Tìm kiếm
Latest topics
Vấn đề chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt (p3)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Vấn đề chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt (p3)
Vấn đề chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt
• Nguyễn Thiện Giáp
3. Chuẩn hoá các thuật ngữ khoa học, kĩ thuật
Các thuật ngữ khoa học, kĩ thuật phải được coi là một bộ phận có tính chất riêng trong từ vựng tiếng Việt nói chung, bởi vì những khái niệm khoa học không phải là của riêng của người Việt mà là tải sản chung của các dân tộc nói các tiếng khác nhau. Xác định chuẩn mực cho bộ phận từ vựng này phải tính cả đến mối tương quan với dân tộc và quốc tế.
Tiêu chí nổi lên hàng đầu là phải đảm bảo tính chính xác của khái niệm. Nếu các thuật ngữ tự đặt ra trên cơ sở các yếu tố có sẵn của tiếng Việt không bảo đảm tính chính xác thì thà tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài còn hơn. Nếu các thuật ngữ tự đặt ra đảm bảo tính chính xác thì tất nhiên không cần tiếp nhận các thuật ngữ nước ngoài. Nếu tính chính xác của khái niệm được đảm bảo thì mặc nhiên thuật ngữ có được tính hệ thống và tính quốc tế về nội dung. Không nên câu nệ vào tính hệ thống và tính quốc tế về hình thức mà phương hại đến tính chính xác của thuật ngữ. Muốn thuật ngữ có tính chính xác, thì thuật ngữ nên có một nghĩa, tránh hiện tượng đồng nghĩa, đồng âm có thể gây lẫn lộn, hiểu lầm. Do vậy, theo chúng tôi, trong ngôn ngữ học, các thuật ngữ "nghĩa sở chỉ" (referentive meaning), "nghĩa sở biểu" (significative meaning), "động từ ngôn hành (performative verb), "tiền đề" (presuposition), "hành động tại lời" (locutationary act), "hành động ngoài lời" (illocutationary act), "hành động sau lời" (perlocutationary act),... thích hợp hơn các thuật ngữ: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, động từ ngữ vi, tiền giả định, hành động tạo lời, hành động ở lời, hành động mượn lời (hành động xuyên ngôn)...
Theo giáo sư Lê Khả Kế, những thuật ngữ tự tạo sau đây chẳng những dễ hiểu mà cũng chính xác và có hệ thống:
(sâu bọ) cánh cứng coléoplère
(sâu bọ) cánh da dermaplere
(sâu bọ) cánh màng hymenoplère
(sâu bọ) cánh thẳng orthoplère
(sâu bọ) cánh úp plécoplère
(sâu bọ) hai cánh diplère
đơn thức monôme
nhị thức bimôme
tam thức triôme
đa thức polyôme
Để thẩm định tính chính xác của thuật ngữ, cần nắm vững nội dung khái niệm mà thuật ngữ diễn đạt. Chỉ riêng các nhà ngôn ngữ học thì sẽ không làm nổi việc này mà cần có sự phối hợp giữa các nhà ngôn ngữ học với các nhà khoa học thuộc các ngành khác. Công việc cấp bách hiện nay là biên soạn các cuốn từ điển khái niệm chuyên ngành. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có điều kiện để chọn lựa hợp lí những thuật ngữ đang được sử dụng trên sách báo hiện nay.
Đối với những thuật ngữ tiếp nhận từ tiếng Hán, điều cần lưu ý là: Mặc dù chúng ta tiếp nhận các thuật ngữ khoa học từ tiếng Hán hiện đại nhưng chúng ta vẫn đọc theo âm Hán Việt và viết theo cách viết của chữ quốc ngữ. Vì thế, với người không biết chữ Hán, từ ngữ tự cấu tạo (trên cơ sở các yếu tố Hán Việt) và từ ngữ tiếp nhận của tiếng Hán không khác gì nhau bao nhiêu. Có lẽ trong một số trường hợp, trật tự các yếu tố trong thuật ngữ mới tiếp nhận không thuận với tư duy Việt Nam. Ví dụ: dân ý, dân chủ tập trung, hạ tầng cơ sở, thượng tầng kiến trúc... Trong trường hợp này, có thể đảo lại là: ý dân, tập trung dân chủ, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng...
Đối với các thuật ngữ tiếp nhận từ các ngôn ngữ Ấn-Âu, chủ yếu là từ tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Đức thì vấn đề nổi lên là chính tả và phát âm. Gần một thế kỉ qua, có hai xu hướng luôn luôn tranh chấp nhau:
Một là, xu hướng phiên theo âm là chính
Hai là, xu hướng phiên theo chữ là chính
Xu hướng đầu xem ngôn ngữ như một hệ thống thuần nhất, chỉ chấp nhận vần và con chữ tiếng Việt và cách viết rời từng âm tiết. Thuật ngữ phương Tây, khi vào tiếng Việt thì phải tuân theo cách viết và cách đọc của tiếng Việt. Những người ủng hộ xu hướng này cho rằng làm như vậy mới đảm bảo tính dân tộc và tính đại chúng của thuật ngữ.
Xu hướng thứ hai xem ngôn ngữ là một hệ thống của hệ thống, chuẩn hoá thuật ngữ phải tính tới tương lai, tới giao lưu quốc tế. Vì thế, trong khi duy trì những thói quen phát âm, ghép vần đã được quy định trong hệ thống chữ quốc ngữ, vẫn có thể dùng một số ít vần không hợp với cấu trúc âm tiết tiếng Việt, và một số chữ cái vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt hiện nay.
Trên đây là nhận xét về mặt lí luận. Trong thực tế, còn có rất nhiều giải pháp nửa vời nữa. Cho nên, bức tranh về thuật ngữ ngoại nhập ở Việt Nam rất đa dạng. Cùng một thuật ngữ gốc, nhưng có nhiều dạng tồn tại khác nhau ở Việt Nam. Ví dụ:
an-đe-hít, anđêhit, an dê hit, aldehyd
gơ-lu-cô-dơ, glu-cô, glucô, glu-cô-da, glucos
pơ-rô-tít, prôtit, protit, protid
...
Trong sự chuẩn hoá thuật ngữ khoa học gốc Ấn-Âu, cần tính tới sự phát triển của ngôn ngữ khoa học trong tương lai, tính tới sự phá triển của khoa học, kĩ thuật cũng như sự phá triển của nền giáo dục các cấp sẽ tạo nên những triển vọng mới về năng lực ngôn ngữ của nhân dân. Trên cơ sở những ý kiến tiếp nhận qua các cuộc hội thảo khoa học trong các năm 1979, 1980 tại Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Chuẩn hoá Chính tả và Hội đồng Chuẩn hoá Thuật ngữ năm 1983 cho rằng: “đối với những thuật ngữ vốn ở nước ngoài mà được dùng trong tiếng Việt thì sự quy định chính tả nên dựa trên hình thức phổ biến của những thuật ngữ ấy trên chữ viết. Trong ngôn ngữ khoa học, mà chủ yếu là ngôn ngữ viết, cần nhớ kĩ mặt chữ thuật ngữ và cần khai thác giá trị thông tin của nó. Đối với những thuật ngữ này, chính tả là chính. Về ngữ âm thì dần dần hướng dẫn để tiến tới có được cách phát âm thống nhất trong cả nước. Cụ thể, Hội đồng chấp nhận:
Các phụ âm đầu và tổ hợp phụ âm đầu vốn không có trong tiếng Việt, như: bl, br, cr, p, z, str, w
Các phụ âm cuối vốn không có trong tiếng Việt, như: d, d, f, g, j, l, r, s, v, w, z
Đối với những thuật ngữ đã được dùng phổ biến trong tiếng nước ngoài thì có thể dùng một hình thức đã thành thói quen trên phạm vi quốc tế. Hình thức ấy có thể được điều chỉnh, như có thể rút gọn, ví dụ: gram, lít, mét. Đó là những điều chỉnh có thể chấp nhận được, vì những thuận tiện nhất định và do những thói quen nhất định đã hình thành trong thực tiễn.
Trong sự điều chỉnh ấy, nên tránh lấy yêu cầu đồng hoá theo ngữ âm (và theo chữ viết) tiếng Việt làm tiêu chí chủ đạo. Đồng thời, yêu cầu chú ý đến mối quan hệ giữa các thuật ngữ trong toàn bộ hệ thống”(1).
__________
(1) Trung tâm Biên soạn sách cải cách giáo dục & Viện Ngôn ngữ học Việt Nam.
--------------------------------------------------------------------------------
Theo Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 2002, trang 322–325.
• Nguyễn Thiện Giáp
3. Chuẩn hoá các thuật ngữ khoa học, kĩ thuật
Các thuật ngữ khoa học, kĩ thuật phải được coi là một bộ phận có tính chất riêng trong từ vựng tiếng Việt nói chung, bởi vì những khái niệm khoa học không phải là của riêng của người Việt mà là tải sản chung của các dân tộc nói các tiếng khác nhau. Xác định chuẩn mực cho bộ phận từ vựng này phải tính cả đến mối tương quan với dân tộc và quốc tế.
Tiêu chí nổi lên hàng đầu là phải đảm bảo tính chính xác của khái niệm. Nếu các thuật ngữ tự đặt ra trên cơ sở các yếu tố có sẵn của tiếng Việt không bảo đảm tính chính xác thì thà tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài còn hơn. Nếu các thuật ngữ tự đặt ra đảm bảo tính chính xác thì tất nhiên không cần tiếp nhận các thuật ngữ nước ngoài. Nếu tính chính xác của khái niệm được đảm bảo thì mặc nhiên thuật ngữ có được tính hệ thống và tính quốc tế về nội dung. Không nên câu nệ vào tính hệ thống và tính quốc tế về hình thức mà phương hại đến tính chính xác của thuật ngữ. Muốn thuật ngữ có tính chính xác, thì thuật ngữ nên có một nghĩa, tránh hiện tượng đồng nghĩa, đồng âm có thể gây lẫn lộn, hiểu lầm. Do vậy, theo chúng tôi, trong ngôn ngữ học, các thuật ngữ "nghĩa sở chỉ" (referentive meaning), "nghĩa sở biểu" (significative meaning), "động từ ngôn hành (performative verb), "tiền đề" (presuposition), "hành động tại lời" (locutationary act), "hành động ngoài lời" (illocutationary act), "hành động sau lời" (perlocutationary act),... thích hợp hơn các thuật ngữ: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, động từ ngữ vi, tiền giả định, hành động tạo lời, hành động ở lời, hành động mượn lời (hành động xuyên ngôn)...
Theo giáo sư Lê Khả Kế, những thuật ngữ tự tạo sau đây chẳng những dễ hiểu mà cũng chính xác và có hệ thống:
(sâu bọ) cánh cứng coléoplère
(sâu bọ) cánh da dermaplere
(sâu bọ) cánh màng hymenoplère
(sâu bọ) cánh thẳng orthoplère
(sâu bọ) cánh úp plécoplère
(sâu bọ) hai cánh diplère
đơn thức monôme
nhị thức bimôme
tam thức triôme
đa thức polyôme
Để thẩm định tính chính xác của thuật ngữ, cần nắm vững nội dung khái niệm mà thuật ngữ diễn đạt. Chỉ riêng các nhà ngôn ngữ học thì sẽ không làm nổi việc này mà cần có sự phối hợp giữa các nhà ngôn ngữ học với các nhà khoa học thuộc các ngành khác. Công việc cấp bách hiện nay là biên soạn các cuốn từ điển khái niệm chuyên ngành. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có điều kiện để chọn lựa hợp lí những thuật ngữ đang được sử dụng trên sách báo hiện nay.
Đối với những thuật ngữ tiếp nhận từ tiếng Hán, điều cần lưu ý là: Mặc dù chúng ta tiếp nhận các thuật ngữ khoa học từ tiếng Hán hiện đại nhưng chúng ta vẫn đọc theo âm Hán Việt và viết theo cách viết của chữ quốc ngữ. Vì thế, với người không biết chữ Hán, từ ngữ tự cấu tạo (trên cơ sở các yếu tố Hán Việt) và từ ngữ tiếp nhận của tiếng Hán không khác gì nhau bao nhiêu. Có lẽ trong một số trường hợp, trật tự các yếu tố trong thuật ngữ mới tiếp nhận không thuận với tư duy Việt Nam. Ví dụ: dân ý, dân chủ tập trung, hạ tầng cơ sở, thượng tầng kiến trúc... Trong trường hợp này, có thể đảo lại là: ý dân, tập trung dân chủ, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng...
Đối với các thuật ngữ tiếp nhận từ các ngôn ngữ Ấn-Âu, chủ yếu là từ tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Đức thì vấn đề nổi lên là chính tả và phát âm. Gần một thế kỉ qua, có hai xu hướng luôn luôn tranh chấp nhau:
Một là, xu hướng phiên theo âm là chính
Hai là, xu hướng phiên theo chữ là chính
Xu hướng đầu xem ngôn ngữ như một hệ thống thuần nhất, chỉ chấp nhận vần và con chữ tiếng Việt và cách viết rời từng âm tiết. Thuật ngữ phương Tây, khi vào tiếng Việt thì phải tuân theo cách viết và cách đọc của tiếng Việt. Những người ủng hộ xu hướng này cho rằng làm như vậy mới đảm bảo tính dân tộc và tính đại chúng của thuật ngữ.
Xu hướng thứ hai xem ngôn ngữ là một hệ thống của hệ thống, chuẩn hoá thuật ngữ phải tính tới tương lai, tới giao lưu quốc tế. Vì thế, trong khi duy trì những thói quen phát âm, ghép vần đã được quy định trong hệ thống chữ quốc ngữ, vẫn có thể dùng một số ít vần không hợp với cấu trúc âm tiết tiếng Việt, và một số chữ cái vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt hiện nay.
Trên đây là nhận xét về mặt lí luận. Trong thực tế, còn có rất nhiều giải pháp nửa vời nữa. Cho nên, bức tranh về thuật ngữ ngoại nhập ở Việt Nam rất đa dạng. Cùng một thuật ngữ gốc, nhưng có nhiều dạng tồn tại khác nhau ở Việt Nam. Ví dụ:
an-đe-hít, anđêhit, an dê hit, aldehyd
gơ-lu-cô-dơ, glu-cô, glucô, glu-cô-da, glucos
pơ-rô-tít, prôtit, protit, protid
...
Trong sự chuẩn hoá thuật ngữ khoa học gốc Ấn-Âu, cần tính tới sự phát triển của ngôn ngữ khoa học trong tương lai, tính tới sự phá triển của khoa học, kĩ thuật cũng như sự phá triển của nền giáo dục các cấp sẽ tạo nên những triển vọng mới về năng lực ngôn ngữ của nhân dân. Trên cơ sở những ý kiến tiếp nhận qua các cuộc hội thảo khoa học trong các năm 1979, 1980 tại Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Chuẩn hoá Chính tả và Hội đồng Chuẩn hoá Thuật ngữ năm 1983 cho rằng: “đối với những thuật ngữ vốn ở nước ngoài mà được dùng trong tiếng Việt thì sự quy định chính tả nên dựa trên hình thức phổ biến của những thuật ngữ ấy trên chữ viết. Trong ngôn ngữ khoa học, mà chủ yếu là ngôn ngữ viết, cần nhớ kĩ mặt chữ thuật ngữ và cần khai thác giá trị thông tin của nó. Đối với những thuật ngữ này, chính tả là chính. Về ngữ âm thì dần dần hướng dẫn để tiến tới có được cách phát âm thống nhất trong cả nước. Cụ thể, Hội đồng chấp nhận:
Các phụ âm đầu và tổ hợp phụ âm đầu vốn không có trong tiếng Việt, như: bl, br, cr, p, z, str, w
Các phụ âm cuối vốn không có trong tiếng Việt, như: d, d, f, g, j, l, r, s, v, w, z
Đối với những thuật ngữ đã được dùng phổ biến trong tiếng nước ngoài thì có thể dùng một hình thức đã thành thói quen trên phạm vi quốc tế. Hình thức ấy có thể được điều chỉnh, như có thể rút gọn, ví dụ: gram, lít, mét. Đó là những điều chỉnh có thể chấp nhận được, vì những thuận tiện nhất định và do những thói quen nhất định đã hình thành trong thực tiễn.
Trong sự điều chỉnh ấy, nên tránh lấy yêu cầu đồng hoá theo ngữ âm (và theo chữ viết) tiếng Việt làm tiêu chí chủ đạo. Đồng thời, yêu cầu chú ý đến mối quan hệ giữa các thuật ngữ trong toàn bộ hệ thống”(1).
__________
(1) Trung tâm Biên soạn sách cải cách giáo dục & Viện Ngôn ngữ học Việt Nam.
--------------------------------------------------------------------------------
Theo Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 2002, trang 322–325.
Ta T. Thuy Nhung- Tổng số bài gửi : 30
Join date : 22/10/2009
Similar topics
» Vấn đề chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt (p1)
» Vấn đề chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt (p5)
» Vấn đề chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt (p4)
» Vấn đề chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt (p2)
» NGHIÊN CỨU VỀ TÁI TỪ VỰNG HOÁ NHƯ MỘT PHƯƠNG THỨC DUY TRI HOI THOAI RONG TIENG ANH VA TIENG VIET
» Vấn đề chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt (p5)
» Vấn đề chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt (p4)
» Vấn đề chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt (p2)
» NGHIÊN CỨU VỀ TÁI TỪ VỰNG HOÁ NHƯ MỘT PHƯƠNG THỨC DUY TRI HOI THOAI RONG TIENG ANH VA TIENG VIET
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
08/05/15, 02:37 pm by nhi liễu
» Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh. (Nhóm 7)
05/10/13, 08:03 pm by lathaivietpen
» Nhận làm thủ tục Hải quan – giao nhận XNK giá rẻ.
19/04/13, 04:26 pm by vietxnk
» Quán Cafe Đẹp YESTERDAY PIANO CAFÉ.
08/04/13, 08:43 pm by nhokbmt
» Quán Cafe Đẹp YESTERDAY PIANO CAFÉ.
08/04/13, 07:29 pm by nhokbmt
» Tăng like Facebook giá rẻ, tăng like FanPages giá rẻ, like ảnh , câu sub
27/02/13, 11:58 am by nhokbmt
» Tăng like Facebook giá rẻ, tăng like FanPages giá rẻ, like ảnh , câu sub
27/02/13, 11:48 am by nhokbmt
» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
19/09/12, 03:48 pm by nhokbmt
» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
19/09/12, 03:47 pm by nhokbmt