NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


NGHIÊN CỨU NGHI THỨC LỜI TỪ CHỐI MỘT ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ (TIẾNG ANH SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

3 posters

Go down

NGHIÊN CỨU NGHI THỨC LỜI TỪ CHỐI MỘT ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ (TIẾNG ANH SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) Empty NGHIÊN CỨU NGHI THỨC LỜI TỪ CHỐI MỘT ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ (TIẾNG ANH SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

Bài gửi by Nguyễn Thị Thanh Hiếu 15/11/09, 08:07 am

NGHIÊN CỨU NGHI THỨC
LỜI TỪ CHỐI MỘT ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ (TIẾNG ANH SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)



A
STUDY OF REFUSALS OF ASSISTANCE OFFERS



(ENGLISH
VERSUS VIETNAMESE)









LƯU QUÝ KHƯƠNG


Trường
Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng



TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO

Học viên Cao học khoá 2004-2007




Chuyên
ngành: Ngôn ngữ Anh









TÓM TẮT


Bài báo tập trung nghiên cứu đặc
điểm ngữ nghĩa - cấu trúc lời từ chối sự giúp đỡ trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Đồng thời, khảo sát các chiến lược từ chối trong hai ngôn ngữ và rút ra những
điểm tương đồng và dị biệt nhằm khắc phục những chuyển di văn hóa của người
Việt khi gặp các tình huống từ chối sự giúp đỡ, nâng cao năng lực sử dụng ngôn
ngữ cho người Việt học tiếng Anh.



ABSTRACT


This article is focused on the
semantico-structural features of the refusals of an assistance offer in English
and Vietnamese. Also, it investigates the politeness strategies of refusals,
and draws some similarities and differences between the two languages. The
article ends up with some comments and proposals on how we help language
learners overcome difficulties caused by the interference when facing with
these sticky situations to enhance the communicative competence for the
Vietnamese learners of English.









1.
Mở đầu





Từ
chối lời đề nghị của người khác là chuyện thường gặp trong đời sống hàng ngày.
Song, thật là khó từ chối khi có ai đề nghị giúp chúng ta điều gì đó. Chúng ta
muốn từ chối nhưng không biết nói sao cho người đề nghị giúp không phật lòng,
mà cũng để mình khỏi áy náy. Việc tìm ra một phương án từ chối hiệu quả không
đơn giản chút nào. Người từ chối phải hết sức tế nhị, phải “chọn” từ ngữ cho
hợp lý để được xem là người có văn hóa hay là người lịch sự trong giao tiếp.
Lịch sự là một nhu cầu thiết yếu trong các xã hội văn minh và cũng là một thực
tế khách quan trong giao tiếp ngôn ngữ. Bài này khảo sát nhóm nghi thức lời từ
chối đề nghị giúp đỡ trong tiếng Anh và tiếng Việt theo mẫu của Beebe,
Takahashi & Uliss Weltz [1] dưới ánh sáng của thuyết hành vi lời nói, thông
qua 03 tình huống giao tiếp với 08 đối tượng khác nhau (xem Phụ lục).Việc so
sánh đối chiếu nhằm tìm ra những tương đồng, dị biệt giữa hai ngôn ngữ về cách
biểu hiện cách thức từ chối cũng được thực hiện nhằm giúp người học Việt Nam vượt
qua sự chuyển di tiêu cực khi từ chối trong tiếng Anh, góp phần nâng cao hiệu
quả dạy, học tiếng Anh ở nước ta và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.





2.
Hành vi ngôn ngữ từ chối lời đề nghị giúp đỡ



2.1.
Khái niệm về hành vi từ chối lời đề nghị giúp đỡ



Theo Từ điển Tiếng Vịêt, “từ chối” là “không chịu nhận cái được giành
cho hoặc được yêu cầu”
[12, tr. 1036]. Chẳng hạn, từ chối sự giúp đỡ hay từ
chối một nhiệm vụ. Trong Tiếng Anh, “từ
chối”
“không, tôi sẽ không làm
nếu..”
khi đáp lại lời người yêu cầu/người đề nghị, hay nói cách khác người
từ chối đã không hành động theo mong đợi của người yêu cầu/người đề nghị [14,
tr. 94]. Có nghĩa là, khi đưa ra một lời đề nghị, người nói mong muốn rằng:
“Tôi muốn bạn thực hiện hành động này” và đồng thời cho rằng: “Bạn có thể và sẽ
thực hiện nó”. Điều này trái ngược với suy nghĩ của người từ chối “không muốn
thực hiện điều đó” và tin rằng “Mình không phải và sẽ không thực hiện hành động
đó”.


2.2.
Phân loại hành vi từ chối lời đề nghị giúp đỡ



2.2.1. Hành vi từ chối lời đề nghị
giúp đỡ trực tiếp



Theo
lý thuyết hội thoại, những hành vi ngôn ngữ được thực hiện đúng với đích ở lời
của chúng thì đó là những hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Xét các câu sau đây trong
khối liệu thu thập:


(1) Mi làm ơn biến đi. (Go away, please) [T/h1]


(2)
Tôi không cần anh hộ tống về đâu. [T/h 2]


(I don’t need you to escort me home)




hai ví dụ sau trong tiếng Anh:


(3)
Go away. You’re a Sleizie Sexist old man [T/h 2]


(4)
Ah, wah. I don’t rex. [T/h 1]


Cách nói thẳng, trực tiếp, thiếu tế nhị và nhiều khi thô
lỗ trong các ví dụ từ (1) đến (4) chắc chắn đã làm tổn thương người nghe, hay
bị “sốc” vì mất thể diện. Tuy nhiên, số lượng các kiểu câu như thế chiếm rất
ít; trong 183 câu từ chối trực tiếp thì chỉ xuất hiện 25 câu loại này chia đều
cho cả hai ngôn ngữ. Phần lớn những người cho tin (informant) cho rằng họ sẽ sử
dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, dễ nghe và lịch sự hơn nhưng vẫn đạt được mục đích từ
chối. Các kiểu câu như sau có 82 câu trong tiếng Việt và 76 câu trong tiếng
Anh.


(5) Thôi, cảm ơn lòng tốt của bạn. (No, thanks
for your kindness.)
[T/h 2]


(6)
No, no. You know I can’t. Thanks anyway. [T/h 3]


(Không
đâu. Anh biết là không thể mà. Dù sao cũng cảm ơn.)



2.2.2. Hành vi từ chối lời đề nghị
giúp đỡ gián tiếp



Trong
thực tế đời sống, đôi khi người ta dùng hành vi ngôn ngữ này lại đạt hiệu lực ở
lời của một hành vi ngôn ngữ khác. Đấy chính là hiện tượng sử dụng hành vi ngôn
ngữ theo lối gián tiếp. Chiến lược gián tiếp dựa trên khả năng diễn đạt một nội
dung nào đó một cách gián tiếp và nội dung cụ thể của nó có thể được hình dung
qua khái niệm “hành vi ngôn ngữ gián tiếp” [9, 1975]. Cũng là cách từ chối
“Không, anh không về cùng em đâu”, người từ chối có thể nói “Rất tiếc anh còn
vài người bạn nữa cùng đi” để gián tiếp báo cho người nghe biết rằng anh ta
chưa cần sự giúp đỡ.



rất nhiều quan điểm khác nhau về cách sử dụng hành vi ngôn ngữ trực tiếp hay
gián tiếp. Một số tác giả cho rằng cách nói trực tiếp, cô đọng sẽ thể hiện cá
tính cũng như bản sắc riêng của người nói hơn và nhiều khi lịch sự hơn cách
dùng gián tiếp. Khi so sánh hai ví dụ sau, người ta dễ dàng nhận thấy rằng phát
ngôn (7a) lịch sự hơn phát ngôn (7b).


(7a)
Thôi, em mở cánh cửa này không được đâu. (No.
you can’t open this door.)



(7b)
Tao không muốn mày phá cái cửa này đâu. (I
don’t want you to destroy this door.)



Mặc dù còn đang có sự tranh luận giữa
tính hiệu quả của 2 chiến lược từ chối như vừa nêu, chúng tôi tin rằng trong
nhiều trường hợp việc sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp giúp người nói trở nên
linh hoạt và hiệu quả hơn trong việc “truyền bá được nhiều hơn điều cần nói
ra”. Thật vậy, trong khối liệu chúng tôi thu thập được, các phát ngôn biểu hiện
ý nghĩa từ chối với chiến lược gián tiếp chiếm số lượng khá lớn: 839 câu trong
tiếng Anh và 856 câu trong tiếng Việt. Xét các ví dụ trong tiếng Việt:


(Cool
Dạ cảm ơn chú. Phiền chú quá. Cháu đợi được mà. [T/h 1]


(Thanks. No worries. I’m waiting here.)


(9) Chà, chà, anh tốt quá nhưng em
nghĩ em tự mở được. Cảm ơn anh nhiều. [T/h 3]


(Look, you’re so kind, but I think I could do it
myself. Thanks very much.)




xét ví dụ tương tự trong tiếng Anh:


(10)
You’re so generous, but I’m familiar with it. [T/h 3]


(Bạn thật hào phóng làm sao, nhưng tôi quen
với việc này rồi.)



Đa số các ví dụ khảo sát trong tiếng
Việt đều bắt đầu với việc cảm ơn và nêu ra lý do giải thích cho hành động từ
chối của mình hay ngược lại. Trong khi đó, các câu tiếng Anh thường bắt đầu với
“you’re so kind”; “you’re a wonderful person”... và tiếp theo là lý do hay là
lời hứa hẹn sẽ chấp nhận lời đề nghị trong tương lai và kết thúc bằng việc cảm
ơn. Bên cạnh, có một điều thú vị là, người từ chối thích sử dụng các câu mang
một triết lý nhân sinh đã quen thuộc với người Việt Nam để trả lời. Chẳng hạn:


(11) Cảm ơn, nhưng “của biếu là của
lo. Của
cho là của nợ” mà. [T/h 2]


(Thanks, but… eh…present means worry,
gift means debt.)



(12) Châu chấu mà đòi đá xe à? Tao làm chưa nổi nữa là
mày [T/h 3]


(Can
a
grasshopper kick a
carriage
?. I can’t do, let alone you.)



một vài trường hợp trả lời bằng câu đùa (joke).


(13) Cảm ơn em. Anh nặng hơn Trư Bát
Giới đó. Có
chở nổi không? [T/h 1]


(Thanks, but
I’m heavier than Mr Tru Bat Gioi. Can you do it?)



(14) Mình đi sợ người yêu bạn lắm.
Mình bé hạt tiêu mà lị. [T/h 1]


(I’m
so afraid of being seen by your boyfriend. I’m so small)



Tuy
nhiên, loại câu này chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong khối liệu phân tích.


2.2.3. Hành vi từ chối lời đề nghị
giúp đỡ vừa trực tiếp vừa gián tiếp



Người từ chối có thể
đáp lại lời gợi ý giúp đỡ của người khác bằng cách kết hợp cả hai hành vi ngôn
ngữ trực tiếp và gián tiếp. Một số ví dụ sau sẽ cho ta thấy rõ điều này:


(15) Không. Em phải về bằng xe buýt
vì ba đang đợi tại bến xe buýt kế tiếp mà. [T/h 1]


(No.
I must come back home by bus, because my dad is waiting for me at the next bus
stop.)



(16) No, thanks. I can withdraw
money at the ATM nearby [T/h 2]


(Không,
cảm ơn. Tôi có thể rút tiền từ máy ATM gần đây.)



Ví dụ
(29) sau đây không chỉ là lời từ chối mà còn là một lời hỏi thăm xã giao hàng
ngày.


(17) Oh, hi! No...no thanks. I’m Ok.
I should be able to open coz’ tomorrow I have to open it again and again. Fine,
fine, fine. But I don’t know that you live around here. I just moved here.
Where is your house? See you soon. [T/h 3]


(Ồ,
xin chào! Không đâu, cảm ơn em. Ổn mà. Anh phải tự mở chứ vì trước sau gì anh
cũng phải mở nó mà. Tốt thôi. À, anh không biết em sống gần đây. Anh mới chuyển
nhà tới. Nhà em ở đâu?. Thôi, hẹn gặp lại nhé!)



Như
vậy, để từ chối sự giúp đỡ của một ai đó, người bản ngữ cũng như người Việt học
tiếng Anh có nhiều cách trả lời; họ có thể sử dụng hành vi ngôn ngữ trực tiếp,
gián tiếp hay kết hợp cả hai hành vi ngôn ngữ trên. Trong đó, việc sử dụng
chiến lược từ chối gián tiếp có tần suất sử dụng cao hơn hẵn trong cả hai ngôn
ngữ Anh và Việt.





3. Mô hình hoá câu từ chối
sự giúp đỡ trong tiếng Anh và tiếng Việt



Trong
khối liệu khảo sát bước đầu gồm 40 người bản ngữ (đến từ nước Anh, Hoa Kỳ và
Ôxtraylia) và 40 sinh viên tiếng Anh (trường Đại học Quy Nhơn), chúng tôi thu
được 1.920 phát ngôn (Tiếng Anh là 960 và tiếng Việt là 960), trong đó có 183
phát ngôn trực tiếp, chiếm 9,53%; 1695 phát ngôn gián tiếp, chiếm 88,28%; và 42
phát ngôn vừa trực tiếp và gián tiếp, chiếm 2,18%.


3.1.
Mô hình hóa câu từ chối sự giúp đỡ trực tiếp



3.1.1. Trong tiếng Anh


a.

Từ/cụm từ
phủ định


Lời từ chối



No.





No,

I don’t need


Các
kiểu câu từ chối trực tiếp loại này có tần số xuất hiện thấp nhất trong khối
liệu, với 25 câu chiếm 1,3%.


b.

Từ/cụm từ phủ định

Lời cảm ơn



No,

thanks



No,

thank you



No,

Thanks anyway.


Câu có cấu trúc “No, thanks” hoặc
các biến thể của nó có 158 câu, chiếm 8,22%.


3.1.2.
Trong tiếng Việt




Từ/cụm từ
phủ định


Lời cảm ơn

Thôi,

cảm ơn.

Không,

cảm ơn

Khỏi cần

cảm ơn.

Chả cần đâu

cảm ơn.




Dạng tiếng Việt tương đương
với “No, thank you” hay “No, thanks” rất
đa dạng. Với
câu “No, thanks” thông thường sẽ là
“Không, cảm ơn” nhưng trong lời nói thân mật, có thể thay thế “không” bằng “chả/cóc cần”: “Chả cần đâu. Cảm ơn”.


3.2. Mô hình hóa câu từ
chối sự giúp đỡ gián tiếp



3.2.1. Trong Tiếng Anh: câu từ chối gián
tiếp có 839 câu, tỉ lệ 43,69%, bao gồm một số mẫu sau đây


a.

Cảm ơn

do/lời giải thích tại sao không chấp nhận



Thanks,

I will reserve these books
and pick them up later as I will take my younger sister in tomorrow.





b.

Lời đánh giá tích cực

do/lời giải thích tại sao không chấp nhận

Cảm ơn



You’re so kind

A nice offer

but I am okay
without that item.


but I can open it.

Thanks.

Thank you.





c.

Lời cảm thán

Biểu thị sự tiếc nuối



Oh, what a pity!

I wish I didn’t
buy the ticket for the bus coming.






d.

Lời trấn an

do/lời giải thích tại sao không chấp nhận



No worry,

Never mind.

it is
better now.


Let me try.


3.2.2.
Trong Tiếng Việt: câu từ chối gián tiếp có 856, chiếm 44,58% với các kiểu câu cơ bản sau:


a.

Cảm ơn

do/lời giải thích tại sao không chấp nhận



(Dạ) Cảm ơn anh.

Em
có thể đi xe buýt về




Cảm
ơn nha bạn hiền.


Mình
chờ xe buýt được rồi






b.

Thông
cảm với đối tác giao tiếp


Hành
động thay thế




Làm
chi đủ sức mà mở


Để
đó






c.

Cảm ơn

Một
triết lý nhân sinh




Cảm ơn

Bụt
chùa nhà không thiêng!






d.

Lời biểu thị sự quan ngại của người từ chối

do/lời giải thích cho sự quan ngại



Em chỉ sợ

làm phiền sếp thôi



Em không muốn

anh đổ mồ hôi vì những chuyện
vặt này



3.3. Mô hình hóa câu từ chối sự giúp
đỡ vừa trực tiếp và gián tiếp



Trong
Tiếng Anh và Tiếng Việt các kiểu câu thuộc dạng này chiếm tỉ lệ rất ít khoảng
2,21%.



Từ/cụm từ phủ định

Cảm ơn

do/lời giải thích tại sao không chấp nhận

No,

thanks

But I think I can manage

Thôi mà



Tao làm được







4. Đặc trưng
văn hóa ảnh hưởng cách giao tiếp người Anh và người Việt



Trong thực tế, không ít
những trường hợp người nói không đạt được mục đích giao tiếp của mình không
phải vì nói sai, kiến nghị của mình nêu ra không hợp lý mà là vì nói không đúng
lúc, đúng chỗ, không phù hợp với tuổi tác, địa vị, với hoàn cảnh với tâm lý
người nghe [5, tr. 21]. Vì vậy, bài báo này chúng tôi đề cập đến 08 đối tượng
giao tiếp cụ thể vừa là người quen vừa là người lạ với hy vọng là tìm ra sự
khác nhau về ngôn ngữ sử dụng theo từng đối tượng như thế nào.


C. Mác nói “Ngôn ngữ là
hiện thực trực tiếp của tư tưởng”. Kagan cũng thừa nhận rằng “Bản chất con
người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp, trong thể thống nhất giữa con người với
con người” [7, tr. 24). Người Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa
nông nghiệp với tính ưa sự tế nhị, ý tứ trong lời ăn, tiếng nói để giữ gìn mối
quan hệ tình làng nghĩa xóm. Chính điều này đã làm nảy sinh ra một hệ thống
xưng hô hết sức đa dạng và phong phú phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội và
có tính tôn ti trên dưới… Chẳng hạn, cùng là hai người, nhưng nếu nhỏ hơn sẽ
gọi bằng mày tao, đệ tử…; lớn hơn thì chú, bác, ông, bà. Trong khi đó, người
Phương Tây trực tiếp và thẳng thắn hơn trong việc bộc lộ những suy nghĩ của họ
và chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng I và You cho tất cả mọi đối tượng. Ở lời từ
chối của tiếng Việt, các tiểu từ tình thái à, ứ, nhỉ, nhé, thôi... biểu lộ sắc
thái tình cảm của người nói- chiếm đa số trong ngữ liệu thu thập được.


(18) Ừ, xe buýt sắp đến rồi. Anh cảm ơn em nhé.
[T/h 3]


Trong văn hoá Việt, khái niệm “thể
diện” của người Việt Nam gắn với sự tôn trọng trật tự thứ bậc và sự thừa nhận
vị thế của người đối thoại. Vì vậy, ứng xử lịch sự không chỉ hoàn toàn là việc
sử dụng các chiến lược lịch sự của cá nhân mà bắt buộc phải lựa chọn từ vựng
khéo léo. Các từ “ạ, dạ, thưa, xin
thường xuyên xuất hiện khi giao tiếp với các đối tượng lớn tuổi hay cấp trên là
vì thế.


(19) Dạ, em không muốn anh đổ mồ hôi vì cánh cửa này đâu
ạ. [T/h 3]


Còn trong các lời nói thân mật, hay
trong quan hệ anh em, bạn bè, đồng nghiệp thân tình thì xuất hiện những lời nói
hết sức bình dị, mộc mạc.


(20) Cứ mặc đại ca. Đệ đi trước đi. [T/h 3]


(21)
Mày tưởng mày là ai chứ?. Bill Gate hả ?...mà đòi cho anh mày mượn tiền [T/h 3]


Đây là những yếu tố giúp lời từ chối
trong tiếng Việt uyển chuyển và linh hoạt. Chính tính chân thực và cách nói khéo léo
ấy và đã làm
cho
lời nói có
sức thuyết phục cao đối với người nghe.





5. Kết luận


Việc đối chiếu thực hiện
trên nghi thức lời từ chối một đề nghị giúp đỡ trong tiếng Anh và tiếng Việt
cho thấy không có sự giống nhau một - một giữa các ngôn ngữ khác nhau khi cùng
biểu đạt nội dung nào đó: ở đây là từ chối một gợi ý giúp đỡ. Có thể rút ra một
số điểm dị biệt giữa hai ngôn ngữ xét trong khối liệu vừa phân tích như sau:


5.1. Lời từ chối sự giúp đỡ
cũng mang những đặc điểm về cấu trúc và nội dung của lời từ chối nói chung,
nhưng bên cạnh đó còn có những điểm riêng.


5.2. Lời từ chối một đề nghị
giúp đỡ trong tiếng Anh đơn giản và có ít biến thể hơn lời từ chối tương ứng
của nó trong tiếng Việt.


5.3. Lời từ chối một đề nghị
giúp đỡ trong tiếng Việt có tổ chức hình thức phức tạp hơn cấu trúc tương ứng
của nó trong tiếng Anh.


5.4. Số lượng biến thể nhiều hơn làm cho lời từ chối một đề
nghị giúp đỡ tiếng Việt so với lời từ chối tương đương trong tiếng Anh mang
nhiều tính hình thái hơn, giúp người dùng thể hiện được nhiều sắc độ tư duy hơn
khi tham gia giao tiếp.








TÀI
LIỆU THAM KHẢO






[1]
Beebe,
Takahashi, & Uliss-Weltz Beebe, L.M., Takahashi, T., & Uliss-Weltz, R.
(1990) Developing communication
Competence in second Language
(p. 55-73), NY.



[2]
Brown, P. and S. C. Levinson
(1987),
Politeness: Some
Universals in Language Use.
Cambridge:
Cambridge University Press.



[3]
C.Mác và
Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t 42.


[4]
Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà, Phong cách tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1993.


[5]
Đỗ
Hữu Châu,
i liệu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông trung học phục vụ cải cách giáo dục môn Tiếng Việt lớp 10, Vụ Đào
tạo và Bồi
dưỡng, Bộ
Giáo dục
và Đào tạo,
1990.


[6]
Hội Ngữ học Việt Nam, Việt Nam - Những vấn đề ngôn ngữ
và văn hoá,
Hà Nội, 1993.


[7]
Kagan, S. (1988).
Cooperative Learning, University of California, Riverside.


[8]
Phạm Vũ
Dũng,
Văn hoá giao tiếp,
NXB Văn
hoá Thông tin, Hà Nội, 1996.


[9]
Searle, J.R.
(1975), "Indirect Speech Acts," in J. Searle, Expression and
Meaning
(Cambridge, Eng.: Cambridge University Press, 1979)


[10]
Trần Ngọc Thêm, Tìm
về bản sắc văn hoá Việt Nam,
Nxb Tp Hồ Chí minh, 1997.


[11]
Trần Ngọc Thêm,
sở văn hoá Việt Nam
, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998.


[12]
Viện ngôn ngữ, Từ
điển Tiếng Vịêt, Hà Nội - Đà Nẵng,
2000


[13]
Viện ngôn ngữ, Từ điển Anh Việt, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1997


[14]
Wierzbieka,
A.(1987) English Speech Act Verbs
Academic Press, Australia.




PHỤ LỤC







- ĐỐI TƯỢNG THAM GIA KHẢO SÁT: 08 đối
tượng


a. người chưa từng quen biết; b. người không
thích; c. người quen lớn tuổi; d. người quen nhỏ tuổi hơn; e. đồng nghiệp lớn
tuổi hơn; f. đồng nghiệp nhỏ tuổi hơn; g. cấp trên; h. nhân viên dưới quyền.


- CÁC TÌNH
HUỐNG GIAO TIẾP: Bạn từ chối như thế nào, khi:


Tình huống 1(T/h 1): Bạn đang đợi đón xe buýt về
nhà sau giờ làm việc. Ngay lúc đó, một người tạt ngang và có ý muốn chở bạn về.


Tình huống 2 (T/h 2): Bạn
là một giáo viên. Bạn đang chọn nhiều quyển sách hay trong một hiệu sách giảm
giá. Thế nhưng, khi tính tiền bạn thiếu 20.000 đồng. Người bên cạnh sẵn sàng
cho bạn mượn để trả tiền sách.


Tình huống 3 (T/h 3): Bạn
vừa chuyển đến ở một ngôi nhà mới vài ngày. Bạn gặp khó khăn trong việc mở cửa.
Một người hàng xóm đề nghị được giúp bạn.

Nguyễn Thị Thanh Hiếu

Tổng số bài gửi : 11
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

NGHIÊN CỨU NGHI THỨC LỜI TỪ CHỐI MỘT ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ (TIẾNG ANH SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) Empty Re: NGHIÊN CỨU NGHI THỨC LỜI TỪ CHỐI MỘT ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ (TIẾNG ANH SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

Bài gửi by Hoàng Khánh Chi 16/11/09, 08:23 am

good knowledge! send you a big kiss.hehe

Hoàng Khánh Chi

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 18/10/2009

Về Đầu Trang Go down

NGHIÊN CỨU NGHI THỨC LỜI TỪ CHỐI MỘT ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ (TIẾNG ANH SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) Empty Re: NGHIÊN CỨU NGHI THỨC LỜI TỪ CHỐI MỘT ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ (TIẾNG ANH SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

Bài gửi by vo hang vinh 20/11/09, 04:11 pm

bài ny thú vị đó! In ra mà gián trên tường ngày mô nhìn vô đó cũng học được khá cách để ra xã hội mà ứng phó hiệu quả.In đi hey!

vo hang vinh

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 29/10/2009

Về Đầu Trang Go down

NGHIÊN CỨU NGHI THỨC LỜI TỪ CHỐI MỘT ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ (TIẾNG ANH SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) Empty Re: NGHIÊN CỨU NGHI THỨC LỜI TỪ CHỐI MỘT ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ (TIẾNG ANH SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

Bài gửi by vo hang vinh 20/11/09, 04:20 pm

bài ny thú vị đó! In ra mà gián trên tường ngày mô nhìn vô đó cũng học được khá cách để ra xã hội mà ứng phó hiệu quả.In đi hey!

vo hang vinh

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 29/10/2009

Về Đầu Trang Go down

NGHIÊN CỨU NGHI THỨC LỜI TỪ CHỐI MỘT ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ (TIẾNG ANH SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) Empty Re: NGHIÊN CỨU NGHI THỨC LỜI TỪ CHỐI MỘT ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ (TIẾNG ANH SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

Bài gửi by vo hang vinh 20/11/09, 04:22 pm

bài ny thú vị đó! In ra mà gián trên tường ngày mô nhìn vô đó cũng học được khá cách để ra xã hội mà ứng phó hiệu quả.In đi hey!

vo hang vinh

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 29/10/2009

Về Đầu Trang Go down

NGHIÊN CỨU NGHI THỨC LỜI TỪ CHỐI MỘT ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ (TIẾNG ANH SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) Empty Re: NGHIÊN CỨU NGHI THỨC LỜI TỪ CHỐI MỘT ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ (TIẾNG ANH SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết