NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


cuốn sách thuộc loại từ điển đối chiếu Anh-Việt chuyên ngành

Go down

cuốn sách thuộc loại từ điển đối chiếu Anh-Việt chuyên ngành Empty cuốn sách thuộc loại từ điển đối chiếu Anh-Việt chuyên ngành

Bài gửi by ng thi thanh huyen 13/11/09, 03:31 am

http://www.clst.ac.vn/AP/tapchitrongnuoc/tttl/2001/s1/6/tep20.htm
Về một cuốn sách thuộc loại từ điển đối chiếu Anh-Việt chuyên ngành
Đó là cuốn "Danh từ thư viện -thông tin Anh-Việt"* do Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc ấn hành vào khoảng giữa năm 2000 vừa qua.
Cuốn sách ra đời đáp ứng sự mong đợi của nhiều bạn đọc trong ngành bởi nhiều lẽ. Cho đến thời gian gần đây, người đọc sách chuyên môn bằng tiếng Anh vẫn cảm thấy rất khó khăn trong việc tra tìm các thuật ngữ do một thực trạng là, sách từ điển Anh-Việt chuyên ngành thư viện quá ít ỏi và quá cũ. Cuốn "Từ điển thuật ngữ thư viện học Nga-Anh-Pháp-Việt"** được xuất bản từ năm 1972 (dưới đây xin gọi tắt là TĐ 1972), một thời đã được coi là một công cụ lợi hại đối với người đọc sách, báo chí chuyên ngành, thì giờ đây đã trở nên quá cũ, không còn phát huy đầy đủ tác dụng.
Cách đây 4 năm, cuốn "AL Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh-Việt"*** do nhóm dịch giả và Dự án Giáo dục thư viện Việt Nam gửi tặng, đã đến với các thư viện Việt Nam, được giới thư viện đón nhận như một món quà quý, và trên thực tế, cuốn từ điển này đã phát huy nhiều tác dụng tích cực. Tuy vậy, cuốn từ điển này bao chứa các thuật ngữ sử dụng trong khoảng thời gian từ đầu thập kỷ 80 trở về trước, đã lâu ngày chưa được bổ sung, cập nhật và phần dịch ra tiếng Việt khó hiểu (do sử dụng quá nhiều các từ của ngành thư viện đã được dùng ở miền Nam trước đây), do đó, cũng khó phát huy đầy đủ tác dụng đối với công việc tra cứu hàng ngày, tại các cơ quan thư viện và thông tin.
Thực trạng nêu trên cho thấy, việc Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc cho ấn hành cuốn "Danh từ thư viện-thông tin Anh-Việt", là cần thiết và những thiện ý và nỗ lực của người biên soạn cuốn sách này là đáng được trân trọng và cổ vũ.
Sách gồm hai phần chính:
Phần I: Các từ và cụm từ tiếng Anh, gồm 271 trang, bao chứa khoảng 8.000 từ, cụm từ về thư viện học và thông tin học, cụ thể là các từ, cụm từ biểu đạt các loại hình tài liệu; dây chuyền xử lý, bảo quản tài liệu; sản phẩm và dịch vụ; tổ chức và quản lý các hoạt động nghề nghiệp. Ngoài ra, sách còn bao chứa các từ và các cụm từ thuộc một số lĩnh vực liên quan, như tin học tư liệu, viễn thông, in ấn, xuất bản, lưu trữ,...
Phần II. Bảng tra từ viết tắt tiếng Anh, gồm 57 trang, bao chứa 1.000 từ Anh viết tắt thường gặp trong các sách, báo chí chuyên ngành, gồm ba loại:
Từ viết tắt về các công cụ, các dạng hoạt động thư viện, thông tin;
Từ viết tắt về các tổ chức, cơ quan thư viện, thông tin;
Từ viết tắt tên ấn phẩm, sản phẩm và dịch vụ thư viện, thông tin, xuất bản.
Cuốn sách có một số đặc điểm đáng chú ý:
Bao quát một khối lượng khá lớn các từ và cụm từ, đủ để biểu đạt thực chất các hoạt động thư viện, thông tin;
Đạt được mức độ cập nhật cao. Các thuật ngữ và cụm từ biểu đạt khá đầy đủ và kịp thời những vấn đề mới, những sự vật, phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới;
Diễn đạt thoát ý, dễ hiểu. Trong nhiều trường hợp, soạn giả đã sử dụng cách giải nghĩa vắn tắt nội dung, xuất xứ của từ hoặc cụm từ, nhằm giúp bạn đọc hiểu đúng nghĩa của từ hoặc cụm từ đó. Ví dụ:
+ British Library Automated Information System (BLAIS-LINE): Hệ thống thông tin tự động của Thư viện Anh (CSDL thư mục đầu tiên của Anh, hình thành năm 1977, đến 1994 đã có 15 triệu biểu ghi);
+ German Books-in-Print: Mục lục sách Đức (giới thiệu trên 830 ngàn tên sách được xuất bản bằng tiếng Đức trên thế giới).
- Song song với phần đối chiếu hai ngữ Anh-Việt, sách còn có cả phần viết tắt các từ và cụm từ. Điều này góp phần tạo thêm thuận lợi cho người sử dụng trong quá trình tra cứu, giảm bớt thao tác và thời gian chi phí cho việc tìm kiếm các từ điển viết tắt mỗi khi cần đến.
Những đặc điểm kể trên chính là những nhân tố khẳng định vị trí, tác dụng của "Danh từ thư viện-thông tin Anh-Việt" trong việc đáp ứng nhu cầu tra cứu thuật ngữ tiếng Anh, về những vấn đề thuộc chuyên ngành thư viện-thông tin nước ta.
Tuy nhiên, vẫn còn đôi chỗ, đôi điều cần được trao đổi, bổ khuyết. Chẳng hạn, thuật ngữ "informatics" (tr.144) được dịch là "Thông tin học". Dịch như vậy chưa chính xác. Nên dịch là"Tin học". Từ viết tắt "UNIMARC" (tr.344) được dịch là "Mục lục đọc trên máy quốc tế". Dịch như vậy chưa chuẩn. Một số trường hợp từ có nhiều nghĩa khác nhau, nhưng soạn giả chưa liệt kê đầy đủ, đặc biệt là những nghĩa mới được bổ sung trong những năm gần đây, do sự phát triển của các ngành khoa học, trong đó có khoa học thư viện và thông tin
Để đánh giá cuốn sách được đầy đủ và xác đáng, cần có thêm thời gian và sự trao đổi, tham góp của nhiều bạn đồng nghiệp.
Có thể nói, nhiệt tâm nghề nghiệp và nỗ lực hiếm có của Ông Nguyễn Hữu Viêm- soạn giả cuốn sách, đã đưa đến một kết quả đáng khích lệ: cung cấp cho bạn đọc là cán bộ ngành thư viện-thông tin một tài liệu thuộc loại từ điển đối chiếu Anh-Việt, có thể sử dụng trong công tác dịch thuật, nghiên cứu và làm việc với tài liệu tiếng Anh.
Văn An

ng thi thanh huyen

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 09/11/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết