NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


so sanh ve cau ngon hanh tuong minh trong tieng viet va tieng anh

Go down

so sanh ve cau ngon hanh tuong minh trong tieng viet va tieng anh Empty so sanh ve cau ngon hanh tuong minh trong tieng viet va tieng anh

Bài gửi by le thi giang 01/11/09, 04:36 am

Một số so sánh về câu ngôn hành tường minh trong tiếng Việt và tiếng Anh
Trang 1 / 4
Tác giả: Cao Thị Quỳnh Loan

PHẦN MỞ ĐẦU

Hành động nói năng của con người luôn có một sứ hút kỳ lạ. Một phần là do ngôn ngữ đã làm cho loài người hơn hẳn sinh vật khác trên thế giới. Một phần là do bản than ngôn ngữ nói chung và hoạt động nói năng nói riêng luôn biến hoá và là kho tang vô tận cho những công trình nghiên cứu. Khi sử dụng ngôn ngữ, ngườI ta có thể thực hiện những hành động như ra lệnh, cảnh báo, hứa, lăng nhục, v.v. Những hành động thực hiện bằng lời này được Austin khái quát hoá trong thuyết hành động ngôn từ. Thuyết hành động ngôn từ đã nhanh chóng trở thành mối quan tâm của những nhà nghiên cứu về Ngữ dụng học. Một khái niệm trung tâm trong thuyết hành động ngôn từ là lực ngôn trung của một phát ngôn hay người nói thật sự làm gì khi nói ra phát ngôn đó. Tại sao có trường hợp người nói thực hiện luôn hành động được thể hiện trong tên gọi của động từ chính trong phát ngôn? Thí dụ như người nói đã thực hiện một lời hứa trong phát ngôn: “Tôi xin hứa ngày mai tôi sẽ đến đúng giờ.”

Nhưng người nói không nói không thể chiên trứng bằng cách nói: “Tôi xin chiên trứng” Như vậy, những đặc điểm nào làm cho động từ “hứa” có cách sử dụng khác vớI động từ “chiên trứng”? Sự phân biệt này đưa chúng ta đến một lĩnh vực nhỏ nhưng rất thú vị trong thuyết hành động ngôn từ - đó là khái niệm câu ngôn hành. Câu ngôn hành có thể được chia làm hai nhóm: câu ngôn hành tường minh và câu ngôn hành không tường minh. Câu ngôn hành tường minh là câu có chứa những biểu thức (thường là động từ ngôn hành) gọi tên loại hành động ngôn từ mà nó đang thực hiện. Còn câu ngôn hành không tường minh có thể bao gồm rất nhiều loại câu. [Levinson, 1983, tr.231] Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin được nêu lên một số vấn đề có liên quan đến câu ngôn hành tường minh và thực hiện một số so sánh về câu ngôn hành trong tiếng Việt và tiếng Anh.

PHẦN TỔNG QUAN

Chúng ta có thể nói Austin là người có công phát hiện ra động từ ngôn hành và câu ngôn hành. Ông đưa ra tiêu chí để phân biệt câu nhận định và câu ngôn hành. Theo ông, câu nhận định có giá trị chân lý có nghĩa là nội dung nhận định trong câu có phù hợp với thực tế khách quan hay không. Còn đối với câu ngôn hành thì chúng ta chỉ có thể xác định được là nó có được dung đúng lúc đúng chỗ hay không mà thôi.

Những đặc điểm của câu ngôn hành

Câu phải đúng ngữ pháp và phải chứa một động từ gọi tên hành động ngôn trung trong phát ngôn.

Động từ trong câu phảI ở thì hiện tại trong tiếng Anh câu ngôn hành thường ở thể đơn nhưng đôi khi cũng có thể ở thể tiếp diễn.

Câu ngôn hành phải là một hiện thực và phải diễn đạt được sự hiện thực hoá hành động ngôn trung.

Chủ ngữ của câu ngôn hành phải là tác thể cho bất kỳ ai chịu trách nhiệm thực hiện lực ngôn trung của phát ngôn. Đặc điểm này giúp chúng ta giải thích tại sao có trường hợp chủ ngữ không phải là ngôi thứ nhất số ít như Austin đầu tiên đưa ra và tại sao có câu ngôn hành ở thái bị động.

Câu ngôn hành có thể ở thức phủ định hay có thể ở dạng nhấn mạnh.

[Allan, 1994, tr. 3001 – 3003]

Những đặc điểm này cũng góp phần tạo nên sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

Những câu ngôn hành ở thái bị động trong tiếng Anh khi dịch qua tiếng Việt phải dung cách nói khác vì tiếng Việt được xem là loại hình ngôn ngữ thiên chủ đề nên không có thái bị động. [Nguyễn Thị Ảnh, 2000, tr.46]

Passengers are warned to cross the track by the bridge only. [Austin, 1962, tr.57]

Hành khách chỉ được băng qua đường bằng chiếc cầu này thôi.

* Hành khách chỉ được cảnh báo là chỉ được băng qua đường bằng chiếc cầu này thôi.

Phạm vi phủ định trong tiếng Anh và trong tiếng Việt khác nhau.

I plead not guilty. [Thomas, 1995, tr.34]

Tôi không nhận là có tội.

Trong tiếng Anh, yếu tố phủ định nằm trong nộI dung mệnh đề, trong khi trong tiếng Việt, ngườI ta không nói là * Tôi biện minh là tôi không có tộI mà yếu tố phủ định lạI được đưa lên phần đầu và câu được dịch là “Tôi không nhận có tội.” Nhưng trường hợp

We do not judge you to be guilty of professional misconduct. (trong tài liệu của Ủy ban Kỷ luật HộI đồng Y khoa tổng quát – the General Medical Council Disciplinary committee) [Thomas, 1995, tr.41]

Chúng tôi phán xử là anh không phạm lỗi về mặt chuyên môn.

Theo tác giả Dowming and Locke trong tiếng Anh có trường hợp thể phủ định dung lệch tâm [Downing and Locke, 183]. Thay vì nói “We judge you not to be guilty of professional misconduct” người ta lại chuyển thể phủ định của nội dung mệnh đề lên trước để nhấn mạnh lực ngôn trung của phát ngôn này là “phát xử” (“Chúng tôi không phán xử…”). Nhưng khi dịch ra tiếng Việt chúng ta phải trả thể phủ định về vị trí nguyên thuỷ của nó.

Động từ ngôn hành trong tiếng Anh có khi ở thì hiện tại tiếp diễn nhưng trong tiếng Việt người ta không nói là “đang + động từ ngôn hành.”

A: Are you denying that the Governement has interfered? (Ông phủ nhận việc chính phủ can thiệp vào à? Một phóng viên của đài truyền thanh đang phỏng vấn Chủ tịch Hiệp hội Đường sắc trong một cuộc đình công của nhân viên cầm đèn tín hiệu.) [Thomas, 1995, tr.45]

B: I’m denying that. (Tôi phủ nhận việc đó.)

mà không nói là “Tôi đang phủ nhận việc đó.”

Những dấu hiệu của phát ngôn ngôn hành

Cấu trúc ngữ pháp

Tiếng Việt

Vì tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình nên cấu trúc ngữ pháp của câu ngôn hành được chia theo hai tiêu chí: yếu tố nào xuất hiện trong câu và theo thứ tự nào. Võ Thị Ngọc Duyên chia câu ngôn hành ra làm 6 loại. [Võ Thị Ngọc Duyên, 1999, tr. 50 – 53]

Chủ thể giao tiếp: CTGT Động từ ngôn hành: ĐTNH

Đối tượng giao tiếp: ĐTGT NộI dung mệnh đề: N

CTGT – ĐtNH – ĐTGT – N



N – CTGT – ĐtNH – ĐTGT



CTGT – ĐTGT – N



ĐtNH – ĐTGT – N



ĐtNH – N



ĐtNH – ĐTGT

Tiếng Anh

Tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình nên từng loại câu ngôn hành trong bảng phân loại của Searle có cấu trúc ngữ pháp riêng. Chúng tôi xin được trình bày một số cấu trúc chìm cho các loại hành động ngôn trung chính [Searle, 1979, tr. 21 – 29]:

Tuyên bố (Declarations)

Searle đưa ra ba loạI cấu trúc ngữ pháp nhỏ thường gặp nhất trong loạI câu tuyên bố:

I verb NP1 + NP1 be pred

Loại 1:



I declare + S

Loại 2:

I verb (NP)



Loại 3:

Xác tính (Assertives)

Theo Searle, có hai loại cấu trúc cho loại câu xác tín: (1) loại tập trung vào nội dung mệnh đề và (2) loại tập trung vào đối tượng được đề cập đến trong nội dung mệnh đề.

I verb (that) + S

Loại 1:



I verb NP1 + NP1 be pred

Loại 2:

Biểu cảm (Expressives)

Loại câu biểu cảm thường phải đi với hình thái vị danh từ trong phần sau của câu. Người ta thường nói:

I apologize for stepping on your toe.

mà không nói là:

* I apologize to step on your toe.

Điều khiển (Directives)



I verb you + you Fut Verb (NP) (Adv)



Những động từ như: “order, command, request, invite hay advise” (trong một nghĩa nhất định nào đó) đều có cấu trúc bề mặt là:

I verb you + to infinitive

Cam kết (Commissives)

I verb (you) + I Fut Verb (NP) (Adv)





Điều đáng lưu ý ở đây là cấu trúc bề mặt của hai loại cam kết và điều khiển đều là:

I verb you + to infinitive

Nhưng trong loại cam kết chủ ngữ của thức vô định là chủ thể giao tiếp (I) trong khi đối với loại điều khiển thì chủ ngữ của thức vô định là đối tượng giao tiếp (you).

le thi giang

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 21/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết