Tìm kiếm
Latest topics
Từ đồng nghĩa
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa
1. Đã có không ít quan niệm được nêu lên cho hiện tượng này với những dị biệt ít nhiều. Nhìn chung, có hai hướng quan niệm chính: một là dựa vào đối tượng được gọi tên, hai là dựa vào khái niệm do từ biểu thị.
Thực ra, từ đồng nghĩa không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về nghĩa. Chúng nhất định có những dị biệt nào đó bên cạnh sự tương đồng (mặc dù phát hiện sự dị biệt đó không phải lúc nào cũng dễ dàng). Chính sự dị biệt đó lại là lí do tồn tại và làm nên những giá trị khác nhau giữa các từ trong một nhóm từ đồng nghĩa. Rõ ràng tính đồng nghĩa có những mức độ khác nhau, và ta có thể nêu quan niệm như sau:
Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai.
Ví dụ:
- start, commence, begin (trong tiếng Anh)
- cố, gắng, cố gắng (trong tiếng Việt)
là những nhóm từ đồng nghĩa.
2. Những từ đồng nghĩa với nhau tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa. Trong các ví dụ vừa nêu, ta có các nhóm đồng nghĩa của từng ngôn ngữ tương ứng.
2.1. Những từ đồng nghĩa với nhau không nhất thiết phải tương đương với nhau về số lượng nghĩa, tức là các từ trong một nhóm đồng nghĩa không nhất thiết phải có dung lượng nghĩa bằng nhau: Từ này có thể có một hoặc hai nghĩa, nhưng từ kia có thể có tới dăm bảy nghĩa. Thông thường, các từ chỉ đồng nghĩa ở một nghĩa nào đó. Chính vì thế nên một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau: Ở nhóm này nó tham gia với nghĩa này, ở nhóm khác nó tham gia với nghĩa khác.
Ví dụ: Từ “coi” trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa. Tuỳ theo từng nghĩa được nêu lên để tập hợp các từ, mà “coi” có thể tham gia vào các nhóm như:
+ coi – xem: coi hát – xem hát
+ coi – giữ: coi nhà – giữ nhà
2.2. Trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa thường có một từ mang nghĩa chung, được dùng phổ biến và trung hoà về mặt phong cách, được lấy làm cơ sở để tập hợp và so sánh, phân tích các từ khác. Từ đó gọi là từ trung tâm của nhóm.
Ví dụ trong nhóm từ “yếu, yếu đuối, yếu ớt” của tiếng Việt, từ “yếu” được gọi là từ trung tâm.
Tuy nhiên, việc xác định từ trung tâm của nhóm không phải lúc nào cũng dễ và đối với nhóm nào cũng làm được. Nhiều khi ta không thể xác định một cách dứt khoát được theo những tiêu chí vừa nêu trên, mà phải dựa vào những tiêu chí phụ như: tần số xuất hiện cao (hay được sử dụng) hoặc khả năng kết hợp rộng.
Chẳng hạn, trong các nhóm từ đồng nghĩa tiếng Việt như: hồi, thuở, thời; hoặc chờ, đợi; hoặc chỗ, nơi, chốn,... rất khó xác định từ nào là trung tâm.
(Vấn đề trung tâm sẽ được nhắc lại ở điểm 3 tiếp theo).
3. Tập hợp đủ các nhóm từ đồng nghĩa, phân tích cho hết được những nét giống nhau, khác nhau giữa các từ trong mỗi nhóm, luôn luôn làm mong muốn của những người nghiên cứu và xử lí vấn đề từ đồng nghĩa.
Có nhiều thao tác ít nhiều mang tính kĩ thuật và nguyên tắc hoặc kinh nghiệm trong khi phân tích nhóm từ đồng nghĩa, nhưng tất cả đều nhằm vào mục đích chung của hai bước cơ bản sau đây:
3.1. Lập danh sách các từ trong nhóm
Mỗi nhóm đồng nghĩa có thể nhiều hay ít tuỳ theo tiêu chí đưa ra để tập hợp nhưng phải luôn luôn dựa vào nghĩa biểu niệm của từ.
3.1.1. Trước hết phải chọn một từ đưa ra làm cơ sở để tập hợp các từ. Từ này thường cũng chính là từ trung tâm của nhóm, chẳng những nó được lấy làm cơ sở để tập hợp các từu khác mà còn là cơ sở để so sánh, phân tích và giải thích chúng. Ví dụ: Với từ “sợ” của tiếng Việt, ta tập hợp thêm một số từ khác và lập thành nhóm đồng nghĩa: sợ – hãi – kinh – khiếp – sợ hãi – khiếp sợ – ...
3.1.2. Khi lập nhóm đồng nghĩa phải luôn luôn cảnh giác với các cách diễn đạt đồng nghĩa, với các hiện tượng chuyển nghĩa có tính chất phong cách, tu từ. Đó là những trường hợp “đồng nghĩa ngữ cảnh” hoàn toàn có tính chất lâm thời và thuộc về kĩ thuật tạo lập văn bản, do phong cách học nghiên cứu. Ví dụ:
- Áo nâu cùng với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
3.2. Phân tích nghĩa của từng từ trong nhóm
Ở bước này phải phát hiện những tương đồng và dị biệt giữa các từ trong nhóm với nhau. Công việc cụ thể phải làm là:
3.2.1. Cố gắng phát hiện và xác định cho được từ trung tâm của nhóm. Từ trung tâm thường là từ mang nghĩa chung nhất, dễ dùng và dễ hiểu nhất. Về mặt phong cách, nó mang tính chất trung hoà. Chẳng hạn, trong nhóm “mồ – mả – mộ – mồ mả” thì “mộ” là từ trung tâm, vì nó đáp ứng được các đặc điểm vừa nêu.
Trong tiếng Việt, từ trung tâm có nhóm đồng nghĩa, nói chung có một số biểu hiện hình thức như sau:
Nếu trong nhóm có cả từ đơn tiết lẫn đa tiết thì từ trung tâm thường là từ đơn;
Nếu trong nhóm có những từ không có khả năng tạo từ phái sinh hoặc tạo từ phái sinh rất ít, thì còn lại, từ nào có khả năng phái sinh lớn nhất, từ đó cũng thường là từ trung tâm.
Nếu một từ trực tiếp trái nghĩa với một từ trung tâm của một nhóm đồng nghĩa khác thì nó cũng sẽ chính là từ trung tâm trong nhóm của mình.
Chẳng hạn, xét hai nhóm:
1/ hiền – lành – hiền lành – hiền hậu – hiền từ – nhân hậu – nhân từ
2/ ác – dữ – độc ác – hiểm độc – ác nghiệt
Ta thấy ở nhóm 1, “hiền” là từ trung tâm vì nó thoả mãn tất cả những đặc điểm vừa nêu trên. Trong nhóm 2, “ác” sẽ được coi là từ trung tâm cũng vì những lí do như vậy và nó trái nghĩa với “hiền”.
Tuy nhiên, một từ đa nghĩa có thể đồng thời tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau nên có thể ở nhóm này nó là từ trung tâm nhưng ở nhóm khác thì lại hoàn toàn không có tư cách đó.
3.2.2. Lần lượt đối chiếu các từ trong nhóm từ trung tâm và đối chiếu giữa các từ không phải là từ trung tâm với nhau ta sẽ phát hiện những tương đồng và dị biệt về nghĩa. Sự tương đồng sẽ có ở tất cả mọi từ, còn dị biệt thì sẽ có ở từng từ trong nhóm. Vì thế, khi đối chiéu, ta nên đối chiếu với từ trung tâm trước, như so sánh với một mẫu số chung vậy.
Sự dị biệt giữa các từ đồng nghĩa nhiều khi rất tinh tế và khó phát hiện. Thường gặp nhất là những dị biệt sau đây:
+ Dị biệt về một số sắc thái ý nghĩa bổ sung như: mức độ trừu tượng, khái quát của khái niệm; hoặc phương thức, công cụ, chủ thể tiến hành, tiếp nhận hành động; hoặc thái độ của người nói đối với người nghe; hoặc sự đánh giá của người nói,...
Ví dụ: xét hai từ “cố” – “gắng”.
Nét chung của hai từ này là: Đưa sức ra nhiều hơn bình thường để làm cho được việc gì đó.
Nét riêng (dị biệt) của “cố” so với “gắng” là ở mục đích của hành động này: làm cho kì được, kì xong công việc mà chủ thể biết là khó khăn. Ví dụ: cố làm cho xong, cố quên những việc không vui đi, cố nhớ lại xem hôm qua đã nói gì.
Nét dị biệt của “gắng” so với “cố” là: làm cho tốt công việc mà biết là nên làm. Chẳng hạn, có thể nói: gắng lên chút nữa học cho giỏi, gắng chịu đựng khó khăn để động viên nhau.
+ Dị biệt về phạm vi sử dụng hoặc sắc thái phong cách, thái độ bình giá của người nói. Ví dụ:
“quả” – “trái”: “quả” có phạm vi sử dụng rộng hơn “trái”
“phụ nữ” – “đàn bà”: “phụ nữ” có sắc thái trang trọng hơn “đàn bà”.
+ Dị biệt về khả năng kết hợp cú pháp và kể cả kết hợp từ vựng. Ví dụ:
Ta có: trái na, trái bưởi, mặt trái xoan,.. nhưng không thể có: *trái chuông, *trái trứng vịt, *mặt quả xoan,...
Ta có: một mực, rất mực, mẫu mực, mức sống, mức lương, định mức, vượt mức,... chứ không có: *một mức, *rất mức, *mẫu mức, *mực sống, *mực lương, *định mực, *vượt mực,... mặc dù hai từ “mức” và “mực” là hai từ đồng nghĩa, trong rất nhiều trường hợp chúng thay thế được nhau.
4. Nhận biết để tập hợp, phân tích thấu đáo các nhóm đồng nghĩa sẽ giúp cho người ta sử dụng được chuẩn xác và tinh tế hơn, phù hợp với tâm lí và thói quen của người bản ngữ hơn. Điều đó rất quan trọng đối với việc dạy và học tiếng.
--------------------------------------------------------------------------------
Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997.
1. Đã có không ít quan niệm được nêu lên cho hiện tượng này với những dị biệt ít nhiều. Nhìn chung, có hai hướng quan niệm chính: một là dựa vào đối tượng được gọi tên, hai là dựa vào khái niệm do từ biểu thị.
Thực ra, từ đồng nghĩa không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về nghĩa. Chúng nhất định có những dị biệt nào đó bên cạnh sự tương đồng (mặc dù phát hiện sự dị biệt đó không phải lúc nào cũng dễ dàng). Chính sự dị biệt đó lại là lí do tồn tại và làm nên những giá trị khác nhau giữa các từ trong một nhóm từ đồng nghĩa. Rõ ràng tính đồng nghĩa có những mức độ khác nhau, và ta có thể nêu quan niệm như sau:
Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai.
Ví dụ:
- start, commence, begin (trong tiếng Anh)
- cố, gắng, cố gắng (trong tiếng Việt)
là những nhóm từ đồng nghĩa.
2. Những từ đồng nghĩa với nhau tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa. Trong các ví dụ vừa nêu, ta có các nhóm đồng nghĩa của từng ngôn ngữ tương ứng.
2.1. Những từ đồng nghĩa với nhau không nhất thiết phải tương đương với nhau về số lượng nghĩa, tức là các từ trong một nhóm đồng nghĩa không nhất thiết phải có dung lượng nghĩa bằng nhau: Từ này có thể có một hoặc hai nghĩa, nhưng từ kia có thể có tới dăm bảy nghĩa. Thông thường, các từ chỉ đồng nghĩa ở một nghĩa nào đó. Chính vì thế nên một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau: Ở nhóm này nó tham gia với nghĩa này, ở nhóm khác nó tham gia với nghĩa khác.
Ví dụ: Từ “coi” trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa. Tuỳ theo từng nghĩa được nêu lên để tập hợp các từ, mà “coi” có thể tham gia vào các nhóm như:
+ coi – xem: coi hát – xem hát
+ coi – giữ: coi nhà – giữ nhà
2.2. Trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa thường có một từ mang nghĩa chung, được dùng phổ biến và trung hoà về mặt phong cách, được lấy làm cơ sở để tập hợp và so sánh, phân tích các từ khác. Từ đó gọi là từ trung tâm của nhóm.
Ví dụ trong nhóm từ “yếu, yếu đuối, yếu ớt” của tiếng Việt, từ “yếu” được gọi là từ trung tâm.
Tuy nhiên, việc xác định từ trung tâm của nhóm không phải lúc nào cũng dễ và đối với nhóm nào cũng làm được. Nhiều khi ta không thể xác định một cách dứt khoát được theo những tiêu chí vừa nêu trên, mà phải dựa vào những tiêu chí phụ như: tần số xuất hiện cao (hay được sử dụng) hoặc khả năng kết hợp rộng.
Chẳng hạn, trong các nhóm từ đồng nghĩa tiếng Việt như: hồi, thuở, thời; hoặc chờ, đợi; hoặc chỗ, nơi, chốn,... rất khó xác định từ nào là trung tâm.
(Vấn đề trung tâm sẽ được nhắc lại ở điểm 3 tiếp theo).
3. Tập hợp đủ các nhóm từ đồng nghĩa, phân tích cho hết được những nét giống nhau, khác nhau giữa các từ trong mỗi nhóm, luôn luôn làm mong muốn của những người nghiên cứu và xử lí vấn đề từ đồng nghĩa.
Có nhiều thao tác ít nhiều mang tính kĩ thuật và nguyên tắc hoặc kinh nghiệm trong khi phân tích nhóm từ đồng nghĩa, nhưng tất cả đều nhằm vào mục đích chung của hai bước cơ bản sau đây:
3.1. Lập danh sách các từ trong nhóm
Mỗi nhóm đồng nghĩa có thể nhiều hay ít tuỳ theo tiêu chí đưa ra để tập hợp nhưng phải luôn luôn dựa vào nghĩa biểu niệm của từ.
3.1.1. Trước hết phải chọn một từ đưa ra làm cơ sở để tập hợp các từ. Từ này thường cũng chính là từ trung tâm của nhóm, chẳng những nó được lấy làm cơ sở để tập hợp các từu khác mà còn là cơ sở để so sánh, phân tích và giải thích chúng. Ví dụ: Với từ “sợ” của tiếng Việt, ta tập hợp thêm một số từ khác và lập thành nhóm đồng nghĩa: sợ – hãi – kinh – khiếp – sợ hãi – khiếp sợ – ...
3.1.2. Khi lập nhóm đồng nghĩa phải luôn luôn cảnh giác với các cách diễn đạt đồng nghĩa, với các hiện tượng chuyển nghĩa có tính chất phong cách, tu từ. Đó là những trường hợp “đồng nghĩa ngữ cảnh” hoàn toàn có tính chất lâm thời và thuộc về kĩ thuật tạo lập văn bản, do phong cách học nghiên cứu. Ví dụ:
- Áo nâu cùng với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
3.2. Phân tích nghĩa của từng từ trong nhóm
Ở bước này phải phát hiện những tương đồng và dị biệt giữa các từ trong nhóm với nhau. Công việc cụ thể phải làm là:
3.2.1. Cố gắng phát hiện và xác định cho được từ trung tâm của nhóm. Từ trung tâm thường là từ mang nghĩa chung nhất, dễ dùng và dễ hiểu nhất. Về mặt phong cách, nó mang tính chất trung hoà. Chẳng hạn, trong nhóm “mồ – mả – mộ – mồ mả” thì “mộ” là từ trung tâm, vì nó đáp ứng được các đặc điểm vừa nêu.
Trong tiếng Việt, từ trung tâm có nhóm đồng nghĩa, nói chung có một số biểu hiện hình thức như sau:
Nếu trong nhóm có cả từ đơn tiết lẫn đa tiết thì từ trung tâm thường là từ đơn;
Nếu trong nhóm có những từ không có khả năng tạo từ phái sinh hoặc tạo từ phái sinh rất ít, thì còn lại, từ nào có khả năng phái sinh lớn nhất, từ đó cũng thường là từ trung tâm.
Nếu một từ trực tiếp trái nghĩa với một từ trung tâm của một nhóm đồng nghĩa khác thì nó cũng sẽ chính là từ trung tâm trong nhóm của mình.
Chẳng hạn, xét hai nhóm:
1/ hiền – lành – hiền lành – hiền hậu – hiền từ – nhân hậu – nhân từ
2/ ác – dữ – độc ác – hiểm độc – ác nghiệt
Ta thấy ở nhóm 1, “hiền” là từ trung tâm vì nó thoả mãn tất cả những đặc điểm vừa nêu trên. Trong nhóm 2, “ác” sẽ được coi là từ trung tâm cũng vì những lí do như vậy và nó trái nghĩa với “hiền”.
Tuy nhiên, một từ đa nghĩa có thể đồng thời tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau nên có thể ở nhóm này nó là từ trung tâm nhưng ở nhóm khác thì lại hoàn toàn không có tư cách đó.
3.2.2. Lần lượt đối chiếu các từ trong nhóm từ trung tâm và đối chiếu giữa các từ không phải là từ trung tâm với nhau ta sẽ phát hiện những tương đồng và dị biệt về nghĩa. Sự tương đồng sẽ có ở tất cả mọi từ, còn dị biệt thì sẽ có ở từng từ trong nhóm. Vì thế, khi đối chiéu, ta nên đối chiếu với từ trung tâm trước, như so sánh với một mẫu số chung vậy.
Sự dị biệt giữa các từ đồng nghĩa nhiều khi rất tinh tế và khó phát hiện. Thường gặp nhất là những dị biệt sau đây:
+ Dị biệt về một số sắc thái ý nghĩa bổ sung như: mức độ trừu tượng, khái quát của khái niệm; hoặc phương thức, công cụ, chủ thể tiến hành, tiếp nhận hành động; hoặc thái độ của người nói đối với người nghe; hoặc sự đánh giá của người nói,...
Ví dụ: xét hai từ “cố” – “gắng”.
Nét chung của hai từ này là: Đưa sức ra nhiều hơn bình thường để làm cho được việc gì đó.
Nét riêng (dị biệt) của “cố” so với “gắng” là ở mục đích của hành động này: làm cho kì được, kì xong công việc mà chủ thể biết là khó khăn. Ví dụ: cố làm cho xong, cố quên những việc không vui đi, cố nhớ lại xem hôm qua đã nói gì.
Nét dị biệt của “gắng” so với “cố” là: làm cho tốt công việc mà biết là nên làm. Chẳng hạn, có thể nói: gắng lên chút nữa học cho giỏi, gắng chịu đựng khó khăn để động viên nhau.
+ Dị biệt về phạm vi sử dụng hoặc sắc thái phong cách, thái độ bình giá của người nói. Ví dụ:
“quả” – “trái”: “quả” có phạm vi sử dụng rộng hơn “trái”
“phụ nữ” – “đàn bà”: “phụ nữ” có sắc thái trang trọng hơn “đàn bà”.
+ Dị biệt về khả năng kết hợp cú pháp và kể cả kết hợp từ vựng. Ví dụ:
Ta có: trái na, trái bưởi, mặt trái xoan,.. nhưng không thể có: *trái chuông, *trái trứng vịt, *mặt quả xoan,...
Ta có: một mực, rất mực, mẫu mực, mức sống, mức lương, định mức, vượt mức,... chứ không có: *một mức, *rất mức, *mẫu mức, *mực sống, *mực lương, *định mực, *vượt mực,... mặc dù hai từ “mức” và “mực” là hai từ đồng nghĩa, trong rất nhiều trường hợp chúng thay thế được nhau.
4. Nhận biết để tập hợp, phân tích thấu đáo các nhóm đồng nghĩa sẽ giúp cho người ta sử dụng được chuẩn xác và tinh tế hơn, phù hợp với tâm lí và thói quen của người bản ngữ hơn. Điều đó rất quan trọng đối với việc dạy và học tiếng.
--------------------------------------------------------------------------------
Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997.
Dang Thi Ngoc Bich- Tổng số bài gửi : 4
Join date : 08/10/2009
Similar topics
» Từ đồng nghĩa
» Đối chiếu một số loại câu đồng nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Anh
» Đối chiếu một số loại câu đồng nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Anh
» Đối chiếu một số loại câu đồng nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Anh
» Đối chiếu một số loại câu đồng nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Anh
» Đối chiếu một số loại câu đồng nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Anh
» Đối chiếu một số loại câu đồng nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Anh
» Đối chiếu một số loại câu đồng nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Anh
» Đối chiếu một số loại câu đồng nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Anh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
08/05/15, 02:37 pm by nhi liễu
» Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh. (Nhóm 7)
05/10/13, 08:03 pm by lathaivietpen
» Nhận làm thủ tục Hải quan – giao nhận XNK giá rẻ.
19/04/13, 04:26 pm by vietxnk
» Quán Cafe Đẹp YESTERDAY PIANO CAFÉ.
08/04/13, 08:43 pm by nhokbmt
» Quán Cafe Đẹp YESTERDAY PIANO CAFÉ.
08/04/13, 07:29 pm by nhokbmt
» Tăng like Facebook giá rẻ, tăng like FanPages giá rẻ, like ảnh , câu sub
27/02/13, 11:58 am by nhokbmt
» Tăng like Facebook giá rẻ, tăng like FanPages giá rẻ, like ảnh , câu sub
27/02/13, 11:48 am by nhokbmt
» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
19/09/12, 03:48 pm by nhokbmt
» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
19/09/12, 03:47 pm by nhokbmt