NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


Ngôn ngữ tin nhắn thời @.Liệu ai hiểu?

2 posters

Go down

Ngôn ngữ tin nhắn thời @.Liệu ai hiểu? Empty Ngôn ngữ tin nhắn thời @.Liệu ai hiểu?

Bài gửi by vo hang vinh 12/11/09, 04:56 pm

gửi bởi NGUYENTHITRANGTHANH vào ngày 03 Tháng 12 2008 11:22 Sau khi nhóm chúng tôi làm đề tài nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ tin nhắn, xin đóng góp một số ý về nguyên nhân của sự phát triển loại ngôn ngữ này để mọi người tham khảo: Nguyên nhân của việc sử dụng ngôn ngữ biến thể: a) Những nhân tố chủ quan Ngôn ngữ phát triển theo những quy luật khách quan của mình. Sự phát triển ấy chính là kết quả tác động của những nguyên nhân khách quan (nguyên nhân bên trong cũng như nguyên nhân bên ngoài). Tuy nhiên, nhân tố chủ quan của con người cũng góp phần không nhỏ trong sự phát triển của ngôn ngữ. Ở đề tài này chúng tôi chon đối tượng là sinh viên kí túc xá Đại học Quốc Gia TP.HCM, tiêu biểu cho sinh viên Việt Nam, 2 thế hệ 8x, 9x (giới trẻ sinh những năm có số áp cuối là 8,9 như 1989 thì thuộc 8x). Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không đột biến nhảy vọt. Sự phát triển của ngôn ngữ không theo con đường phá huỷ ngôn ngữ hiện có và tạo ra ngôn ngữ mới, mà theo con đường phát triển và cải tiến những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ hiện có. Trước khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã xem xét về ngôn ngữ mạng (chat và blog), nhận thấy vốn sự hình thành ngôn ngữ tin nhắn là do sự phát triển của ngôn ngữ mạng trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin mà điện thoại cũng là một phương tiện truyền thông đa phương tiện nên ngôn ngữ tin nhắn là dạng khác của ngôn ngữ mạng nói chung hay còn gọi là ngôn ngữ @. Các hình thức biến thể của ngôn ngữ mạng nói chung và ngôn ngữ tin nhắn trong di động nói riêng: Ngôn ngữ @ ban đầu chỉ là cách biến đổi chữ cái học theo các web nước ngoài. Chẳng hạn, số 4 là cách viết tắt cho chữ for, four từ đó suy ra các chữ khác 4ever tức forever (mãi mãi), cũng là từ forever nhưng cũng có thể viết for3v3r bởi 3 viết tắt cho chữ e, thay thế chữ cái trong tiếng Việt bằng con số và chữ khác theo hình dáng: chữ A trông hơi giống số 4, chữ I thay bằng J... Ngôn ngữ biến dạng dần, thay đổi từng chi tiết của các chữ cái Việt, chủ yếu do người viết muốn tiết kiệm thời gian, không phải tốn nhiều công sức. Để đọc và hiểu được ngôn ngữ của thế hệ @, hầu hết những người bình thường phải vất vả khi phải vận dụng toàn bộ khối óc để tưởng tượng, suy ngẫm, phân tích... Hiện tượng này khá phổ biến trong giới net, đã xuất hiện từ lâu nhưng chỉ phổ biến trong bạn bè, tạo cảm giác thân mật, mới mẻ, trêu đùa, làm “trẻ hóa” ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ thêm phần phong phú. Đôi khi cách viết này cũng là do quán tính của người viết và một phần nữa là bị nhiễm từ các ngôn ngữ viết tắt của game. Giới trẻ không hài lòng với những gì đã có, họ vấn dụng sức sáng tạo của mình tạo ra ngôn ngữ mới như một kiểu giao tiếp thân mật, phong cách của thế hệ mình. với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và truyền thông, giới trẻ đã sử dụng loại ngôn ngữ này một cách phổ biến và coi nó như một trào lưu của xã hội hiện nay. Ví dụ: 4nh o? da^y giu*a~ d0‘ng -do*j‘ la.c l0ng~... ng0n’g ch0*‘ aj -da~ ba0 la^n‘ fu. ba.c... Ha^n ngu*o*i‘ Kja Nhu*ng Sa0 L0n‘g H0k the^?.. A^n Tjn‘h Naj‘ Tho^y Hen. Nhau Kiep’ Kha’c...M0^ng Hem Tha‘nh th0^y -Danh‘ Que^n –Dj (Dịch là: Anh ở đây giữa dòng đời lạc lõng, ngóng chờ ai đã bao lần phụ bạc, hận người kia nhưng sao lòng không thể, ân tình này thôi hẹn nhau kiếp khác, mộng không thành thôi đành quên đi). Ngôn ngữ tin nhắn điện thoại di động có phần đơn giản hơn, chỉ viết tắt hay sai chính tả như rồi thành rùi, phòng thành fong, không thành ko hay hổng thành hẻm v.v.. Hơi khó mà biết “Teo mí đi lèm dzìa” là “Tao mới đi làm về”, “Pí po” là “bye bye”. Nhìn đã khó đoán, đọc lên nghe còn khó hơn, thậm chí có trường hợp không biết phải phát âm làm sao. Song song đó là muôn vàn các kí hiệu vui thể hiện sự sáng tạo không ngừng của giới trẻ hiện đại mà chúng tôi sưu tầm: (n_n) Cười (._.) Uh oh (-__-) Đau, buồn ngủ, mệt (;_ Khóc (T_T) Khóc, buồn (@_@) Choáng váng, chóng mặt (O_O) Sửng sốt, ngạc nhiên (*^*) Ngạc nhiên, kinh ngạc (>_<) Ối (^_^) Vui vẻ, hạnh phúc *(^O^)* Vui hơn, hạnh phúc hơn (¬_¬) Bực bội (¬_¬") Bực mình (X_X) Chết (=_=) Chán (*-*) Yêu thích (!__!) Buồn (o_O) Hoài nghi, ngờ vực (*O*) Không thể tin được (-O-) Kiêu căng, khoe khoang ([o]) Khóc lóc, kêu la ([-]) Khóc lóc, kêu la (p_q) Bối rối, ngượng (o_o) "Không đùa chứ ???" (;O Khóc căy đắng (_O_) duh (.O.') Bối rối, ngượng Có nhiều dạng tin nhắn theo kiểu send all (gửi cho nhiều người) rất được hoan nghênh vì đẹp và công phu như: +””+..+””+ “ : Happy :” = 1 ngày vui vẻ “+, day ,+” “+..+” Những gì không phù hợp với giới trẻ cũng sẽ nhanh chóng bị đào thải cho những xu hướng mới hấp dẫn hơn. Họ chỉ cần không quên rằng sản phẩm này đơn giản là một cuộc chơi và chỉ nên có ở thế giới ảo. Nó hoàn toàn vô nghĩa nếu bạn dùng nó trong văn bản chính thống, trong giao tiếp, thông tin với những đối tượng khác (không phải là giới trẻ). Ngôn ngữ @ là một bước phát triển mới song chứa một số lỗi không phù hợp với chuẩn Tiếng Việt, việc giữ gìn bản sắc Tiếng Việt hay phát triển ngôn ngữ mới này đều có phần quan trọng và quan hệ mật thiết lẫn nhau. b) Những nhân tố khách quan Sự biến đổi và phát triển của các ngôn ngữ luôn luôn diễn ra trên cả hai mặt cấu trúc và chức năng. Quá trình phát triển từ ngôn ngữ bộ lạc đến ngôn ngữ cộng đồng tương lai là quá trình phát triển của các ngôn ngữ về mặt chức năng. Sự phát triển về mặt cấu trúc của ngôn ngữ thể hiện ở sự biến đổi của hệ thống ngữ âm, thành phần hình thái học, từ vựng-ngữ nghĩa và cơ cấu ngữ pháp của nó. 1. Trong tương lai, các ngôn ngữ sẽ thâm nhập lẫn nhau, hoà vào nhau, dần dần tạo thành một ngôn ngữ chung thống nhất. Dự đoán này đã dựa vào những xu hướng có thật của các liên minh ngôn ngữ hiện đại. Chẳng hạn: Sự xích lại gần với tiếng Việt của các ngôn ngữ trên lãnh thổ Việt Nam. Trong liên mình ngôn ngữ của khối thị trường chung châu Âu cũng đang xuất hiện hàng loạt những phạm trù ngôn ngữ chung. Trên phạm vi toàn thế giới, mầm mống của ngôn ngữ cộng đồng tương lai cũng đã xuất hiện và thể hiện ở các hệ thống thuật ngữ có tính chất quốc tế. 2. Sự phát triển của ngôn ngữ sẽ đi theo con đường tạo ra các ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc. Ngôn ngữ chung này sẽ không phải là một ngôn ngữ nào mới được tạo ra, mà chỉ là một ngôn ngữ có sẵn, nhưng được đề lên cương vị ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc. Thí dụ: tiếng Việt là phương tiện giao tiếp chung của tất cả các dân tộc Việt Nam, tiếng Đức là phương tiện giao tiếp chung giữa các dân tộc vùng biển Ban Tích. Một số ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha được Hiến chương Liên Hiệp Quốc ghi nhận là những ngôn ngữ giao tiếp quốc tế. Như vậy, đối với các dân tộc mà ngôn ngữ của họ không được dùng làm ngôn ngữ quốc tế thì tương lai có lẽ là củng cố tiếng mẹ đẻ của mình, đồng thời học thêm một hoặc hai ngôn ngữ quốc tế. 3. Bản thân những hiện tượng mới trong ngôn ngữ đều phát triển từ những hiện tượng đã có, trên cơ sở những hiện tượng đã có. Dù sao thì ngôn ngữ cũng không bao giờ không biến đổi. Chỉ có điều, khi khảo sát diễn tiến của bất kì ngôn ngữ nào cũng vậy, cần lưu ý rằng: Nó không phát triển, biến đổi theo phương thức đột biến và cách mạng, mặc dù luôn luôn biến đổi không ngừng. Trong các quá trình biến đổi, do những tác động ảnh hưởng nhiều chiều, nhiều kiểu của nhiều nhân tố trong và ngoài ngôn ngữ, thì ba mặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của nó vẫn không biến đổi đồng đều như nhau. Để thực hiện được chức năng làm công cụ giao tiếp và phản ánh, bảo đảm cho mọi người sử dụng có thể hiểu được nhau, mặt từ vựng của ngôn ngữ bao giờ cũng thay đổi nhanh nhạy nhất, mặt ng ữ âm biến đổi chậm hơn rất nhiều so với từ vựng, còn ngữ pháp là bộ phận biến đổi chậm nhất và ít nhiều nó mang tính cách của một nhân tố, một thành phần bảo thủ. Đối với việc nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử của ngôn ngữ nói chung hay từng mặt, từng bộ phận riêng của nó, nhận thức đó là một trong những điều rất có ý nghĩa và cần thiết. Sự xuất hiện của ngôn ngữ @ như là một tất yếu của sự phát triển nhảy vọt của công nghệ, của nền kinh tế tri thức hiện đại và cũng rất vội vã. Nếu làm một phép tính nho nhỏ, có lẽ ai cũng sẽ nhận thấy, việc nhắn đến gần chục cái tin so với việc gọi một cú điện thoại mất có gần một phút, xem ra còn hao tiền tốn của và mất thời gian hơn rất nhiều. Trong cái thời đại nhịp sống nhanh hơn gấp trăm lần nhịp đập của trái tim thì thời gian là một thứ vô cùng quan trọng. Mỗi người có một suy nghĩ riêng, lối diễn đạt riêng, cách sử dụng từ ngữ riêng, cách sắp xếp riêng. Đây là xu hướng thay đổi tất yếu, nhưng chỉ là trong môi trường của thế giới mạng. Sự biến đổi của ngôn ngữ có tính tất nhiên này mang lại tiện lợi và không khí cho những người trẻ. Vậy là quá đủ để tạo nên một dấu ấn khác biệt khi nhắn tin, cộng với sự cảm nhận giữa hai con người sẽ tạo nên cái thú vị cho từng tin nhắn. Tin nhắn có những ưu điểm và hạn chế riêng, ngôn ngữ tin nhắn ra đời thích ứng những hoàn cảnh khách quan của xã hội mới. Kết luận đề tài “Tìm hiểu ý nghĩa ngôn ngữ tin nhắn điện thọai di động của sinh viên kí túc xá ĐHQG TP.HCM năm 2008-2009”dưới góc nhìn văn hoá. Góc nhìn chức năng luận Công cụ của giao tiếp là ngôn ngữ. Sự biến đổi ngôn ngữ đi liền với sự biến đổi về văn hoá, tinh thần của con người. Không riêng gì các bạn trẻ Việt Nam, giới trẻ thế giới cũng đang dần bị cuốn vào một cơn lốc Internet với các dạng ngôn ngữ mới làm các bậc phụ huynh đau đầu. Một khi đã hình thành thói quen, liệu họ có thể hạn chế khi viết những văn bản hành chính hay không? Không thể phủ nhận hay gò ép những gì mà văn hoá teen đang hình thành, hơn các thế hệ khác, họ mong muốn được khẳng định bản thân, sáng tạo ra những điều mới mẻ không chỉ để giải trí mà còn để tiết kiệm tiền và thời gian chat, nhắn tin. Đó có thể là một hướng đi đúng khi họ sáng tạo có hiệu quả, không thái quá. Góc nhìn quá trình luận Tiếng Việt giàu và đẹp, một phần nhờ hấp thụ một lượng từ nước ngoài (Hoa, Pháp, Anh…) Cho nên hiện tượng ngôn ngữ @ là một trào lưu tất yếu của sự giao thoa văn hoá Đông Tây. Từ những vốn từ do người Việt sáng tạo, sau đó tiếp nhận một lượng lớn chữ Hán, rồi người Việt sáng tạo ra chữ Nôm. Sự xuất hiện của chữ Quốc Ngữ đánh dấu một bướchát triển phù hợp với người Việt hiện đại. Hiện nay, sự thâm ngoặc lớn cho phát triển của tiếng Việt. Ngày nay, sự xâm nhập của ngôn ngữ @ vào đời sống một cách thái quá đã bị xã hội, báo chí lên án. Chúng ta không nên quá lo lắng vì còn rất nhiều bạn trẻ sử dụng tiếng Việt vẫn rất chuẩn và hay. Vậy nên, ngôn ngữ mới sẽ được gạn lọc theo theo thời gian, ý thức về truyền thống của các bạn trẻ.

vo hang vinh

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 29/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Ngôn ngữ tin nhắn thời @.Liệu ai hiểu? Empty Re: Ngôn ngữ tin nhắn thời @.Liệu ai hiểu?

Bài gửi by Hoàng Khánh Chi 14/11/09, 08:39 am

bài này của Vinh rất hay, thú vị và rất thiêt thực, qua đó chúng ta có thể hiểu được phong cách sử dụng nhôn ngữ của giới trẻ, ưu điểm và hạn chế. mong sẽ có thêm nhiều bài thiết thực như thế này hưn nữa.

Hoàng Khánh Chi

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 18/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết