Tìm kiếm
Latest topics
MỐI TƯƠNG ĐỒNG GIỮA TỤC NGỮ VIỆT NAM VÀ TỤC NGỮ NƯỚC NGOÀI
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
MỐI TƯƠNG ĐỒNG GIỮA TỤC NGỮ VIỆT NAM VÀ TỤC NGỮ NƯỚC NGOÀI
Mọi ngôn ngữ đều có những câu nói ngắn gọn nhưng chứa đựng những nhận xét sắc bén về kinh nghiệm sống. Tên của những câu nói ngắn gọn đó là TỤC NGỮ trong tiếng Việt và Hán, PROVERB trong tiếng Anh, PROVERBE trong tiếng Pháp, DICHO trong tiếng Tây ban nha, PROVERBIO trong tiếng Ý, và SPRICHWORT trong tiếng Đức. Với khả năng tóm gọn ý tứ, tô điểm cho lời văn thêm mặn mà, và chứng minh lý lẽ một cách hùng hồn, tục ngữ đóng một vai trò đáng kể trong ngôn ngữ thường nhật. Điều nổi bật nhất là sự tương đồng trong nội dung của tục ngữ nhân loại. Chẳng hạn, các tục ngữ YÊU AI YÊU CẢ ĐƯỜNG ĐI của người Việt, LOVE ME, LOVE MY DOG của người Mỹ, và ÁI ỐC CẬP Ô của người Tàu đều có chung một ý nghĩa. Có khác chăng thì chỉ là phương tiện diễn tả. Người Việt yêu thơ nên đề cập đến người mình yêu và con đường mang dấu chân người ấy; người Mỹ mê chó cho nên khi mê ai thì cũng mê chó của người ấy luôn cho tiện việc; và người Tàu thì diễn tả kinh nghiệm ấy như một bức tranh thủy mặc, rất có thể đã căn cứ vào một điển tích nào đó. Trong tiếng quan thoại, ÁI ỐC CẬP Ô phát âm là [àiwu-jíwu], với điều đáng nói ở đây là lối chơi chữ: Hai từ [wu] đồng âm nhưng dị nghĩa; từ thứ nhất nghĩa là “nhà” và từ thứ hai nghĩa là “quạ.” Vậy thì nghĩa đen của tục ngữ này là nếu yêu một căn nhà nào thì yêu luôn cả mấy con quạ (một loại chim đen đủi xấu xí với tiếng kêu buồn thảm) đậu trên mái nhà đó. Ba tục ngữ vừa kể nói lên một sự thực tâm lý khó chối cãi mà tiếng Anh mệnh danh là “the halo effect” (hiệu lực hào quang).
Trong tiến trình học hỏi ngoại ngữ của tôi, một điều lý thú là tìm xem trong các ngoại ngữ ấy (Hán, Anh, Pháp, Tây ban nha, Ý, Đức) có những tục ngữ nào tương đồng về ý nghĩa với tục ngữ Việt của chúng ta. Bài viết này chia xẻ với độc giả điều lý thú ấy.
Khi so sánh nội dung của tục ngữ trong các ngôn ngữ khác nhau, chúng ta sẽ thấy những tương đồng, tốt phần do bản chất đại đồng của kinh nghiệm đời sống loài người. Thí dụ, để nhắn nhủ người đời không nên hấp tấp mà hỏng việc, tiếng Việt có câu ĐI ĐÂU MÀ VỘI MÀ VÀNG, ĐỂ VẤP PHẢI ĐÁ ĐỂ QUÀNG PHẢI DÂY? Cùng một nội dung ấy là các câu sau đây: MORE HASTE LESS SPEED (Anh: vội bao nhiêu chậm bấy nhiêu); PLUS ON SE HÂTE MOINS ON AVANCE (Pháp: vội bao nhiêu càng ít tiến bấy nhiêu); CHI VA PIANO VA LONTANO (Ý: ai đi chậm thì đi xa); và DỤC TỐC TẮC BẤT ĐẠT (Hán: muốn mau chóng thì không thành được).
Nếu nội dung các tục ngữ tương đương trong các ngôn ngữ cùng gốc (như Pháp và Tây ban nha, hoặc như Anh và Đức) giống nhau như đúc thì cũng dễ hiểu thôi. Chẳng hạn, mang máng với câu VẶT ĐẦU CÁ VÁ ĐẦU TÔM của chúng ta là các câu DÉCOUVRIR SAINT PIERRE POUR COUVRIR SAINT PAUL (Pháp: lột quần áo thánh Pierre để mặc vào thánh Paul), DESNUDAR A UNO SANTO PARA VESTIR A OTRO (Tây ban nha: lột quần áo một vị thánh để mặc vào một vị thánh khác), ROB PETER TO PAY PAUL (Anh: cướp tiền Peter để trả Paul), và DEM PETER NEHMEN UND DEM PAUL GEBEN (Đức: lấy của Peter và đưa cho Paul). Vì vậy, tôi thấy thú vị hơn nhiều mỗi lần gặp các câu tục ngữ tương đương giữa tiếng Việt và một ngoại ngữ chẳng liên hệ họ hàng gì với tiếng Việt cả (thí dụ như tiếng Anh trong trường hợp này), như các cặp tục ngữ ĐƯỢC ĐẰNG CHÂN LÂN ĐẰNG ĐẦU và GIVE HIM AN INCH AND HE WILL TAKE A MILE (cho hắn một tấc thì hắn đòi một dặm); GIEO GIÓ GẶT BÃO và SOW THE WIND AND REAP THE WHIRLWIND (gieo gió gặt gió lốc); LẮM THẦY THỐI MA và TOO MANY COOKS SPOIL THE BROTH (quá nhiều người nấu bếp thì hư nồi canh); và THỜN BƠN MÉO MIỆNG CHÊ TRAI LỆCH MỒM và THE POT CALLING THE KETTLE BLACK (cái nồi mà chê cái ấm đen).
Về hình thức cấu tạo, khá nhiều tục ngữ của nhân loại giống nhau ở điểm chúng có thể được chia ra làm hai phần quân bình lẫn nhau với cú pháp và âm điệu song hành. Thí dụ, các tục ngữ tương đương của XA MẶT, CÁCH LÒNG trong một vài ngôn ngữ khác cũng cho thấy một cấu tạo và một nội dung tương đồng với tiếng Việt: OUT OF SIGHT, OUT OF MIND (Anh: khuất mặt, khuất tâm trí); LOIN DES YEUX, LOIN DU COEUR (Pháp: xa mắt, xa tim); AUS DEN AUGEN, AUS DEM SINN (Đức: khuất mắt, khuất tâm trí); OJOS QUE NO VEN, CORAZÓN QUE NO SIENTE (Tây ban nha: mắt không thấy, tim không cảm); và LONTANO DAGLI OCCHI LONTANO DAL CUORE (Ý: xa mắt xa tim).
Trong số các tục ngữ được coi như châm ngôn cho một nếp sống đạo đức, tiếng Việt có câu KHÔN NGOAN CHẲNG NGOẠI THẬT THÀ để nhắc nhở người đời tránh xa sự lươn lẹo. Nội dung châm ngôn này được diễn tả bộc trực hơn trong tiếng Anh qua câu HONESTY IS THE BEST POLICY (lương thiện là chính sách tốt nhất). Ý nghĩa câu GẦN MỰC THÌ ĐEN, GẦN ĐÈN THÌ SÁNG rõ như ban ngày. Câu này chắc là do các cụ nhà nho khi xưa đã chuyển ngữ thật sát nghĩa từ câu chữ Hán CẬN MẶC GIẢ HẮC, CẬN ĐĂNG TẮC MINH. Những kẻ chỉ thích “gần mực” hoặc “cận mặc” thôi thì sẽ liên kết thành một bầy để cùng nhau làm những chuyện không hay, như được ám chỉ trong câu tục ngữ Hán-Việt đã hoàn toàn Việt hóa NGƯU TẦM NGƯU MÃ TẦM MÃ (trâu tìm trâu ngựa tìm ngựa), và trong các câu BIRDS OF A FEATHER FLOCK TOGETHER (Anh: chim cùng thứ lông tụ tập thành bầy), DIS-MOI QUI TU HANTES, ET JE TE DIRAI QUI TU ES (Pháp: nói tôi nghe anh giao du với ai, tôi sẽ cho anh biết anh là loại người nào), CADA CUAL CON LOS SUYOS (Tây ban nha: kẻ nào đi với phường nấy), XÚ VỊ TƯƠNG ĐẦU (Hán: những mùi xú uế quyện vào với nhau), GLEICH UND GLEICH GESELLT SICH GERN (Đức: hai kẻ giống nhau kết hợp dễ dàng), và DIO LI FA E POI LI APPAIA (Ý: thượng đế sinh ra họ rồi kết hợp họ với nhau). Tiểu nhân hay đắc chí, và mỗi khi đắc chí họ cười lâu lắm. Tiếng Việt dành cho những tiểu nhân có đầu óc nông cạn ấy lời nhắc nhở này: CƯỜI NGƯỜI CHỚ VỘI CƯỜI LÂU, CƯỜI NGƯỜI HÔM TRƯỚC HÔM SAU NGƯỜI CƯỜI. Trong vài ngôn ngữ khác, lời khuyên ấy ngắn gọn hơn và cũng đều dành thắng lợi cho người cười sau cùng: HE LAUGHS BEST WHO LAUGHS LAST (Anh: người đáng được cười nhất là người cười sau cùng), RIDE BENE CHE RIDE L’ULTIMO (Ý: cười xứng đáng là người cười sau cùng), và RIRA BIEN QUI RIRA LE DERNIER (Pháp: người sẽ cười xứng đáng là người sẽ cười sau chót).
Tục ngữ phản ánh những điều xảy ra hàng ngày trên bàn cờ xã hội và cung cấp cho thế gian những lời khuyên khôn ngoan để đối phó với cuộc sống. Câu CÁ LỚN NUỐT CÁ BÉ mô tả một lối sống hung bạo trong xã hội ngày nay, khi biết bao công ty nhỏ đang bị các công ty lớn hơn ăn sống nuốt tươi trong một thế giới mà người Mỹ tả chân là A DOG-EAT-DOG WORLD (một thế giới chó-ăn-chó). Trong mọi liên hệ, phải có đi có lại thì mối giao tình mới bền, theo châm ngôn BÁNH ÍT ĐI, BÁNH QUY LẠI của người Việt hay châm ngôn YOU SCRATCH MY BACK, I’LL SCRATCH YOURS (anh gãi lưng tôi, tôi sẽ gãi lưng anh) của người Mỹ. Và xin chớ quên là trong một cuộc tranh chấp, kẻ có tiền thường có nhiều lợi điểm, vì NÉN BẠC ĐÂM TOẠC TỜ GIẤY, cũng như ĐA KIM NGÂN PHÁ LUẬT LỆ (Hán: nhiều tiền bạc phá luật lệ) và MONEY TALKS (Anh: tiền nói dùm). Kín đáo là một biện pháp an toàn, vì TAI VÁCH MẠCH RỪNG, hoặc LAS PAREDES OYEN (Tây ban nha: những bức tường biết nghe), hoặc những câu sau đây mà ý nghĩa đều là tường có tai: WALLS HAVE EARS (Anh), LES MURS ONT DES OREILLES (Pháp), I MURI HANNO ORECCHI (Ý), DIE WAENDE HABEN OHREN (Đức), và CÁCH TƯỜNG HỮU NHĨ (Hán). TRÁNH VOI CHẲNG XẤU MẶT NÀO là lời cổ nhân khuyên chúng ta nên làm mỗi khi bị kẻ vũ phu đe dọa tấn công. Nếu tiếng Việt ví kẻ vũ phu như voi thì tiếng Tây ban nha ví hắn như bò mộng hoặc kẻ khùng điên, như trong câu AL LOCO Y AL TORO DARLES CORRO (với kẻ khùng điên và bò mộng, hãy nhường chỗ).
Tục ngữ cũng khá rành khoa tâm lý và cung cấp những khuyến cáo thực dụng. Con người phải biết rằng nhiều khi SỰ THẬT MẤT LÒNG, một ý niệm được gói ghém bộc trực trong câu THE TRUTH HURTS (Anh: sự thật làm đau lòng) cũng như trong câu khuyên răn tế nhị TOUTE VÉRITÉ N’EST PAS BONNE À DIRE (Pháp: không phải sự thực nào cũng nên nói ra đâu). Vì LỜI NÓI CHẲNG MẤT TIỀN MUA, người khôn ngoan phải LỰA LỜI MÀ NÓI CHO VỪA LÒNG NHAU. Châm ngôn dành cho những ai ăn nói vụng về để mất lòng người khác một cách vô tích sự này tương ứng với câu CORTESÍA DE BOCA VALE MUCHO Y POCO CUESTA (Tây ban nha: sự nhã nhặn bằng miệng có nhiều giá trị và chẳng tốn bao nhiêu). Người Việt khôn ngoan ít khi THẢ MỒI BẮT BÓNG vì họ biết rõ MỘT CON NẰM TRONG TAY HƠN MƯỜI CON BAY TRÊN TRỜI. Người phương tây cũng diễn tả sự khôn ngoan đó một cách dễ hiểu, như câu trong tiếng Anh A BIRD IN THE HAND IS WORTH TWO IN THE BUSH (một chim trong tay đáng hai chim trong bụi), hoặc như câu trong tiếng Ý MEGLIO UN UOVO OGGI CHE UNA GALLINA DOMANI (một trái trứng hôm nay tốt hơn một con gà mái ngày mai), hoặc như câu thi vị hơn trong tiếng Đức là EIN SPATZ IN DER HAND IST BESSER ALS EINE TAUBE AUF DEM DACH (một chim sẻ trong tay tốt hơn một bồ câu trên nóc nhà). Khi đã bị nạn một lần rồi thì người ta trở nên sợ bóng sợ gió, thấy cái gì na ná với nguyên nhân gây ra tai nạn cũ thì vội lánh xa. Đó là điều câu ĐẠP VỎ DƯA, THẤY VỎ DỪA CŨNG SỢ ám chỉ trong tiếng Việt. Người Tàu diễn tả sự sợ bóng sợ gió ấy bằng câu tục ngữ nên thơ KINH CUNG CHI ĐIỂU KIẾN KHÚC MỘC NHI CAO PHI (con chim sợ cây cung thấy khúc cây cong thì vội bay cao), trong khi các ngôn ngữ tây phương sử dụng nội dung cụ thể hơn, như ONCE BITTEN, TWICE SHY (Anh: một lần bị cắn, hai lần nhát), CHAT ÉCHAUDÉ CRAINT L’EAU FROIDE (Pháp: mèo bị bỏng sợ nước lạnh), GATO ESCALDADO DEL AGUA FRÍA HUYE (Tây ban nha: mèo bị bỏng chạy xa nước lạnh), GEBRANNTE KINDER SCHEUEN DAS FEUER (Đức: trẻ nít bị bỏng thì sợ hãi lửa).
Người viết xin kết luận bài này với nhận định rằng tục ngữ cũng mang lại hy vọng cho người đời. Thực vậy, cuộc đời này không hẳn lúc nào cũng xấu đâu, vì SAU CƠN MƯA TRỜI LẠI SÁNG, một mối lạc quan được diễn tả qua câu chữ Hán KHỔ TẬN CAM LAI (hết đắng thì đến ngọt), câu tiếng Pháp APRÈS LA PLUIE LE BEAU TEMPS (sau cơn mưa trời đẹp), và câu tiếng Anh AFTER A STORM COMES A CALM (sau trận bão yên tĩnh trở lại). Nếu “trời lại sáng” và cho ta một cơ hội, ta đừng để mất cơ hội ấy. Đó là lời nhắn nhủ của câu CỜ ĐẾN TAY PHẢI PHẤT cũng như của câu tiếng Anh STRIKE WHILE THE IRON IS HOT (đập khi thỏi sắt đang nóng). Nhưng khi “phất cờ” hoặc “đập thỏi sắt đang nóng” ấy, ta chớ quên rằng tinh thần hợp tác là điều không thể thiếu, vì MỘT CÂY LÀM CHẲNG NÊN NON. Câu này mang ý nghĩa thật gần với các câu CÔ THỤ BẤT THÀNH LÂM (một cây không thể thành rừng) trong tiếng Hán, UNE HIRONDELLE NE FAIT PAS LE PRINTEMPS (một con én không làm nên mùa xuân) trong tiếng Pháp, và EINE SCHWALBE MACHT KEINEN SOMMER (một con én không làm nên mùa hạ) trong tiếng Đức.
GS Đàm Trung Pháp /nguồn khoahoc.net
Trong tiến trình học hỏi ngoại ngữ của tôi, một điều lý thú là tìm xem trong các ngoại ngữ ấy (Hán, Anh, Pháp, Tây ban nha, Ý, Đức) có những tục ngữ nào tương đồng về ý nghĩa với tục ngữ Việt của chúng ta. Bài viết này chia xẻ với độc giả điều lý thú ấy.
Khi so sánh nội dung của tục ngữ trong các ngôn ngữ khác nhau, chúng ta sẽ thấy những tương đồng, tốt phần do bản chất đại đồng của kinh nghiệm đời sống loài người. Thí dụ, để nhắn nhủ người đời không nên hấp tấp mà hỏng việc, tiếng Việt có câu ĐI ĐÂU MÀ VỘI MÀ VÀNG, ĐỂ VẤP PHẢI ĐÁ ĐỂ QUÀNG PHẢI DÂY? Cùng một nội dung ấy là các câu sau đây: MORE HASTE LESS SPEED (Anh: vội bao nhiêu chậm bấy nhiêu); PLUS ON SE HÂTE MOINS ON AVANCE (Pháp: vội bao nhiêu càng ít tiến bấy nhiêu); CHI VA PIANO VA LONTANO (Ý: ai đi chậm thì đi xa); và DỤC TỐC TẮC BẤT ĐẠT (Hán: muốn mau chóng thì không thành được).
Nếu nội dung các tục ngữ tương đương trong các ngôn ngữ cùng gốc (như Pháp và Tây ban nha, hoặc như Anh và Đức) giống nhau như đúc thì cũng dễ hiểu thôi. Chẳng hạn, mang máng với câu VẶT ĐẦU CÁ VÁ ĐẦU TÔM của chúng ta là các câu DÉCOUVRIR SAINT PIERRE POUR COUVRIR SAINT PAUL (Pháp: lột quần áo thánh Pierre để mặc vào thánh Paul), DESNUDAR A UNO SANTO PARA VESTIR A OTRO (Tây ban nha: lột quần áo một vị thánh để mặc vào một vị thánh khác), ROB PETER TO PAY PAUL (Anh: cướp tiền Peter để trả Paul), và DEM PETER NEHMEN UND DEM PAUL GEBEN (Đức: lấy của Peter và đưa cho Paul). Vì vậy, tôi thấy thú vị hơn nhiều mỗi lần gặp các câu tục ngữ tương đương giữa tiếng Việt và một ngoại ngữ chẳng liên hệ họ hàng gì với tiếng Việt cả (thí dụ như tiếng Anh trong trường hợp này), như các cặp tục ngữ ĐƯỢC ĐẰNG CHÂN LÂN ĐẰNG ĐẦU và GIVE HIM AN INCH AND HE WILL TAKE A MILE (cho hắn một tấc thì hắn đòi một dặm); GIEO GIÓ GẶT BÃO và SOW THE WIND AND REAP THE WHIRLWIND (gieo gió gặt gió lốc); LẮM THẦY THỐI MA và TOO MANY COOKS SPOIL THE BROTH (quá nhiều người nấu bếp thì hư nồi canh); và THỜN BƠN MÉO MIỆNG CHÊ TRAI LỆCH MỒM và THE POT CALLING THE KETTLE BLACK (cái nồi mà chê cái ấm đen).
Về hình thức cấu tạo, khá nhiều tục ngữ của nhân loại giống nhau ở điểm chúng có thể được chia ra làm hai phần quân bình lẫn nhau với cú pháp và âm điệu song hành. Thí dụ, các tục ngữ tương đương của XA MẶT, CÁCH LÒNG trong một vài ngôn ngữ khác cũng cho thấy một cấu tạo và một nội dung tương đồng với tiếng Việt: OUT OF SIGHT, OUT OF MIND (Anh: khuất mặt, khuất tâm trí); LOIN DES YEUX, LOIN DU COEUR (Pháp: xa mắt, xa tim); AUS DEN AUGEN, AUS DEM SINN (Đức: khuất mắt, khuất tâm trí); OJOS QUE NO VEN, CORAZÓN QUE NO SIENTE (Tây ban nha: mắt không thấy, tim không cảm); và LONTANO DAGLI OCCHI LONTANO DAL CUORE (Ý: xa mắt xa tim).
Trong số các tục ngữ được coi như châm ngôn cho một nếp sống đạo đức, tiếng Việt có câu KHÔN NGOAN CHẲNG NGOẠI THẬT THÀ để nhắc nhở người đời tránh xa sự lươn lẹo. Nội dung châm ngôn này được diễn tả bộc trực hơn trong tiếng Anh qua câu HONESTY IS THE BEST POLICY (lương thiện là chính sách tốt nhất). Ý nghĩa câu GẦN MỰC THÌ ĐEN, GẦN ĐÈN THÌ SÁNG rõ như ban ngày. Câu này chắc là do các cụ nhà nho khi xưa đã chuyển ngữ thật sát nghĩa từ câu chữ Hán CẬN MẶC GIẢ HẮC, CẬN ĐĂNG TẮC MINH. Những kẻ chỉ thích “gần mực” hoặc “cận mặc” thôi thì sẽ liên kết thành một bầy để cùng nhau làm những chuyện không hay, như được ám chỉ trong câu tục ngữ Hán-Việt đã hoàn toàn Việt hóa NGƯU TẦM NGƯU MÃ TẦM MÃ (trâu tìm trâu ngựa tìm ngựa), và trong các câu BIRDS OF A FEATHER FLOCK TOGETHER (Anh: chim cùng thứ lông tụ tập thành bầy), DIS-MOI QUI TU HANTES, ET JE TE DIRAI QUI TU ES (Pháp: nói tôi nghe anh giao du với ai, tôi sẽ cho anh biết anh là loại người nào), CADA CUAL CON LOS SUYOS (Tây ban nha: kẻ nào đi với phường nấy), XÚ VỊ TƯƠNG ĐẦU (Hán: những mùi xú uế quyện vào với nhau), GLEICH UND GLEICH GESELLT SICH GERN (Đức: hai kẻ giống nhau kết hợp dễ dàng), và DIO LI FA E POI LI APPAIA (Ý: thượng đế sinh ra họ rồi kết hợp họ với nhau). Tiểu nhân hay đắc chí, và mỗi khi đắc chí họ cười lâu lắm. Tiếng Việt dành cho những tiểu nhân có đầu óc nông cạn ấy lời nhắc nhở này: CƯỜI NGƯỜI CHỚ VỘI CƯỜI LÂU, CƯỜI NGƯỜI HÔM TRƯỚC HÔM SAU NGƯỜI CƯỜI. Trong vài ngôn ngữ khác, lời khuyên ấy ngắn gọn hơn và cũng đều dành thắng lợi cho người cười sau cùng: HE LAUGHS BEST WHO LAUGHS LAST (Anh: người đáng được cười nhất là người cười sau cùng), RIDE BENE CHE RIDE L’ULTIMO (Ý: cười xứng đáng là người cười sau cùng), và RIRA BIEN QUI RIRA LE DERNIER (Pháp: người sẽ cười xứng đáng là người sẽ cười sau chót).
Tục ngữ phản ánh những điều xảy ra hàng ngày trên bàn cờ xã hội và cung cấp cho thế gian những lời khuyên khôn ngoan để đối phó với cuộc sống. Câu CÁ LỚN NUỐT CÁ BÉ mô tả một lối sống hung bạo trong xã hội ngày nay, khi biết bao công ty nhỏ đang bị các công ty lớn hơn ăn sống nuốt tươi trong một thế giới mà người Mỹ tả chân là A DOG-EAT-DOG WORLD (một thế giới chó-ăn-chó). Trong mọi liên hệ, phải có đi có lại thì mối giao tình mới bền, theo châm ngôn BÁNH ÍT ĐI, BÁNH QUY LẠI của người Việt hay châm ngôn YOU SCRATCH MY BACK, I’LL SCRATCH YOURS (anh gãi lưng tôi, tôi sẽ gãi lưng anh) của người Mỹ. Và xin chớ quên là trong một cuộc tranh chấp, kẻ có tiền thường có nhiều lợi điểm, vì NÉN BẠC ĐÂM TOẠC TỜ GIẤY, cũng như ĐA KIM NGÂN PHÁ LUẬT LỆ (Hán: nhiều tiền bạc phá luật lệ) và MONEY TALKS (Anh: tiền nói dùm). Kín đáo là một biện pháp an toàn, vì TAI VÁCH MẠCH RỪNG, hoặc LAS PAREDES OYEN (Tây ban nha: những bức tường biết nghe), hoặc những câu sau đây mà ý nghĩa đều là tường có tai: WALLS HAVE EARS (Anh), LES MURS ONT DES OREILLES (Pháp), I MURI HANNO ORECCHI (Ý), DIE WAENDE HABEN OHREN (Đức), và CÁCH TƯỜNG HỮU NHĨ (Hán). TRÁNH VOI CHẲNG XẤU MẶT NÀO là lời cổ nhân khuyên chúng ta nên làm mỗi khi bị kẻ vũ phu đe dọa tấn công. Nếu tiếng Việt ví kẻ vũ phu như voi thì tiếng Tây ban nha ví hắn như bò mộng hoặc kẻ khùng điên, như trong câu AL LOCO Y AL TORO DARLES CORRO (với kẻ khùng điên và bò mộng, hãy nhường chỗ).
Tục ngữ cũng khá rành khoa tâm lý và cung cấp những khuyến cáo thực dụng. Con người phải biết rằng nhiều khi SỰ THẬT MẤT LÒNG, một ý niệm được gói ghém bộc trực trong câu THE TRUTH HURTS (Anh: sự thật làm đau lòng) cũng như trong câu khuyên răn tế nhị TOUTE VÉRITÉ N’EST PAS BONNE À DIRE (Pháp: không phải sự thực nào cũng nên nói ra đâu). Vì LỜI NÓI CHẲNG MẤT TIỀN MUA, người khôn ngoan phải LỰA LỜI MÀ NÓI CHO VỪA LÒNG NHAU. Châm ngôn dành cho những ai ăn nói vụng về để mất lòng người khác một cách vô tích sự này tương ứng với câu CORTESÍA DE BOCA VALE MUCHO Y POCO CUESTA (Tây ban nha: sự nhã nhặn bằng miệng có nhiều giá trị và chẳng tốn bao nhiêu). Người Việt khôn ngoan ít khi THẢ MỒI BẮT BÓNG vì họ biết rõ MỘT CON NẰM TRONG TAY HƠN MƯỜI CON BAY TRÊN TRỜI. Người phương tây cũng diễn tả sự khôn ngoan đó một cách dễ hiểu, như câu trong tiếng Anh A BIRD IN THE HAND IS WORTH TWO IN THE BUSH (một chim trong tay đáng hai chim trong bụi), hoặc như câu trong tiếng Ý MEGLIO UN UOVO OGGI CHE UNA GALLINA DOMANI (một trái trứng hôm nay tốt hơn một con gà mái ngày mai), hoặc như câu thi vị hơn trong tiếng Đức là EIN SPATZ IN DER HAND IST BESSER ALS EINE TAUBE AUF DEM DACH (một chim sẻ trong tay tốt hơn một bồ câu trên nóc nhà). Khi đã bị nạn một lần rồi thì người ta trở nên sợ bóng sợ gió, thấy cái gì na ná với nguyên nhân gây ra tai nạn cũ thì vội lánh xa. Đó là điều câu ĐẠP VỎ DƯA, THẤY VỎ DỪA CŨNG SỢ ám chỉ trong tiếng Việt. Người Tàu diễn tả sự sợ bóng sợ gió ấy bằng câu tục ngữ nên thơ KINH CUNG CHI ĐIỂU KIẾN KHÚC MỘC NHI CAO PHI (con chim sợ cây cung thấy khúc cây cong thì vội bay cao), trong khi các ngôn ngữ tây phương sử dụng nội dung cụ thể hơn, như ONCE BITTEN, TWICE SHY (Anh: một lần bị cắn, hai lần nhát), CHAT ÉCHAUDÉ CRAINT L’EAU FROIDE (Pháp: mèo bị bỏng sợ nước lạnh), GATO ESCALDADO DEL AGUA FRÍA HUYE (Tây ban nha: mèo bị bỏng chạy xa nước lạnh), GEBRANNTE KINDER SCHEUEN DAS FEUER (Đức: trẻ nít bị bỏng thì sợ hãi lửa).
Người viết xin kết luận bài này với nhận định rằng tục ngữ cũng mang lại hy vọng cho người đời. Thực vậy, cuộc đời này không hẳn lúc nào cũng xấu đâu, vì SAU CƠN MƯA TRỜI LẠI SÁNG, một mối lạc quan được diễn tả qua câu chữ Hán KHỔ TẬN CAM LAI (hết đắng thì đến ngọt), câu tiếng Pháp APRÈS LA PLUIE LE BEAU TEMPS (sau cơn mưa trời đẹp), và câu tiếng Anh AFTER A STORM COMES A CALM (sau trận bão yên tĩnh trở lại). Nếu “trời lại sáng” và cho ta một cơ hội, ta đừng để mất cơ hội ấy. Đó là lời nhắn nhủ của câu CỜ ĐẾN TAY PHẢI PHẤT cũng như của câu tiếng Anh STRIKE WHILE THE IRON IS HOT (đập khi thỏi sắt đang nóng). Nhưng khi “phất cờ” hoặc “đập thỏi sắt đang nóng” ấy, ta chớ quên rằng tinh thần hợp tác là điều không thể thiếu, vì MỘT CÂY LÀM CHẲNG NÊN NON. Câu này mang ý nghĩa thật gần với các câu CÔ THỤ BẤT THÀNH LÂM (một cây không thể thành rừng) trong tiếng Hán, UNE HIRONDELLE NE FAIT PAS LE PRINTEMPS (một con én không làm nên mùa xuân) trong tiếng Pháp, và EINE SCHWALBE MACHT KEINEN SOMMER (một con én không làm nên mùa hạ) trong tiếng Đức.
GS Đàm Trung Pháp /nguồn khoahoc.net
hoangthidien- Tổng số bài gửi : 5
Join date : 17/10/2009
Re: MỐI TƯƠNG ĐỒNG GIỮA TỤC NGỮ VIỆT NAM VÀ TỤC NGỮ NƯỚC NGOÀI
bài của bạn rất thú vị. Mình nghĩ sẽ cần thiết trong quá trình học viết khi muốn trích dẫn câu thành ngũ nào đó.
hoangngoc- Tổng số bài gửi : 39
Join date : 13/10/2009
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
08/05/15, 02:37 pm by nhi liễu
» Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh. (Nhóm 7)
05/10/13, 08:03 pm by lathaivietpen
» Nhận làm thủ tục Hải quan – giao nhận XNK giá rẻ.
19/04/13, 04:26 pm by vietxnk
» Quán Cafe Đẹp YESTERDAY PIANO CAFÉ.
08/04/13, 08:43 pm by nhokbmt
» Quán Cafe Đẹp YESTERDAY PIANO CAFÉ.
08/04/13, 07:29 pm by nhokbmt
» Tăng like Facebook giá rẻ, tăng like FanPages giá rẻ, like ảnh , câu sub
27/02/13, 11:58 am by nhokbmt
» Tăng like Facebook giá rẻ, tăng like FanPages giá rẻ, like ảnh , câu sub
27/02/13, 11:48 am by nhokbmt
» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
19/09/12, 03:48 pm by nhokbmt
» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
19/09/12, 03:47 pm by nhokbmt