-speaker và các phương tiện khả dụng khác.
d. Quy định về người trình bày: Nội dung trình bày cần ngắn gọn, súc tích, đúng thời gian cho phép, nêu ra những điểm chính và những đánh giá chung của nhóm. Người trình bày và những thành viên của nhóm phải điều hành dẫn dắt phần thảo luận bằng cách nêu những câu hỏi có liên quan, trả lời những thắc mắc nếu có của người nghe.
e. Mỗi nhóm phải chuẩn bị ít nhất 2 câu hỏi cho nhóm trình bày liên quan đến vấn đề trình bày


Một số bài báo/bài đọc để tham khảo:
- R1: Phạm Thị Tuyết Hương. 2008. Nguyên nhân thay đổi trật tự từ của cấu trúc câu trần thuật S.V.O Tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt). Tạp chí ngôn ngữ và đời sống số 4
- R2: Nguyễn Văn Nở. 2006. Dấu ấn văn hoá – dân tộc qua chất liệu biểu trưng động vật và thực vật trong tục ngữ Việt Nam. Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 10
- R3: Võ Thanh Phong. 2006. So sánh đối chiếu phần phụ sau trong cụm danh từ tiếng Anh và tiếng Việt. Đại học Huế
- R4: Phan Thị Thanh Thuỷ. 2008. Văn hoá trong ngôn ngữ và đôi điều cần chú ý về nó trong việc dạy tiếng Anh. Tạp chí ngôn ngữ và đời sống số 6
- R5: Nguyễn Linh Chi. 2008. Một số nhận xét về lỗi dùng từ đặt câu của người nước ngoài học tiếng Việt (trên cứ liệu học tiếng của người Mỹ và người Anh). Tạp chí ngôn ngữ số 8.
- R6: Nguyễn Văn Huy. 2007. So sánh đối chiếu bản dịch thơ Hồ Xuân Hương của các dịch giả gốc Việt và phi gốc Việt trên bình diện ngữ âm – ngữ nghĩa. Kỷ yếu hội nghị về Biên Phiên Dịch toàn quốc lần thứ 1 tại Huế
- R7: Lê Quang Thiêm. 2004. Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh (Chương XII, tr.221-239). NXB ĐHQG Hà Nội
- R8: Lê Quang Thiêm. 2004. Đối chiếu câu phủ định trong tiếng Việt và tiếng Anh (Chương XII, tr.239-252). NXB ĐHQG Hà Nội
- R9: Võ Thị Dung. 2006. Đặc trưng ngôn ngữ-văn hoá trong tục ngữ bàn về lời ăn tiếng nói của người Anh so sánh với tục ngữ người Việt. Đại học Huế
- R10: Dương Thị Mỹ Lệ. 2006. Tìm hiểu một số phương tiện ngôn ngữ gây cười trong truyện cười dân gian tiếng Anh. Đại học Huế
- R11: Lê Quang Thiêm, 2004. Đối chiếu thành phần câu Việt – Anh (Chương XI, tr.205-220). NXB ĐHQG Hà Nội

2. Tiểu luận: (60%)

a. Trang bìa cần được trình bày theo mẫu chung (đính kèm), font chữ tiếng Việt VN Unicode 1, size 12, 1.5 line spacing.

b. Tên đề tài: trên cơ sở ý tưởng từ những bài báo đã được trình bày và phần giới thiệu của giảng viên hướng dẫn, người học phải tự tìm được một đề tài yêu thích để phát triển thành một tiểu luận. Đề tài cần mang bản sắc và góc nhìn cá nhân, được phân bố trong bốn bình diện đối chiếu lớn: ngữ âm – âm vị học (20 sinh viên), ngữ pháp (20 SV), từ vựng - ngữ nghĩa (20 SV) và ngữ dụng (20 SV). (Lớp trưởng lập bản đăng ký bình diện đối chiếu và nộp cho GV trước tuần thứ 5)

c. Yêu cầu về độ dài: (min) 1200 – (max) 2000 (3-5 trang) (không được viết ít hơn hoặc nhiều hơn)

d. Nội dung:
i. ngắn gọn, xúc tích, sáng tạo, thể hiện được yêu cầu môn học, không trùng lặp với người khác
ii. nghiêm cấm sao chép mà không trích dẫn (nếu bị phát hiện sẽ chịu kỷ luật do giảng viên đề nghị)
iii. chú trọng đến việc xác định một đề tài nghiên cứu có tính khả thi, biện luận cho ý nghĩa của đề tài, phạm vi nghiên cứu, tài liệu nghiên cứu, nêu được những dẫn chứng rõ ràng.

e. Hạn nộp: một tuần trước ngày học cuối cùng, bài viết được nộp tại website www.nicenet.org/ http://vietnamstudies.ninehub.com

ThayLe

Tổng số bài gửi : 135
Join date : 22/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết