NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


Nha nghien cuu Huu Ngoc Nhan xet ve cach dich tho tieng Viet

Go down

Nha nghien cuu Huu  Ngoc Nhan xet ve cach dich tho tieng Viet Empty Nha nghien cuu Huu Ngoc Nhan xet ve cach dich tho tieng Viet

Bài gửi by ThayLe 24/11/09, 09:07 am

Bản dịch truyện Kiều nào hay nhất?

Hữu Ngọc

( 11/20/2009 10:41:25 AM )


Trước
mắt tôi là 5 bản dịch tiếng Pháp, 2 bản tiếng Anh, 1 bản tiếng Đức, 1
bản tiếng Hán. Thật khó nói bản nào đạt nhất. Truyện Kiều đã được dịch
ra 31 ngữ (theo Lê Thành Khôi). Có điều chắc chắn là không bản nào hay
bằng nguyên bản tiếng Việt, giữ được toàn vẹn cả nội dung lẫn hình thức
truyện Kiều. Bản dịch đạt nhất của tác phẩm cũng chỉ chuyển tải được 60
- 70% cái hay của nguyên văn. Cho nên tôi rất đồng tình với ai đó đã
nói là bản dịch đạt nhất là bản khiến người đọc khen "hay", nhưng sau
đó có những cái "hay" chỉ có thể đoán được thôi. Đó mới là người hiểu
biết! Muốn đánh giá một bản dịch, phải xuất phát từ nhiều góc độ. Trước
hết, phải phân biệt dịch thuật thông thường với dịch thuật văn học.
Dịch thuật thông thường ( nhất là khoa học kỹ thuật) có thể dùng máy
tính được. Dịch Kiều là dịch văn học, có quy tắc riêng.
Cổ kim
đông tây thường thống nhất tiêu chí "tín, đạt, nhã", nôm na là hai chữ
đúng (tín) và hay (đạt và nhã). Tôi còn nhớ, có lần nói chuyện với anh
Xuân Diệu về dịch, anh phàn nàn: " Bọn nó bây giờ dịch ẩu quá. Trắng
phải dịch là trắng, không thể lấy cớ Việt hoá cho hay mà dịch thành đen
được. Có khi do dốt mà hiểu sai, họ nói vậy để giấu dốt chăng?".
Chắc
ai cũng phải tán thành đúng (chữ tín) là điều quan trọng nhất trong
dịch thuật. Để khách quan, ta nên phân tích một số vấn đề mang tính
lịch sử và xã hội (ở đây, tôi chỉ xin bàn về các bản dịch tiếng Pháp,
có nhiều nhất và sớm hơn số bản dịch tiếng các nước khác).
Trước
hết, người dịch sống ở thời nào thì thường bị ảnh hưởng của sự tiếp thụ
tác phẩm qua tâm lý chung thời đó. Dĩ nhiên các thế hệ ở Việt Nam, thời
Pháp thuộc, thời Cách mạng, thời Đổi mới đều tiếp thụ Kiều khác nhau.
Dịch Kiều (tiếng Việt có 5 thanh) sang ngôn ngữ đồng văn (văn tự và văn
hoá) như tiếng Hán (Trung Quốc) ít công phu hơn là dịch sang tiếng Pháp
(không có thanh âm: atonique).Thí dụ mấy câu đầu của Kiều: "Trăm năm
trong cõi người ta... mà đau đớn lòng", ông Hoàng Dật Cầu dịch sang thơ
chữ Hán rất ngon lành: Nhân sinh bất mãn bách - Tài mệnh lưỡng tương
phùng- Thương tang đa biến ảo...". Điển tích bể dâu không cần giải
thích.
Lại
phải xem ý đồ của người dịch nhằm đối tượng nào thì mới đánh giá bản
dịch có đạt được ý đồ ấy không. Thời Pháp thuộc, đầu thế kỷ 20,
R.Crayssac dịch Kiều với mục đích giới thiệu văn hoá xã hội Á Đông thì
nặng về cái xa lạ (exotique), Nguyễn Văn Vĩnh dịch Kiều mục đích phổ
biến chữ quốc ngữ, nâng cao dân trí, giúp cho người nghiên cứu, học
tiếng Việt hoặc tiếng Pháp. Thời cách mạng, Nguyễn Khắc Viện dịch Kiều
để đưa ra nước ngoài hình ảnh dân tộc Việt Nam có văn hoá cao, thể hiện
qua một tác phẩm giá trị nhân văn phổ biến...
Xin trở lại chữ tín (dịch đúng). Nhưng tín là thế nào? Tín với cái gì?
Loại
dịch thông thường (nhất là khoa học, kỹ thuật, chính trị...) thì tín là
dịch đúng nghĩa từng chữ, không được bỏ một chi tiết nào. Dịch thuật
văn học thì không thể được, vì chữ, hình ảnh, ẩn dụ mang tính cá nhân,
tính xúc cảm. Theo Nguyễn Khắc Viện, chữ tín, khi dịch Kiều và các tác
phẩm văn học nói chung, tín là trung thành với cái thần, cái hồn, nội
dung của nguyên tác. Đó là tiêu chuẩn chủ đạo, quyết định đường lối,
quan niệm dịch, không quên đối tượng độc giả là người Phương Tây.
1- Tín
với chất thơ : Kiều vừa là thơ, vừa là truyện, nhưng cạnh khía thơ là
chủ yếu. Vì vậy bản dịch phải giữ được hồn thơ ấy. Không nhất thiết
phải thơ có vần như Crayssac (quá dài khi giải thích), có thể dùng văn
xuôi có ngữ điệu và giữ được chất thơ.
Câu
Trải qua một cuộc bể dâu, Nguyễn Văn Vĩnh dịch tiếng Pháp thành: Đã
trải qua một giai đoạn mà nhà thơ gọi là thời gian để bể biến thành
ruộng dâu và ngược lại, ruộng dâu thành biển. Dịch như vậy để giải
thích và học tiếng Pháp, còn đâu là hình ảnh thân phận con người băn
khoăn trước những biến thiên của tạo vật, trong khi Nguyễn Khắc Viện
diễn tả cảm xúc và hình ảnh ấy bằng câu văn xuôi có chất thơ: L Océan
gronde là òu verdoyaient les muriers (Biển gầm ở nơi xưa kia dâu xanh
mướt).
2- Chỉ
giữ của nguyên tác những biểu tượng, hình ảnh ẩn dụ mang lại rung cảm
mới cho độc giả Pháp, không cố tìm cái xa lạ, làm giảm cảm xúc của
nguyên tác. Thí dụ: "Trải bao thỏ lặn ác tà" bản dịch XP-XV dịch là con
thỏ (mặt trăng) và con quạ (mặt trời) rồi giải thích khiến độc giả Pháp
mải nghĩ đến huyền thoại, làm mất cảm xúc buồn về mả Đạm Tiên khói
hương lạnh lẽo. Nguyễn Khắc Viện thì bỏ hình ảnh thỏ và quạ, chỉ dịch
là "les lunes et les soleils" (hình ảnh ngày và đêm).
3- Vấn
đề cơ bản là bám chặt lấy cảm xúc nguyên tác, chuyển tải nội dung, tức
là cái phổ biến của nhân loại để độc giả rung cảm đồng điệu với các
nhân vật. Qua đó sẽ nổi lên bản sắc dân tộc.
Đó
cũng là quan điểm của Margulier khi dịch thơ Đường: Chỉ nên chú trọng
đến tình cảm chung của con người. Không nên tìm cái xa lạ (exotique),
vì cái xa lạ của người Âu lại là cái bình thường với người Trung Quốc.
Không nên gợi tính hiếu kỳ của người đọc văn dịch khiến họ không đồng
cảm với nguyên bản. Cũng đừng chú ý quá đến điển cố, khiến độc giả
nước ngoài ngỡ ngàng dễ chán.
Bản
Kiều tiếng Pháp của Nguyễn Khắc Viện được độc giả Pháp nói chung tán
thưởng. Nhưng ông cũng nhận là có nhiều cái hay của Nguyễn Du không
chuyển tải nổi: đặc điểm tính nhạc của tiếng Việt, thơ Việt, ngữ pháp
Việt...




Bai trich tu website: http://hoinhavanvietnam.vn/News.Asp?Cat=39&SCat=&Id=2094

ThayLe

Tổng số bài gửi : 135
Join date : 22/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết