NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


Tầm quan trọng của ngữ âm học

Go down

Tầm quan trọng của ngữ âm học Empty Tầm quan trọng của ngữ âm học

Bài gửi by Nguyễn Trà My 26/10/09, 09:36 am

Ngữ âm học có một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Những thành tựu của nó đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngữ âm học đưa ra những cơ sở khoa học để xây dựng âm chuẩn cho một ngôn ngữ, đặt chữ viết cho các dân tộc chưa có chữ viết và cải tiến hệ thống chữ viết của các dân tộc đã có chữ viết từ trước.
Kiến thức ngữ âm học rất cần cho việc dạy và học ngoại ngữ. Nếu người dạy có những tri thức vững chắc về ngữ âm học và người học cũng có những khái niệm tối thiểu về môn này thì kết quả học tập sẽ tốt hơn, bởi vì người học không đơn thuần "bắt chước" lối phát âm của người nước ngoài mà tiếp thu nó một cách có ý thức, dựa trên sự so sánh cấu âm của tiếng ngoại quốc với tiếng mẹ đẻ của mình.
Những tri thức khoa học về mặt ngữ âm học có thể giúp ích cho việc dạy phát âm, dạy học theo đúng âm chuẩn, dạy chính tả, phân tích các tổ chức âm thanh của một tác phẩm thơ, v.v...
Ngoài ra ngữ âm học còn có một vai trò nhất định trong việc khôi phục lại ngôn ngữ cho những người bệnh mắc chứng mất ngôn do chấn thương sọ não, những trẻ em câm–điếc từ nhỏ; trong việc kiểm tra sự minh xác của đường dây trong ngành thông tin, trong việc đặt lời ca khúc phù hợp với nhạc để không tạo nên sự méo mó, sai lạc cho lời ca, v.v...(1)
Với các bộ môn khác của ngôn ngữ học như ngữ pháp học và từ vựng học, ngữ âm học cũng có một tác dụng hỗ trợ nhất định để làm sáng tỏ những hiện tượng có liên quan đến các bộ môn này (ví dụ: quy luật tổ chức ngữ âm trong các từ láy v.v...).
Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997, trang 75.
(1) Về vấn đề này có thể tham khảo, chẳng hạn: Mai Ngọc Chừ. Thanh điệu tiếng Việt và sự "tròn vành rõ chữ" của tiếng hát dân tộc. In trong Thông tin khoa học của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (chuyên san Ngôn ngữ học), số 5 (1982).

Nguyễn Trà My

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 18/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết