NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


Một số khái niệm,định nghĩa về từ loại,câu

Go down

Một số khái niệm,định nghĩa về từ loại,câu Empty Một số khái niệm,định nghĩa về từ loại,câu

Bài gửi by Hoàng Khánh Chi 14/11/09, 09:37 am

TRỢ TỪ, THÁN TỪ

1. Trợ từ

Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc đựơc nói đến từ ngữ đó.

Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay....

2. Thán từ

- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó đựơc tách ra thành một câu đặc biệt.

- Thán từ gồm hai loại chính:

Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,...

Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ,...



Một số khái niệm,định nghĩa về từ loại,câu B810822
TÌNH THÁI TỪ

1. Chức năng của tình thái từ

- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

- Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:

Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,...

Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,...

Tình thái từ cảm thán: thay, sao,...

Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà,...

2. Sử dụng tình thái từ

Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,...)



Một số khái niệm,định nghĩa về từ loại,câu B810822NÓI QUÁ

Nói quá và tác dụng của nói quá

Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được
miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.



Một số khái niệm,định nghĩa về từ loại,câu B810822NÓI GIẢM NÓI TRÁNH

Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh


Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.



Một số khái niệm,định nghĩa về từ loại,câu B810822CÂU GHÉP

1. Đặc điểm của câu ghép

Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C - V này được gọi là một về câu.

2. Cách nối các vế câu

Có hai cách nối các về câu:

- Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể:

Nối bằng một quan hệ từ;

Nối bằng cặp quan hệ từ;

Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).

- Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy hoặc dấu hai chấm.

3. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu

- Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phàn, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.

- Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các về câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

CÂU NGHI VẤN.[size=21][size=9]

1. Đặc điểm, hình thức và chức năng chính:

* Câu nghi vấn là câu:
[/size][size=9]- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)....không, (đã)......chưa,...) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).

- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
[/size]
[size=9]

* Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
[/size]


2. Những chức năng khác:

- Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,... và không yêu cầu người đối thoại trả lời.

- Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Một số khái niệm,định nghĩa về từ loại,câu B810822CÂU TRẦN THUẬT.

- Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,....

Ngoài những chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc,...( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).

- Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chầm thang hoặc dấu chấm lửng.

- Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.

Một số khái niệm,định nghĩa về từ loại,câu B810822CÂU PHỦ ĐỊNH.

[size=9]- Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),...

- Câu phủ định dùng để :
[/size]
[size=9]

Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).

[/size]
[size=9]Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).

[/size]
Một số khái niệm,định nghĩa về từ loại,câu B810822[size=9][size=16]HÀNH ĐỘNG NÓI.

1. Hành động nói là gì?

Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.

2. Một số kiểu hành động nói thường gặp:

Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán,...), điều khiển (cầu khiến, đe doạ, thách thức,...), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.

3. Cách thực hiện hành động nói:

Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

1. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ

- Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát trỉên. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.

- Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

2. Tạo từ ngữ mới

Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng việt

3. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài

Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng việt là từ mượn tiếng Hán.



[b][size=16]Một số khái niệm,định nghĩa về từ loại,câu B810822
THUẬT NGỮ.

1. Thuật ngữ là gì???

Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường đựơc dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

2. Đặc điểm của thuật ngữ.

Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.

Thuật ngữ không có tính biểu cảm.



[/size]
[/size]
[/size][/b]
[/size]

Hoàng Khánh Chi

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 18/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Một số khái niệm,định nghĩa về từ loại,câu Empty Re: Một số khái niệm,định nghĩa về từ loại,câu

Bài gửi by Hoàng Khánh Chi 14/11/09, 09:39 am


Hoàng Khánh Chi

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 18/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết