NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao.

4 posters

Go down

Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao. Empty Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao.

Bài gửi by Trinh Thi Ngat 31/10/09, 01:19 pm

Đây là một số tài liệu mà mình đã download được, mình đọc thấy nó cũng hay. nếu bạn nào làm tiểu luận có đề tài liên quan đến việc ĐỐI CHIẾU ÂM TIẾT VIỆT-ANH, ĐỐI CHIẾU DANH TỪ VÀ NGỮ DANH TỪ VIỆT ANH, hay GIỚI TỪ VÀ NGỮ GIỚI TỪ VIỆT – ANH thì các bạn có thể tham khảo.Nhưng mình quên mất địa chỉ mình lấy tài liệu này mất rồi.
Đối chiếu nguyên âm Việt – Anh


I) Một số khái niệm

1. Âm tố:

- Chữ viết trong các ngôn ngữ thường khác nhau và có hiện tượng dùng nhiều con chữ để ghi cùng 1 âm và ngược lại. Vì vậy để ghi âm tố người ta thống nhất dùng chữ Latin trong bản phiên âm quốc tế và kí hiệu trong [].

- Trong lời nói (phát âm) âm tố thường được phát âm với những sắc thái khác nhau (nét rườm) và những dấu phụ.

- Là đơn vị cấu âm nhỏ nhất của lời nói

- Số lượng âm tố là vô hạn, tuy nhiên âm tố cũng có những đặc trưng âm học cho phép phân loại thành những tập hợp nhỏ hơn, đó là nguyên âm, phụ âm...

2. Âm vị và biến thể âm vị

- Kn âm vị:

+là đơn vị nhỏ nhất của hệ thống ngữ âm trong 1 ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa trong ngôn ngữ.

+ Các đặc trưng khu biệt: là những đặc trưng có tác dụng giúp người bản ngữ nhận diện và phân biệt được các âm vị với nhau; và từ đó có khả năng nhận biết được các đơn vị có nghĩa.

3. Mối quan hệ âm tố & âm vị.


Đối chiếu âm tiết


I. Định nghĩa và bản chất

- Âm tiết: là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói được cấu thành từ nguyên âm, phụ âm hoặc âm tiết, âm vị.

II. Đối chiếu

1. Phân tích âm tiết TV?

Âm đầu: 22 phụ âm đầu đảm nhiệm

Âm cuối: 6 phụ âm cuối





2. Phân tích âm tiết TA?



Câu hỏi:

1. Định nghĩa âm tiết và nêu bản chất của âm tiết?

2. Sau khi phân tích hãy nêu những nét giống và khác nhau trong phần đầu âm tiết tiếng Việt và tiếng Anh?

3. Sau khi phân tích hãy nêu những nét giống và khác nhau trong phần cuối âm tiết tiếng Việt và tiếng Anh?

4. Nêu cấu trúc âm tiết tiếng Việt?

5. Nêu cấu trúc âm tiết tiếng Anh?

1.

- Bản chất: Ngữ âm + âm vị học

a) Ngữ âm:



5.

– Định nghĩa âm tiết??

-



Câu 5.

I. Định nghĩa âm tiết?

II. Cấu trúc

a. Vẽ bảng âm tiết TA

b.

i. Phần đầu âm tiết TA

1. Bắt đầu = 1 nguyên âm => vị trí zero

2. Bắt đầu bằng phụ âm: bất cứ phụ âm nào trừ 2 âm /n/ và /ng/. Ở vị trí âm tiết đầu TA thường có tổ hợp 2 phụ âm trở lên.

Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao. Clip_image001 2 phụ âm:

- Tổ hợp /s/ + 1 số âm khác. VD: sting: /s/ - tiền-tiền; /t/ tiền

- Tổ hợp 15 phụ âm + 1 số phụ âm theo sau như /l/, /r/, /w/, /l/. VD: play /p/: phụ âm tiền; /l/: phụ âm sau tiền

Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao. Clip_image001 3 phụ âm: VD split: /s/ tiền tiền; /p/ tiền âm tiết; /l/ phụ âm sau tiền

ii. Âm cuối TA

1Không có phụ âm cuối: âm kết thúc zero

2. Chỉ có 1 phụ âm: phụ âm cuối (trừ h, r, w, j)
Gồm 2 phụ âm:Phụ âm tiền cuối + phụ âm cuối


ĐỐI CHIẾU DANH TỪ VÀ NGỮ DANH TỪ VIỆT ANH


I. Khái niệm:

II. Phân loại:

DT = DT chung + DT riêng




DT



















DT Chung

DT Riêng












DT tổng hợp

DT ko tổng hợp















DT chỉ vật, thể
DT chỉ chất thể
DT chỉ tượng thể
DT chỉ đơn vị








- DT riêng thường dùng để nêu tên của 1 người, đất nước hoặc vùng miền... của từng sự vật cụ thể. Khả năng kết hợp của dt riêng so với dt chung và các từ loại khác thì hạn chế hơn. Và DT riêng ít khi được kết hợp với số từ.

- DT chung là khái niệm để chỉ tên chung của cùng 1 chủng loại sự vật có tính khái quát và trừu tượng cao.

+ DT tổng hợp dùng để chỉ sự vật tổng thể. Dt loại này thường không kết hợp trực tiếp với từ chỉ số đếm, danh từ chỉ loại hay chỉ đơn vị rời

+ DT không tổng hợp dùng để chỉ sự vật đơn thể độc lập.

_ DT chỉ đơn vị: DV đại lượng (Khoa học + DGian) + DV rời (Rời, tập thể)



III. Một số đặc trưng ngữ pháp của danh từ V-A.

1. Phạm trù số:

- TV?

- TA?

2. Phạm trù vị trí:



Tất cả / 20 / sinh viên / thông minh / kia / của trường BK

Định từ - Số từ - DT – Tính từ - Đại từ phiếm chỉ - trạng ngữ



3. Ngữ danh từ


Thành tố phụ trước

Danh Từ

Thành tố phụ sau

-4

-3

-2

-1


1

2

Phụ tố tổng lượng

Phụ tố số lượng

Phụ tố loại thể đơn vị

Phụ tố chỉ xuất





-1: Yếu tố chỉ hàng đơn vị tự nhiên và quy ước

-2: (Không phải lúc nào cũng có) Biểu đạt ý nghĩa đơn nhất của sự vật và người ta thường dụng định tố "cái" để nhấn mạnh sự vật nhắc tới.

-3: Vị trí này có thể là các từ chỉ số đếm; các từ chỉ số ước lượng; các từ mang ý nghĩa phân phối (mỗi, từng); các hư từ chỉ số (những, các)

-4: (Tất cả, cả, toàn bộ)

1: Vị trí này có chức năng hạn định cho danh từ. Vị trí này do nhiều từ loại khác nhau đảm nhiệm (danh từ, động từ, tính từ, có thể là ngữ)

2: "Ấy, kia, nọ" (đại từ phiếm chỉ, chỉ định)

GIỚI TỪ VÀ NGỮ GIỚI TỪ VIỆT – ANH


I. Khái quát chung

1. Vị trí: Trong TV lẫ.n TA, giới từ có vị trí khác nhau trong hệ thống từ loại khác nhau, tuy nhiên có một số tương đối lớn học giả thống nhất giới từ thuộc nhóm hư từ trong mối tương quan phân biệt với thực từ. Dù là hư từ nhưng giới từ có vị trí rất quan trọng trong cấu trúc cũng như hoạt động của ngôn ngữ.

2. Đặc điểm:

- Về mặt hình thức: Gtừ không có khả năng độc lập và trực tiếp làm thành phần của cụm từ và của câu mà nó chỉ có khả năng kết nối các thành phần đó lại với nhau. Về cơ bản gtừ thường đứng trước danh từ hoặc đại từ.

- Về mặt ý nghĩa: Gtừ không có ý nghĩa từ vựng chân thực mà chỉ mang ý nghĩa ngữ pháp. Và mối quan hệ mà giới từ thể hiện thường là quan hệ chính phụ.

3. Phân biệt giới từ với 1 số từ loại khác

- Liên từ: chuyên dùng để nối các quan hệ đẳng lập; có khả năng kết hợp các mệnh thành câu ghép hoặc câu phức hợp. Trong khi đó giới từ chuyên nối thành tố có quan hệ chính phụ và về mặt kết nối và ý nghĩa thì giới từ có xu hướng gắn với thành tố phụ; liên từ thường giữ vị trí trung lập nên các thành tố đứng trước và sau liên từ có thể đổi chỗ cho nhau.

- Các từ chỉ hướng hoạt động: ra, vào, lên, xuống, về... Những từ này chỉ được xem là giới từ nếu: + Không có khả năng kết hợp với phó từ (bổ nghĩa cho động từ: đã, đang, sẽ, chưa..)

+ Có danh từ đi kèm phía sau và gắn chặt với danh từ này.



-) Từ chỉ hướng đứng sau V chỉ sự vận động: đi, chạy, trèo, leo, nhảy... Leo lên cây, đi ra bờ hồ. [Mang ý nghĩa động từ]

-)Từ chỉ hướng đứng sau V có bổ ngữ trực tiếp: gửi, treo, đóng, đem... Gửi thư vào Nam, đổ rác ra đường... [Giới từ]

-)Từ chỉ hướng đứng sau V mang ý nghĩa cảm nghĩ, nói năng: tin, nghĩ, thú nhận... tin vào mình, thú nhận về tội lỗi... [Giới từ]

-) Từ chỉ hướng đứng sau tính từ chỉ trạng thái, màu sắc, phẩm chất... đẹp, xinh, ốm, ngoài, béo, trắng... [Phó từ]



II. Đối chiếu giới từ và ngữ giới từ

1. Đối chiếu về chức năng ngữ pháp

1.1. Những đặc điểm giống nhau:

- Giới từ trong hai ngôn ngữ đều không có khả năng một mình tạo thành câu, kể cả câu nói tắt và chúng không có khả năng tạo một mình làm thành phần của câu.

VD: Có thể nói: Go! Mưa. Gió. Não nùng!

- Giới từ trong hai ngôn ngữ đều biểu thị quan hệ chính phụ, tức là dùng để nối kết thành tố phụ vào thành tố chính trong các cụm từ và trong câu. Giới từ thường có xu hướng gắn với thành tố phụ hơn là gắn với thành tố chính.



1.2. Khác nhau:

- Trong TV, kết hợp của giới từ với các từ đứgn sau có thể đóng vai trò là vị ngữ trong câu.

VD: Chiếc bình đó bằng pha lê.

Lỗi này tại bạn.

Chiếc nhẫn này để tặng em.

- Trong TA, cụm giới từ không có khả năng làm vị ngữ của câu, chúng ta không thể nói:

He in a big hurry.

- Cụm giới từ TA và TV đều có thể làm định ngữ nhưng khả năng đảm nhiệm chức năng ngày của các cụm từ cụ thể không giống nhau.

VD: A cup of tea = Một chén trà (a cup tea)

A group of people = Một đoàn người (a group people)

- Trong TV cụm giới từ cũng có thể được dùng như chủ ngữ của câu.

VD: Ngoài Bắc rất lạnh.

- TA giới ngữ không có khả năng làm chủ ngữ.



2. Đối chiếu về hoạt động trong lời nói.

2.1. Giống nhau

- Giới từ TV và TA thường nối dành từ với dtừ, đtừ với đại từ, độg từ với danh từ... để tạo thành cụm giới từ đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, cách thức... hoặc là làm định ngữ trong câu. (Tự lấy ví dụ ra nhá để chứg minh).

- Trong cả 2 ngôn ngữ có nhiều cấu trúc mà việc dùng hay ko dùng giới từ tuỳ thuộc vào chủ quan của người nói. Trong những trường hợp như vậy việc có mặt hay vắng mặt giới từ ko làm thay đổi mục đích nói.

VD: Chính sách (về) kinh tế.

Viết (bằng) bút chì (bút bi).

Vay (của) bạn.

2.2. Khác nhau:

- Trong TA khi đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, cách thức, danh từ phải kết hợp với giới từ thành cụm giới từ; còn trong TV thì sự kết hợp này ko bắt buộc.

VD: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: chết đói, chết rét, chết oan

Die of hunger, die from disease.

Anh trai tôi phục vụ trong quân đội 5 năm. (for 5 years). (Thời gian)

Chúng tôi đi Hạ Long vào cuối tuần (go to Ha Long).

- Giữa 2 ngôn ngữ sự có mặt của các giới từ phía trước danh từ làm định ngữ. Trong TA of là bắt buộc, còn TV thì không.

VD: The house of my friend (Nhà (của) bạn tôi).



- Trong câu bị động TA giới từ bắt buộc phải xuất hiện trước danh từ để chỉ chủ thể của hành động.

VD: The streets are lighted by electricity.

- Trong TV ko có dạng bị động của động từ nhưng có những cấu trúc diễn đạt ý nghĩa bị động được thể hiện bởi các hư từ (bị, được, bởi, do...) và những giới từ này có thể vắng mặt trước danh từ chỉ chủ thể của hành động.

VD: Bệnh lao (do) vi trùng Cốc sinh ra.



3. Đối chiếu về vị trí của giới từ trong câu.

3.1. Giống nhau: Trong TV và TA giới từ nói chung thườg đứng trước danh từ, đại từ hoặc một từ, một ngữ tương đương mà nó chi phối.

VD: He prevented me from speaking.

She always speaks about me when I am away.

Đoàn người chạy quanh hồ Hoàn Kiếm.

- Giới từ tiếng Anh cũng như TV có thể đứng cuối câu trong mệnh đề phụ định ngữ (attribute clause).

VD: This is the book (that) I ask for.

He is the man (that) nobody wants to talk about.

(Nó là người mà chẳng ai thèm nói đến).

- Trong cả TV và TA giới từ có thể đứng ở đầu câu biểu thị ý nghĩa mục đích hoặc đứng đầu trong những câu mà có cấu trúc giới ngữ làm trạng ngữ.

VD: To do this, you need...

For, by...

Vì, với...



3.2. Những đặc điểm khác nhau

- Khác với TV, giới từ TA có thể đứng cuối câu nghi vấn, cảm thán.

VD: Who are you looking for?

What is it made of?

What a mess he' s got into.

- Giới từ TA có thẻ đứng đầu những câu có mệnh đề khởi ngữ (clause beginning with preposition) biểu thị phương tiện, cách thức, thời gian...

VD: Without looking up at me, he said:’’.



4. Đối chiếu về cấu tạo.

4.1. Giống nhau

- Trong cả 2 tiếng, giới từ đơn (simple, one word) là loại giới từ phổ biến nhất.

VD: aboard (lên), about, above...

4.2. Khác nhau:

- Các nhà nghiên cứu TA thường chia giới từ làm 2 nhóm cơ bản: đơn (simple) + ghép (complex)

- Giới từ kép là loại gtừ do 2 hay nhiều từ tạo thành trong đó ít nhất fải có 1 giới từ đơn. Giới từ kép là một chuỗi không thể fân chia cả về cú pháp lẫn ngữ nghĩa. Chú ý sự khác nhau giữa gtừ kép và cụm giới từ.

+ Trong câu có cụm giới từ, giới từ đơn có thể thay đổi nhưng trong giới từ kép thì ko thể.

VD: on/ at/ under the table.

In spite of (kép, ko thay đc of)

+ Trong cụm giới từ thì giới từ và phần bổ nghĩa cho nó có thể được thay thế bằng sở hữu cách. Trái lại, giới từ kép thì không thể.

VD: Sách của Hoạt. (The book of Hoat; Hoat's book).

In spite of the result ko thể chuyển thành sở hữu cách.

- Về mặt cấu tạo hầu hết giới từ thông dụng trong TA được cấu tạo:

+ Trạng từ/ Giới từ + Giới từ

VD: A head of, a way from

+ Động từ/ Tính từ/ Liên từ + Giới từ

VD: Long for, because of

+ Giới từ + Danh từ + Giới từ

VD: In case of, at the end of...
- So với TA, số lượng gtừ được xem là gtừ kép trong TV rất ít, thậm chí có nhiều quan đỉểm cho rằng ko có sự tồn tại của gtừ kép trong TV. Trong thực tế, gtừ kép trong TV thường được dùgn giống hệt như gtừ đơn. VD: vì, bởi vì, tại vì, vì.


Được sửa bởi Trinh Thi Ngat ngày 01/11/09, 09:19 am; sửa lần 1.

Trinh Thi Ngat

Tổng số bài gửi : 33
Join date : 13/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao. Empty Re: Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao.

Bài gửi by ThayLe 31/10/09, 01:21 pm

Bravo!

ThayLe

Tổng số bài gửi : 135
Join date : 22/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao. Empty Re: Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao.

Bài gửi by Trinh Thi Ngat 31/10/09, 01:25 pm

Ôi, xin lỗi mọi người, ko biết sao có một đoạn bị trình bày ko đẹp lắm

Trinh Thi Ngat

Tổng số bài gửi : 33
Join date : 13/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao. Empty Re: Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao.

Bài gửi by Trinh Thi Ngat 31/10/09, 01:30 pm

Hôm sau mình sẽ post lại rõ ràng hơn

Trinh Thi Ngat

Tổng số bài gửi : 33
Join date : 13/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao. Empty Re: Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao.

Bài gửi by Hoàng Khánh Chi 31/10/09, 03:42 pm

bài này hay lắm ngát ah! Chụt!hehe

Hoàng Khánh Chi

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 18/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao. Empty Re: Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao.

Bài gửi by Trinh Thi Ngat 01/11/09, 09:07 am

Thank you Chi nhe, mac du ko biet Chi khen deu hay khen thiet nua. Anyway thank you a lot!

Trinh Thi Ngat

Tổng số bài gửi : 33
Join date : 13/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao. Empty Re: Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao.

Bài gửi by Trinh Thi Ngat 01/11/09, 09:20 am

Mình có chỉnh sửa lại bài rồi nhé

Trinh Thi Ngat

Tổng số bài gửi : 33
Join date : 13/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao. Empty Re: Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao.

Bài gửi by ducthang 05/11/09, 10:22 pm

good

ducthang

Tổng số bài gửi : 4
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao. Empty Re: Minh co may tai lieu thay hay hay, neu ban nao lam tieu luan có lien quan co the tham khao.

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết