Tìm kiếm
Latest topics
Lam the nao de hoc tieng Anh hieu qua ma khong bi anh huong qua nhieu trong giao tiep hang ngay
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Lam the nao de hoc tieng Anh hieu qua ma khong bi anh huong qua nhieu trong giao tiep hang ngay
I. Hai hướng suy nghĩ trước một thực tế ngôn ngữ.
1.1 Nếu để tâm quan sát rất nhiều ta sẽ thấy trong cách nói năng của người thành phố hiện nay thỉnh thoảng lại có chen vào một số từ “ vốn xa lạ trước đây”như ôkê, thôi bai nghe! Emxi S H lại xuất hiện trong chương trình truyền hình tối thứ hai v.v..Thói quen mới ấy không hẳn chỉ có riêng ở một giới nào: sinh viên học sinh, nhà báo nhà văn, người lao động và cả ở một số người thuộc giới trí thức. Thói quen hình thành trong ngôn ngữ nói cũng đã bắt đầu đi vào ngôn ngữ viết trên báo chí, trong một số tác phẩm văn học,v.v…
1.2 Trước hiện tượng thực tế này trong sinh hoạt ngôn ngữ có hai luồng dư luận đang hình thành, phản ánh hai quan điểm khác nhau. Một số người cho rằng đây là điều tự nhiên, tiện cho việc nói năng, dần dần rồi ai ai cũng hiểu, cũng dùng. Ngày một ngay hai các hiện tượng ấy sẽ trở thành nét mới, có thể làm phong phú cho tiếng Việt hiện đại.Những người có quan điểm ngược lại thì cho rằng: nếu không sớm chấn chỉnh thì “ cách nói năng, viết lách ấy” sẽ làm hỏng tiếng Việt chuẩn, hỏng truyền thống và sự trong sáng của tiếng Việt.
Vậy đâu là “chân lý”? Bài viết này nhằm góp tiếng nói vào việc nhận định tình hình và thử tìm đến một quan niệm thỏa đáng trước thực tế nêu trên.
1.3 Tham gia thảo luận chủ đề này, người viết dựa vào lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ và lý thuyết về chuẩn trong qua trình phát triển ngôn ngữ.
Phương pháp làm việc được áp dụng khi giải quyết các vấn đề do đề tài nghiên cứu này đặt ra là quan sát thực tế sinh hoạt ngôn ngữ và thu thập ngữ liệu qua một số cuộc phỏng vấn và qua bảng câu hỏi điều tra. Sau đó phương pháp phân tích và tổng hợp ngữ liệu cũng như các ý kiến thu thập được để tìm đáp số cho bài toán đặt ra.
Nguồn ngữ liệu sử dụng trong bài viết được rút ra từ:
- Các cuộc trao đổi giao lưu trên mạng của tuổi teen.
- Thực tế giao tiếp của bản thân người viết (phương pháp nội quan)
- Các bài báo trên mạng trong thời kỳ hội nhập ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Các ý kiến thu nhận từ một số cuộc phỏng vấn và câu hỏi điều tra và rút từ các bài kiểm tra/ bài thi của sinh viên
II. Từ thực tế sinh hoạt ngôn ngữ qua tiếp xúc với Tiếng Anh.
2.1 Trong quá trình Việt Nam hội nhập với thế giới vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngày càng tăng. So sánh với trước năm 1975 thì động cơ đi học và dùng tiếng Anh là làm sao để có công ăn việc làm, và so với thời kỳ sau những năm 1975 thì động cơ học và sử dụng tiếng Anh chủ yếu là do muốn di tản tìm cơ hội xuất cảnh còn hiện nay thì nhìn một cách tổng thể thì toàn diện hơn động cơ học và dùng tiếng Anh là để có đủ trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật, giao tiếp, làm việc với các đối tác liên doanh, tìm cơ hội du học, v..v.
2.2 Những mặt tích cực của ảnh hưởng tiếng Anh.
Trong lịch sử nhân loại, giao lưu văn hóa bắt đầu cùng với sự xuất hiện của văn hóa. Ngôn ngữ, một hiện tượng văn hóa và là một phương tiện để giao lưu văn hóa.
Đã hơn hai chục năm nay, Việt Nam đã và đang vào lộ trình mở cửa hội nhập với thế giới. Giao lưu và giao thoa cũng là nhu cầu tất yếu của xu hướng này. Dĩ nhiên, văn hoá trong đó có ngôn ngữ, là một lĩnh vực có nhiều biểu hiện và “bảo lưu” rõ nhất. Vậy tiếng Việt hiện đại của chúng ta có gì thay đổi trong bối cảnh này hay không?. Ngày nay chúng ta thường chú ý đến phát triển kinh tế mà không chú ý đế phát triển văn hóa và ngôn ngữ.
Áp dụng lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ trong việc sử dụng ngôn ngữ, sự giao thoa ngôn đang phát triển. Thuật ngữ tiếp xúc ngôn ngữ được đề ra thay thế cho thuật ngữ “ sự pha trộn ngôn ngữ”. Sự tiếp xúc ngôn là một hiện tượng xã hội- ngôn ngữ học. Do các điều kiện đặc biệt về địa lý, lịch sử xã hội những tập thể người vốn nói các thứ tiếng khác nhau trong khi gặp gỡ,giao lưu với nhau phải dùng ngôn ngữ để trao đổi lý tưởng, tình cảm.đây là sự tiêp xúc ngôn ngữ mang tính trực tiếp và tập thể, mà tình hình cộng cư của những tập thể người nói các thứ tiếng khác nhau trên cùng một khu vực địa lý.Mở rộng tầm nhìn về tri thức về phía thế giới dùng tiếng Anh.Tiếng Anh là tiếng khá phổ biến trên thế giới vì thế nó rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giao tiếp. Nhất là một số lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà việc sử dụng tiếng Anh là công cụ chủ yếu. Ví dụ như trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tiếng Anh là công cụ chủ yếu để nghiên cứu và giao tiếp trên tòan thế giới, nhưng vẫn có một số từ bị việt hóa không thể nào dịch sang tiếng Việt được mà vẫn vay mượn tiếng nước ngòai, ví dụ như ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay hường sử dụng ngôn ngữ trong tin học như:công nghệ“high-tech”(kỹ thuật cao),“CPU”(đơn vị xử lý trung tâm),“chip”(tên của một linh kiện điện tử),“adapter”(bộ chuyển nguồn ), “file” (tài liệu điện tử ), “card” ( thiết bị tích hợp chất bán dẫn điện tử ), “Web-cam” (Thiết bị thu hình), “zoom”(phóng to thu nhỏ), “jack”(đầu cắm), “double click”(nhấp 2 lần chuột), ‘demo” (chạy thử), “board” (bo mạch), “hacker” (người bẻ khóa các mật khẩu)….và trong lĩnh vực kiến trúc một số từ được việt hóa không thể nào dịch ra tiếng Việt được vẫn vay mượn từ tiếng Anh ví dụ như :console (ban công), Palan (ròng rọc), beton (bêtông), coffrage( côppha), stole ( mái tôn)….
2.3 Những mặt trái của việc lạm dụng tiếng Anh
Ngữ âm các phương ngữ tạo một tình hình nhiều sắc thái âm hưởng địa phương (dialect accent) làm ảnh hưởng đấn kết quả giao tiếp và khó khăn cho người nước ngoài học tiếng Việt. Đơn cử việc phát âm, âm quặt lưỡi “r” có khi phát âm là âm “g”(gung ginh), “j” (jung jing) hoặc là việc phát âm “tr” thì có khi phát âm là “ch” ( chời)...v..v.
Đáng tiếc là nhiều khi một số tờ báo của ta lại chưa có thái độ nghiêm chỉnh, thậm chí lại vô tình “tiếp tay” cho những hiện tượng như vậy. Thực tế thì, cũng đôi khi, chúng ta nghe người ta nói năng bông phèng tếu táo ngoài phòng trà, quán nước hay một nơi tụ tập đông người mà có thể bỏ qua. Nó cũng tạo ra được một chút vui vẻ, thư giãn. Nhưng viết thành văn, đưa lên mặt báo thì nên thận trọng. Có khá nhiều chuyên mục dành cho hot boy, hot girl (lên cao tới 100ºC) được các báo đăng tải dài dài và lôi cuốn được nhiều bạn đọc tán thưởng. Những tờ báo này lại dành cho giới trẻ (Nước ta có tới hơn 24 triệu học sinh từ cấp tiểu học đến lớp 12). Học đọc say sưa và cũng từ đó mà say sưa sáng tạo.
Why no? Tại sao không? - Đó là một cái tít tiếng Anh giờ đây đã khá phổ biến và trở thành một chương trình của VTV1 rất đắc dụng. Đó là có lúc, chúng ta tự hỏi: Tại sao chúng ta lại không coi chuyện tiếp nhận ngôn ngữ là bình thường và chấp nhận nó như một lẽ đương nhiên (để làm phong phú cho mình) nhỉ. Cái gì hay thì ta học chứ tại sao lại cố chấp bảo thủ vậy? Đúng như thế,có lẽ ít ai phản đối quan điểm đó. Nhưng có nhiều trường hợp, chúng ta phải cẩn thận khi tiếp nhận. Bởi ngôn từ là một mặt làm nên bản sắc văn hoá. Chúng ta cần xác lập một thái độ, một bản lĩnh, một nét riêng của ta. Trúc xinh thì trúc đứng một mình vẫn cứ xinh. Có nhiều cái sai, ta có thể sửa được. Còn những cái lệch lạc mang tính văn hoá thì hãy coi chừng. Nó sẽ tồn tại âm ỉ trong cơ thể ta và “di căn” từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Sự giao lưu văn hóa mở rộng, sự khác biệt giữa các nền văn hóa khác nhau đã làm cho sử dụng ngôn ngữ ở Tp HCM có khi pha tạp với những ngôn ngữ khác ( Tiếng Anh và các ngôn ngữ khác) về cách nói năng, ngôn ngữ blog, ngôn ngữ chat, ngôn ngữ giới trẻ, ngôn ngữ “ sính ngoại “ trên báo chí. Ví dụ như: thường pha trộn tiếng Anh và tiếng việt trong lúc nói chuyện với nhau ( Hello,ok, thanks, Yes, No, Sorry…), ngôn ngữ chat trên internet “ dạo này sức khỏe có good không?” (dịch ra “ dạo này sức khỏe có tốt không?”) thay vì chúng ta chỉ sử dụng tiếng Việt vốn rất giàu cảm xúc để chào hỏi và giao tiếp. Như vậy rõ ràng là cái cốt lõi trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn sự trong sáng ngôn ngữ dân tộc - tiếng mẹ đẻ. Nhưng ở đây đìều cần nói là ngay cả những từ ngữ thông dụng nếu diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ người “ ngoại đạo” cũng có thể hiểu được ít nhiều ( chẳng hạn dùng “ trình chiếu thay vì demo, bảng thử thay vì bảng beta, nhắp đôi thay vì double click), thì sự lựa chọn của người diễn giải lại là dùng những thuật ngữ tiếng Anh có tính “ quốc tế phổ biến trong IT”. Còn có những hiện tượng làm ảnh hưởng đến chuẩn mực ngôn ngữ văn hoá ở Tp.HCM như dùng nhiều tiếng lóng, ví dụ như: hàng ( ma tuý, thuốc phiện), hàng ( hàng lậu), hàng ( gái mại dâm) , đai – die ( chết), vitamin T ( tiền), lobby ( vận động hành lang…),dùng những từ ngữ dung tục,ngôn ngữ quảng cáo không phù hợp với cư dân Tp.HCM. Ngoài ra còn có cư dân nhiều địa phương trên cả nước về Tp.HCM nên ở đây phương ngữ sử dung rất phong phú. Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng tiếng Sài gòn có cách phát âm thiên về dấu hỏi, ví dụ nhưng cách phát âm chuẩn các đại từ “Ổng”, “Ảnh”, “ Bển”. Tóm lại, bảo tồn văn hóa cũng là bảo tồn sự phát triển của ngôn ngữ. Trong quá trình giao tiếp rất hay dùng giới ngữ ví dụ như “ cho thấy rằng”, dùng giới từ như một chủ ngữ ví dụ như “ cho chúng ta thấy rằng”.
Trình độ ngoại ngữ của các công ty liên doanh không phát triển, vấn đề giao tiếp với nước ngoài, chúng ta vẫn còn dùng những ngôn ngữ không diễn đạt được hết nghĩa của câu nói trong giao tiếp. Đôi khi chúng ta dùng những từ vựng mang tính chất đồng nghĩa. Việc nắm vững ngôn ngữ chuyên ngành cũng còn những hạn chế trong giao tiếp.Về mặt ngữ âm từ vựng thì chúng ta còn dùng từ ngữ có tính chất phương ngữ. Ngoài ra trong giao tiếp, cũng có một sự “đi ngược”. Khi ngôn ngữ còn chưa phát triển, học dùng tay để ra hiệu hoặc vạch trên mặt đất, đánh dấu ở cây rừng.. để trao đổi thông tin. Bây giờ, ngôn ngữ phát triển vượt bậc, con người lại dùng tay để “ra dấu” trên những công cụ hiện đại để truyền tin cho nhau. Chỉ có sự khác biệt: Ngày xưa người ta buộc phải làm thế vì không có cách nào khác, còn ngày nay con người có nhiều cách lựa chọn nhưng họ đã chọn cách này vì sự tiện lợi của nó. Rõ ràng, nếu đặt sự tiện lợi làm tiêu chí hàng dầu, ta không thể đòi hỏi những sự giao tiếp, cách thông tin thực sự có “hồn” được.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Ngàn năm xưa đã thế và ngàn năm sau vẫn thế. Ngôn ngữ “đánh dấu” các sự kiện, hiện tượng và tường minh hoá các sự tình. Trong mấy chục năm qua, tiếng Việt đã nhập ngoại, bổ sung vào vốn từ vựng của mình hàng triệu thuật ngữ (của tất cả các chuyên ngành khoa học), hàng ngàn từ ngữ của cuộc sống đời thường. Trong số đó, có từ chúng ta để nguyên dạng, có từ chúng ta dịch nghĩa. Ngay cả những người dân bình thường bây giờ cũng có thể viết nhiều từ hay tổ hợp từ ngoại lai và phát âm một cách “ngon lành”: World Cup, SEA Games, hat-trick, Fair Play (thể thao), Internet, mail, website (mạng thông tin toàn cầu), video clip, gala, festival, album, rock & roll (âm nhạc, thời trang), Future, Wave, Mondeo, BMW (xe máy, ôtô)… Ngay hàng loạt các tổ hợp từ, các lối nói thông dụng cũng đã xuất hiện “hồn nhiên” như của chính tiếng Việt sinh ra: Chào buổi sáng (Dobroe utro, Good morning, mô phỏng chương trình của Nga và các nước phương Tây); Vấn đề là ở chỗ (sostoit v tom, chto, trước tiên nhập vào từ tiếng Nga); Chúng ta nhiệt liệt chào đón thí sinh A đã đến với cuộc thi từ (from… to…, cấu trúc rất thông dụng của tiếng Anh ).
Theo sự ý kiến của các em sinh viên năm 2 ( học kỳ 4) của trường Đại học ngọai ngữ tin học thành phố Hồ Chí Minh, Ngành Ngữ văn Anh, môn Dẫn luận ngôn ngữ của Thầy Bùi Khánh Thế ( lớp BA0601, lớp BA0602, lớp BA0603, lớp SA0601) về ngôn ngữ của thế hệ tuổi teen và thế hệ @ như sau:ví dụ như ý của em Phạm thị Kim Tuyến, lớp BA0602, khoa Ngữ văn Anh.
“Hiện nay ngôn ngữ Việt được giới trẻ sử dụng rất đa dạng. Trong đó mọi người biết đến nhiều là ngôn ngữ trên mạng và chiếc điện thọai di động. Ngày nay mạng internet và điện thọai di động trở nên phổ biến. tỉ lệ sử dụng máy vi tính tăng rất nhanh ở nước ta trong mười năm trở lại đây. Vì vậy mà ngôn ngữ mạng lan truyền rất nhanh đặc biệt là giới trẻ. Họ gọi đó là ngôn ngữ “teen”. Đối với ngôn ngữ “teen” giới trẻ nhận thấy rằng khi sử dụng nó rất ngắn gọn, dễ thương tạo cảm giác thoải mái cho người tiếp nhận trong khi “chat”ví dụ như là từ “thích” thì được viết là “thix”, từ “giống” thì được viết là “jóng”, và từ “rồi” thì được viết là “rùi”. Tuy nhiên, ngôn ngữ “teen” cũng mang lại nhiều phiền phức cho bạn trẻ. Họ quá quen thuộc khi sử dụng ngôn ngữ này vì vậy mà khi nó được áp dụng vào thực tế thì không thể chấp nhận được.Có một lần, khi học cấp ba nhỏ bạn em vô tình vận dụng ngôn ngữ “teen” vào bài tập làm văn. Thế là cô giáo không chấp nhận và cho bạn em bị điểm trung bình xem như là cảnh cáo, ngôn ngữ trên điện thoại di động, vì tiết kiệm thời gian và tiết kiệm tiền nên đã tạo nên thói quen khó chữa. Chúng ta nên tôn trọng ngôn ngữ Việt bởi vì đây là ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta nên phải biết giữ gìn”(Phạm thị Kim Tuyến, lớp BA0602, khoa Ngữ văn Anh )
Và một ý kiến của một em sinh viên nói lên việc vận dụng ngôn ngữ bình thường vào ngôn ngữ báo chí làm cho ảnh hưởng đến việc viết ngôn ngữ tiếng Việt đạt chuẩn, nếu không sửa đổi sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.
“ Ngày nay một số tờ báo thậm chí những tờ báo nổi tiếng khắp đất nước sử dụng một số từ rất mới lạ đôi khi hơi kỳ quặc khiến cho người đọc không hiểu hoặc cảm thấy khó chịu. Điển hình như tờ báo “Hoa học trò” là một tờ báo dành cho lứa tuổi học trò, thanh thiếu niên, nên tờ báo thường sử dụng những từ thông dụng mà các bạn trẻ hay sử dụng vào bài viết của mình. Một số từ rất dễ thương và rất dí dỏm như “mày râu” nói đến con trai “áo dài” nói đến con gái hay “tóc vàng hoe” là chỉ người không thông minh, hơi ngốc ngếch. Tuy nhiên một số từ khá mới lạ đối với người đọc có thể những từ này được sử dụng ở địa phương nào đó nhưng lại không thông dụng trên tòan quốc. Ví dụ như từ “ cạ cứng” có nghĩa là người bạn thân nhất. Mũ bảo hiểm được viết tắt là “Mubahi. Vì vậy, một số tờ báo nổi tiếng được xuất bản khắp toàn quốc lại sử dụng những từ địa phương thì không hợp lý. Bên cạnh đó, một số bào báo sử dụng những chữ viết trên điện thoại di động hay ở trên mạng cũng khiến cho người đọc thấy khó hiểu. Điển hình như các bậc phục huynh khi họ xem những bài báo hoa học trò, đa phần họ đều không hiểu bài báo nói gì.” Nguyễn Thị Hoài Trang, lớp BA0602.
Nhưng lại có một ý kiến của bạn Trần Kim Ngân, lớp BA 0602, nói về lợi ích của việc sử dụng tiếng lóng, ký hiệu, mật mã trong giao tiếp trong thời kỳ hiện nay của tuổi “teen”.
“ Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngôn ngữ viết cũng không kém phần phát triển. Tiếng lóng, kí hiệu, mật mã…là hành trang không thể thiếu đối với người cầm bút, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên.Ở đây, em xin được nêu cảm nghĩ riêng của mình về lọai ngôn ngữ này. Một phần nó được phổ biến và được “ iêu chuộng” bởi cái “style” rất “teen”.Ví dụ: “gì” được viết thành “zì”…Không chỉ dừng lại tác dụng làm “ mật mã”, nó còn rất có ích cho việc tốc ký. Sinh viên ngọai ngữ rất cần “ bảng kí hiệu” này khi học môn nghe.
Ví dụ: difference (≠), equal (=), and (&), for you (4 you)…”
2.4 Đây là vấn đề chung của nhiều nước, trong giai đoạn vai trò giao tiếp quốc tế của tiếng Anh ngày càng tăng. Nhưng thực tế cụ thể ở Việt Nam là sự giao tiếp nó bị ảnh hưởng khá là rộng rãi trong mọi giới và mọi lứa tuổi.
Theo thống kê các ý kiến của các em sinh viên khoa Ngữ văn Anh Trường Đại học ngọai ngữ - tin học thành phố Hồ Chí Minh, tất cả là 115 ý kiến trong đó có 83,5% là các bạn quan tâm đến sự ảnh hưởng của việc sử dụng ngôn ngữ thời @ làm lu mờ sự trong sáng của tiếng Việt, 86,9% ý kiến các bạn nói đến việc sử dụng tiếng Anh không đạt chuẩn, 4.3% ý kiến nói đến việc sử dụng ngôn ngữ bình thường vào cách sử dụng trong phong cách ngôn ngữ báo chí, 25,2% nói đến lới ích của tiếng Anh trong việc sử dụng internet và giao tiếp. Vì thế, trong gian đọan hiện nay, nhiều nước trên thế giới,trong đó có Việt Nam cụ thể là ở thành phố Hồ Chí Minh việc sử dụng ngôn ngữ pha tạp tràn lan như hiện nay cần được chú ý và suy nghĩ lại.
III. ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP THỎA ĐÁNG?
3.1. Không thể không công nhận thực tế về vai trò của tiếng Anh hiện nay trên thế giới.Trong giai đoạn nước ta đang gia nhập WTO, trong thời kỳ mở cửa để phát triển kinh tế. Trong giai đọan hiện nay không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tiếng Anh, nhưng việc sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt khá rộng rãi và không đúng chuẩn như thế thì không thể nào chấp nhận được. Vì thế chúng ta cần phải bảo tồn ngôn ngữ mẹ đẻ để giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.
3.2 Do đặc điểm giống nhau về loại hình văn tự ( La tinh) và loại hình trật tự thành phần kiến lập câu ( S-V-O) giữa Việt và Anh. Do ưu thế của tiếng Anh về tính phong phú của phương thức cấu tạo từ. Tiếng Anh có thể có những ảnh hưởng tích cực đối với tiếng Việt trong một số lĩnh vực: cấu tạo thuật ngữ mới, cấu trúc một số câu, mô phỏng một số thành ngữ, quán ngữ ( idiom).
3.3 Đối với một số lĩnh vực( chẳng hạn tin học, khoa học máy tính v..v) do thuận tiện trong cách diễn đạt, giao tiếp lẫn nhau trong giới nên việc dùng tiếng Anh có tỷ lệ cao chen vào câu tiếng Việt. Tuy nhiên, cần chú ý vấn đề đại chúng hóa kỹ thuật IT và tin học cho đông đảo người dân.
3.4 Nên phân biệt “ cách dùng tiện, đơn giản”, cách dùng trong giao tiếp không chính thức” (non-official) với ngôn ngữ giao tiếp chính thức (official language) để tránh lạm dụng.
3.5 Kết luận chung:
Vì thế chúng ta phải biết phân biệt lợi ích việc tiếp nhận có chọn lọc để làm giàu tiếng Việt. Không vì tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền mà làm lu mờ sự trong sáng của tiếng Việt.Thận trọng, có ý thức giữ gìn sự trong sáng và tuyền thống ngôn ngữ.Cung cấp kiến thức về văn hóa ngôn ngữ cho mọi người trong xã hội.Chúng ta phải đánh giá cao vai trò của giáo dục: dạy học tiếng Anh và ý thức về văn hóa ngôn ngữ./.
Phan Thị Phương Loan
Phan Bá Đạm
1.1 Nếu để tâm quan sát rất nhiều ta sẽ thấy trong cách nói năng của người thành phố hiện nay thỉnh thoảng lại có chen vào một số từ “ vốn xa lạ trước đây”như ôkê, thôi bai nghe! Emxi S H lại xuất hiện trong chương trình truyền hình tối thứ hai v.v..Thói quen mới ấy không hẳn chỉ có riêng ở một giới nào: sinh viên học sinh, nhà báo nhà văn, người lao động và cả ở một số người thuộc giới trí thức. Thói quen hình thành trong ngôn ngữ nói cũng đã bắt đầu đi vào ngôn ngữ viết trên báo chí, trong một số tác phẩm văn học,v.v…
1.2 Trước hiện tượng thực tế này trong sinh hoạt ngôn ngữ có hai luồng dư luận đang hình thành, phản ánh hai quan điểm khác nhau. Một số người cho rằng đây là điều tự nhiên, tiện cho việc nói năng, dần dần rồi ai ai cũng hiểu, cũng dùng. Ngày một ngay hai các hiện tượng ấy sẽ trở thành nét mới, có thể làm phong phú cho tiếng Việt hiện đại.Những người có quan điểm ngược lại thì cho rằng: nếu không sớm chấn chỉnh thì “ cách nói năng, viết lách ấy” sẽ làm hỏng tiếng Việt chuẩn, hỏng truyền thống và sự trong sáng của tiếng Việt.
Vậy đâu là “chân lý”? Bài viết này nhằm góp tiếng nói vào việc nhận định tình hình và thử tìm đến một quan niệm thỏa đáng trước thực tế nêu trên.
1.3 Tham gia thảo luận chủ đề này, người viết dựa vào lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ và lý thuyết về chuẩn trong qua trình phát triển ngôn ngữ.
Phương pháp làm việc được áp dụng khi giải quyết các vấn đề do đề tài nghiên cứu này đặt ra là quan sát thực tế sinh hoạt ngôn ngữ và thu thập ngữ liệu qua một số cuộc phỏng vấn và qua bảng câu hỏi điều tra. Sau đó phương pháp phân tích và tổng hợp ngữ liệu cũng như các ý kiến thu thập được để tìm đáp số cho bài toán đặt ra.
Nguồn ngữ liệu sử dụng trong bài viết được rút ra từ:
- Các cuộc trao đổi giao lưu trên mạng của tuổi teen.
- Thực tế giao tiếp của bản thân người viết (phương pháp nội quan)
- Các bài báo trên mạng trong thời kỳ hội nhập ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Các ý kiến thu nhận từ một số cuộc phỏng vấn và câu hỏi điều tra và rút từ các bài kiểm tra/ bài thi của sinh viên
II. Từ thực tế sinh hoạt ngôn ngữ qua tiếp xúc với Tiếng Anh.
2.1 Trong quá trình Việt Nam hội nhập với thế giới vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngày càng tăng. So sánh với trước năm 1975 thì động cơ đi học và dùng tiếng Anh là làm sao để có công ăn việc làm, và so với thời kỳ sau những năm 1975 thì động cơ học và sử dụng tiếng Anh chủ yếu là do muốn di tản tìm cơ hội xuất cảnh còn hiện nay thì nhìn một cách tổng thể thì toàn diện hơn động cơ học và dùng tiếng Anh là để có đủ trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật, giao tiếp, làm việc với các đối tác liên doanh, tìm cơ hội du học, v..v.
2.2 Những mặt tích cực của ảnh hưởng tiếng Anh.
Trong lịch sử nhân loại, giao lưu văn hóa bắt đầu cùng với sự xuất hiện của văn hóa. Ngôn ngữ, một hiện tượng văn hóa và là một phương tiện để giao lưu văn hóa.
Đã hơn hai chục năm nay, Việt Nam đã và đang vào lộ trình mở cửa hội nhập với thế giới. Giao lưu và giao thoa cũng là nhu cầu tất yếu của xu hướng này. Dĩ nhiên, văn hoá trong đó có ngôn ngữ, là một lĩnh vực có nhiều biểu hiện và “bảo lưu” rõ nhất. Vậy tiếng Việt hiện đại của chúng ta có gì thay đổi trong bối cảnh này hay không?. Ngày nay chúng ta thường chú ý đến phát triển kinh tế mà không chú ý đế phát triển văn hóa và ngôn ngữ.
Áp dụng lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ trong việc sử dụng ngôn ngữ, sự giao thoa ngôn đang phát triển. Thuật ngữ tiếp xúc ngôn ngữ được đề ra thay thế cho thuật ngữ “ sự pha trộn ngôn ngữ”. Sự tiếp xúc ngôn là một hiện tượng xã hội- ngôn ngữ học. Do các điều kiện đặc biệt về địa lý, lịch sử xã hội những tập thể người vốn nói các thứ tiếng khác nhau trong khi gặp gỡ,giao lưu với nhau phải dùng ngôn ngữ để trao đổi lý tưởng, tình cảm.đây là sự tiêp xúc ngôn ngữ mang tính trực tiếp và tập thể, mà tình hình cộng cư của những tập thể người nói các thứ tiếng khác nhau trên cùng một khu vực địa lý.Mở rộng tầm nhìn về tri thức về phía thế giới dùng tiếng Anh.Tiếng Anh là tiếng khá phổ biến trên thế giới vì thế nó rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giao tiếp. Nhất là một số lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà việc sử dụng tiếng Anh là công cụ chủ yếu. Ví dụ như trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tiếng Anh là công cụ chủ yếu để nghiên cứu và giao tiếp trên tòan thế giới, nhưng vẫn có một số từ bị việt hóa không thể nào dịch sang tiếng Việt được mà vẫn vay mượn tiếng nước ngòai, ví dụ như ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay hường sử dụng ngôn ngữ trong tin học như:công nghệ“high-tech”(kỹ thuật cao),“CPU”(đơn vị xử lý trung tâm),“chip”(tên của một linh kiện điện tử),“adapter”(bộ chuyển nguồn ), “file” (tài liệu điện tử ), “card” ( thiết bị tích hợp chất bán dẫn điện tử ), “Web-cam” (Thiết bị thu hình), “zoom”(phóng to thu nhỏ), “jack”(đầu cắm), “double click”(nhấp 2 lần chuột), ‘demo” (chạy thử), “board” (bo mạch), “hacker” (người bẻ khóa các mật khẩu)….và trong lĩnh vực kiến trúc một số từ được việt hóa không thể nào dịch ra tiếng Việt được vẫn vay mượn từ tiếng Anh ví dụ như :console (ban công), Palan (ròng rọc), beton (bêtông), coffrage( côppha), stole ( mái tôn)….
2.3 Những mặt trái của việc lạm dụng tiếng Anh
Ngữ âm các phương ngữ tạo một tình hình nhiều sắc thái âm hưởng địa phương (dialect accent) làm ảnh hưởng đấn kết quả giao tiếp và khó khăn cho người nước ngoài học tiếng Việt. Đơn cử việc phát âm, âm quặt lưỡi “r” có khi phát âm là âm “g”(gung ginh), “j” (jung jing) hoặc là việc phát âm “tr” thì có khi phát âm là “ch” ( chời)...v..v.
Đáng tiếc là nhiều khi một số tờ báo của ta lại chưa có thái độ nghiêm chỉnh, thậm chí lại vô tình “tiếp tay” cho những hiện tượng như vậy. Thực tế thì, cũng đôi khi, chúng ta nghe người ta nói năng bông phèng tếu táo ngoài phòng trà, quán nước hay một nơi tụ tập đông người mà có thể bỏ qua. Nó cũng tạo ra được một chút vui vẻ, thư giãn. Nhưng viết thành văn, đưa lên mặt báo thì nên thận trọng. Có khá nhiều chuyên mục dành cho hot boy, hot girl (lên cao tới 100ºC) được các báo đăng tải dài dài và lôi cuốn được nhiều bạn đọc tán thưởng. Những tờ báo này lại dành cho giới trẻ (Nước ta có tới hơn 24 triệu học sinh từ cấp tiểu học đến lớp 12). Học đọc say sưa và cũng từ đó mà say sưa sáng tạo.
Why no? Tại sao không? - Đó là một cái tít tiếng Anh giờ đây đã khá phổ biến và trở thành một chương trình của VTV1 rất đắc dụng. Đó là có lúc, chúng ta tự hỏi: Tại sao chúng ta lại không coi chuyện tiếp nhận ngôn ngữ là bình thường và chấp nhận nó như một lẽ đương nhiên (để làm phong phú cho mình) nhỉ. Cái gì hay thì ta học chứ tại sao lại cố chấp bảo thủ vậy? Đúng như thế,có lẽ ít ai phản đối quan điểm đó. Nhưng có nhiều trường hợp, chúng ta phải cẩn thận khi tiếp nhận. Bởi ngôn từ là một mặt làm nên bản sắc văn hoá. Chúng ta cần xác lập một thái độ, một bản lĩnh, một nét riêng của ta. Trúc xinh thì trúc đứng một mình vẫn cứ xinh. Có nhiều cái sai, ta có thể sửa được. Còn những cái lệch lạc mang tính văn hoá thì hãy coi chừng. Nó sẽ tồn tại âm ỉ trong cơ thể ta và “di căn” từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Sự giao lưu văn hóa mở rộng, sự khác biệt giữa các nền văn hóa khác nhau đã làm cho sử dụng ngôn ngữ ở Tp HCM có khi pha tạp với những ngôn ngữ khác ( Tiếng Anh và các ngôn ngữ khác) về cách nói năng, ngôn ngữ blog, ngôn ngữ chat, ngôn ngữ giới trẻ, ngôn ngữ “ sính ngoại “ trên báo chí. Ví dụ như: thường pha trộn tiếng Anh và tiếng việt trong lúc nói chuyện với nhau ( Hello,ok, thanks, Yes, No, Sorry…), ngôn ngữ chat trên internet “ dạo này sức khỏe có good không?” (dịch ra “ dạo này sức khỏe có tốt không?”) thay vì chúng ta chỉ sử dụng tiếng Việt vốn rất giàu cảm xúc để chào hỏi và giao tiếp. Như vậy rõ ràng là cái cốt lõi trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn sự trong sáng ngôn ngữ dân tộc - tiếng mẹ đẻ. Nhưng ở đây đìều cần nói là ngay cả những từ ngữ thông dụng nếu diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ người “ ngoại đạo” cũng có thể hiểu được ít nhiều ( chẳng hạn dùng “ trình chiếu thay vì demo, bảng thử thay vì bảng beta, nhắp đôi thay vì double click), thì sự lựa chọn của người diễn giải lại là dùng những thuật ngữ tiếng Anh có tính “ quốc tế phổ biến trong IT”. Còn có những hiện tượng làm ảnh hưởng đến chuẩn mực ngôn ngữ văn hoá ở Tp.HCM như dùng nhiều tiếng lóng, ví dụ như: hàng ( ma tuý, thuốc phiện), hàng ( hàng lậu), hàng ( gái mại dâm) , đai – die ( chết), vitamin T ( tiền), lobby ( vận động hành lang…),dùng những từ ngữ dung tục,ngôn ngữ quảng cáo không phù hợp với cư dân Tp.HCM. Ngoài ra còn có cư dân nhiều địa phương trên cả nước về Tp.HCM nên ở đây phương ngữ sử dung rất phong phú. Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng tiếng Sài gòn có cách phát âm thiên về dấu hỏi, ví dụ nhưng cách phát âm chuẩn các đại từ “Ổng”, “Ảnh”, “ Bển”. Tóm lại, bảo tồn văn hóa cũng là bảo tồn sự phát triển của ngôn ngữ. Trong quá trình giao tiếp rất hay dùng giới ngữ ví dụ như “ cho thấy rằng”, dùng giới từ như một chủ ngữ ví dụ như “ cho chúng ta thấy rằng”.
Trình độ ngoại ngữ của các công ty liên doanh không phát triển, vấn đề giao tiếp với nước ngoài, chúng ta vẫn còn dùng những ngôn ngữ không diễn đạt được hết nghĩa của câu nói trong giao tiếp. Đôi khi chúng ta dùng những từ vựng mang tính chất đồng nghĩa. Việc nắm vững ngôn ngữ chuyên ngành cũng còn những hạn chế trong giao tiếp.Về mặt ngữ âm từ vựng thì chúng ta còn dùng từ ngữ có tính chất phương ngữ. Ngoài ra trong giao tiếp, cũng có một sự “đi ngược”. Khi ngôn ngữ còn chưa phát triển, học dùng tay để ra hiệu hoặc vạch trên mặt đất, đánh dấu ở cây rừng.. để trao đổi thông tin. Bây giờ, ngôn ngữ phát triển vượt bậc, con người lại dùng tay để “ra dấu” trên những công cụ hiện đại để truyền tin cho nhau. Chỉ có sự khác biệt: Ngày xưa người ta buộc phải làm thế vì không có cách nào khác, còn ngày nay con người có nhiều cách lựa chọn nhưng họ đã chọn cách này vì sự tiện lợi của nó. Rõ ràng, nếu đặt sự tiện lợi làm tiêu chí hàng dầu, ta không thể đòi hỏi những sự giao tiếp, cách thông tin thực sự có “hồn” được.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Ngàn năm xưa đã thế và ngàn năm sau vẫn thế. Ngôn ngữ “đánh dấu” các sự kiện, hiện tượng và tường minh hoá các sự tình. Trong mấy chục năm qua, tiếng Việt đã nhập ngoại, bổ sung vào vốn từ vựng của mình hàng triệu thuật ngữ (của tất cả các chuyên ngành khoa học), hàng ngàn từ ngữ của cuộc sống đời thường. Trong số đó, có từ chúng ta để nguyên dạng, có từ chúng ta dịch nghĩa. Ngay cả những người dân bình thường bây giờ cũng có thể viết nhiều từ hay tổ hợp từ ngoại lai và phát âm một cách “ngon lành”: World Cup, SEA Games, hat-trick, Fair Play (thể thao), Internet, mail, website (mạng thông tin toàn cầu), video clip, gala, festival, album, rock & roll (âm nhạc, thời trang), Future, Wave, Mondeo, BMW (xe máy, ôtô)… Ngay hàng loạt các tổ hợp từ, các lối nói thông dụng cũng đã xuất hiện “hồn nhiên” như của chính tiếng Việt sinh ra: Chào buổi sáng (Dobroe utro, Good morning, mô phỏng chương trình của Nga và các nước phương Tây); Vấn đề là ở chỗ (sostoit v tom, chto, trước tiên nhập vào từ tiếng Nga); Chúng ta nhiệt liệt chào đón thí sinh A đã đến với cuộc thi từ (from… to…, cấu trúc rất thông dụng của tiếng Anh ).
Theo sự ý kiến của các em sinh viên năm 2 ( học kỳ 4) của trường Đại học ngọai ngữ tin học thành phố Hồ Chí Minh, Ngành Ngữ văn Anh, môn Dẫn luận ngôn ngữ của Thầy Bùi Khánh Thế ( lớp BA0601, lớp BA0602, lớp BA0603, lớp SA0601) về ngôn ngữ của thế hệ tuổi teen và thế hệ @ như sau:ví dụ như ý của em Phạm thị Kim Tuyến, lớp BA0602, khoa Ngữ văn Anh.
“Hiện nay ngôn ngữ Việt được giới trẻ sử dụng rất đa dạng. Trong đó mọi người biết đến nhiều là ngôn ngữ trên mạng và chiếc điện thọai di động. Ngày nay mạng internet và điện thọai di động trở nên phổ biến. tỉ lệ sử dụng máy vi tính tăng rất nhanh ở nước ta trong mười năm trở lại đây. Vì vậy mà ngôn ngữ mạng lan truyền rất nhanh đặc biệt là giới trẻ. Họ gọi đó là ngôn ngữ “teen”. Đối với ngôn ngữ “teen” giới trẻ nhận thấy rằng khi sử dụng nó rất ngắn gọn, dễ thương tạo cảm giác thoải mái cho người tiếp nhận trong khi “chat”ví dụ như là từ “thích” thì được viết là “thix”, từ “giống” thì được viết là “jóng”, và từ “rồi” thì được viết là “rùi”. Tuy nhiên, ngôn ngữ “teen” cũng mang lại nhiều phiền phức cho bạn trẻ. Họ quá quen thuộc khi sử dụng ngôn ngữ này vì vậy mà khi nó được áp dụng vào thực tế thì không thể chấp nhận được.Có một lần, khi học cấp ba nhỏ bạn em vô tình vận dụng ngôn ngữ “teen” vào bài tập làm văn. Thế là cô giáo không chấp nhận và cho bạn em bị điểm trung bình xem như là cảnh cáo, ngôn ngữ trên điện thoại di động, vì tiết kiệm thời gian và tiết kiệm tiền nên đã tạo nên thói quen khó chữa. Chúng ta nên tôn trọng ngôn ngữ Việt bởi vì đây là ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta nên phải biết giữ gìn”(Phạm thị Kim Tuyến, lớp BA0602, khoa Ngữ văn Anh )
Và một ý kiến của một em sinh viên nói lên việc vận dụng ngôn ngữ bình thường vào ngôn ngữ báo chí làm cho ảnh hưởng đến việc viết ngôn ngữ tiếng Việt đạt chuẩn, nếu không sửa đổi sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.
“ Ngày nay một số tờ báo thậm chí những tờ báo nổi tiếng khắp đất nước sử dụng một số từ rất mới lạ đôi khi hơi kỳ quặc khiến cho người đọc không hiểu hoặc cảm thấy khó chịu. Điển hình như tờ báo “Hoa học trò” là một tờ báo dành cho lứa tuổi học trò, thanh thiếu niên, nên tờ báo thường sử dụng những từ thông dụng mà các bạn trẻ hay sử dụng vào bài viết của mình. Một số từ rất dễ thương và rất dí dỏm như “mày râu” nói đến con trai “áo dài” nói đến con gái hay “tóc vàng hoe” là chỉ người không thông minh, hơi ngốc ngếch. Tuy nhiên một số từ khá mới lạ đối với người đọc có thể những từ này được sử dụng ở địa phương nào đó nhưng lại không thông dụng trên tòan quốc. Ví dụ như từ “ cạ cứng” có nghĩa là người bạn thân nhất. Mũ bảo hiểm được viết tắt là “Mubahi. Vì vậy, một số tờ báo nổi tiếng được xuất bản khắp toàn quốc lại sử dụng những từ địa phương thì không hợp lý. Bên cạnh đó, một số bào báo sử dụng những chữ viết trên điện thoại di động hay ở trên mạng cũng khiến cho người đọc thấy khó hiểu. Điển hình như các bậc phục huynh khi họ xem những bài báo hoa học trò, đa phần họ đều không hiểu bài báo nói gì.” Nguyễn Thị Hoài Trang, lớp BA0602.
Nhưng lại có một ý kiến của bạn Trần Kim Ngân, lớp BA 0602, nói về lợi ích của việc sử dụng tiếng lóng, ký hiệu, mật mã trong giao tiếp trong thời kỳ hiện nay của tuổi “teen”.
“ Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngôn ngữ viết cũng không kém phần phát triển. Tiếng lóng, kí hiệu, mật mã…là hành trang không thể thiếu đối với người cầm bút, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên.Ở đây, em xin được nêu cảm nghĩ riêng của mình về lọai ngôn ngữ này. Một phần nó được phổ biến và được “ iêu chuộng” bởi cái “style” rất “teen”.Ví dụ: “gì” được viết thành “zì”…Không chỉ dừng lại tác dụng làm “ mật mã”, nó còn rất có ích cho việc tốc ký. Sinh viên ngọai ngữ rất cần “ bảng kí hiệu” này khi học môn nghe.
Ví dụ: difference (≠), equal (=), and (&), for you (4 you)…”
2.4 Đây là vấn đề chung của nhiều nước, trong giai đoạn vai trò giao tiếp quốc tế của tiếng Anh ngày càng tăng. Nhưng thực tế cụ thể ở Việt Nam là sự giao tiếp nó bị ảnh hưởng khá là rộng rãi trong mọi giới và mọi lứa tuổi.
Theo thống kê các ý kiến của các em sinh viên khoa Ngữ văn Anh Trường Đại học ngọai ngữ - tin học thành phố Hồ Chí Minh, tất cả là 115 ý kiến trong đó có 83,5% là các bạn quan tâm đến sự ảnh hưởng của việc sử dụng ngôn ngữ thời @ làm lu mờ sự trong sáng của tiếng Việt, 86,9% ý kiến các bạn nói đến việc sử dụng tiếng Anh không đạt chuẩn, 4.3% ý kiến nói đến việc sử dụng ngôn ngữ bình thường vào cách sử dụng trong phong cách ngôn ngữ báo chí, 25,2% nói đến lới ích của tiếng Anh trong việc sử dụng internet và giao tiếp. Vì thế, trong gian đọan hiện nay, nhiều nước trên thế giới,trong đó có Việt Nam cụ thể là ở thành phố Hồ Chí Minh việc sử dụng ngôn ngữ pha tạp tràn lan như hiện nay cần được chú ý và suy nghĩ lại.
III. ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP THỎA ĐÁNG?
3.1. Không thể không công nhận thực tế về vai trò của tiếng Anh hiện nay trên thế giới.Trong giai đoạn nước ta đang gia nhập WTO, trong thời kỳ mở cửa để phát triển kinh tế. Trong giai đọan hiện nay không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tiếng Anh, nhưng việc sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt khá rộng rãi và không đúng chuẩn như thế thì không thể nào chấp nhận được. Vì thế chúng ta cần phải bảo tồn ngôn ngữ mẹ đẻ để giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.
3.2 Do đặc điểm giống nhau về loại hình văn tự ( La tinh) và loại hình trật tự thành phần kiến lập câu ( S-V-O) giữa Việt và Anh. Do ưu thế của tiếng Anh về tính phong phú của phương thức cấu tạo từ. Tiếng Anh có thể có những ảnh hưởng tích cực đối với tiếng Việt trong một số lĩnh vực: cấu tạo thuật ngữ mới, cấu trúc một số câu, mô phỏng một số thành ngữ, quán ngữ ( idiom).
3.3 Đối với một số lĩnh vực( chẳng hạn tin học, khoa học máy tính v..v) do thuận tiện trong cách diễn đạt, giao tiếp lẫn nhau trong giới nên việc dùng tiếng Anh có tỷ lệ cao chen vào câu tiếng Việt. Tuy nhiên, cần chú ý vấn đề đại chúng hóa kỹ thuật IT và tin học cho đông đảo người dân.
3.4 Nên phân biệt “ cách dùng tiện, đơn giản”, cách dùng trong giao tiếp không chính thức” (non-official) với ngôn ngữ giao tiếp chính thức (official language) để tránh lạm dụng.
3.5 Kết luận chung:
Vì thế chúng ta phải biết phân biệt lợi ích việc tiếp nhận có chọn lọc để làm giàu tiếng Việt. Không vì tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền mà làm lu mờ sự trong sáng của tiếng Việt.Thận trọng, có ý thức giữ gìn sự trong sáng và tuyền thống ngôn ngữ.Cung cấp kiến thức về văn hóa ngôn ngữ cho mọi người trong xã hội.Chúng ta phải đánh giá cao vai trò của giáo dục: dạy học tiếng Anh và ý thức về văn hóa ngôn ngữ./.
Phan Thị Phương Loan
Phan Bá Đạm
myhuong- Tổng số bài gửi : 4
Join date : 26/09/2009
Re: Lam the nao de hoc tieng Anh hieu qua ma khong bi anh huong qua nhieu trong giao tiep hang ngay
Bai hay, tuy nhien em co gang trich day du xuat xu cua bai nay nhe.
ThayLe- Tổng số bài gửi : 135
Join date : 22/09/2009
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
08/05/15, 02:37 pm by nhi liễu
» Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh. (Nhóm 7)
05/10/13, 08:03 pm by lathaivietpen
» Nhận làm thủ tục Hải quan – giao nhận XNK giá rẻ.
19/04/13, 04:26 pm by vietxnk
» Quán Cafe Đẹp YESTERDAY PIANO CAFÉ.
08/04/13, 08:43 pm by nhokbmt
» Quán Cafe Đẹp YESTERDAY PIANO CAFÉ.
08/04/13, 07:29 pm by nhokbmt
» Tăng like Facebook giá rẻ, tăng like FanPages giá rẻ, like ảnh , câu sub
27/02/13, 11:58 am by nhokbmt
» Tăng like Facebook giá rẻ, tăng like FanPages giá rẻ, like ảnh , câu sub
27/02/13, 11:48 am by nhokbmt
» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
19/09/12, 03:48 pm by nhokbmt
» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
19/09/12, 03:47 pm by nhokbmt