NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


Thảo luận: Bình diện nghiên cứu đối chiếu ngữ âm- âm vị học

Go down

Thảo luận: Bình diện nghiên cứu đối chiếu ngữ âm- âm vị học Empty Thảo luận: Bình diện nghiên cứu đối chiếu ngữ âm- âm vị học

Bài gửi by ngatran 15/10/09, 08:24 pm

Qua việc đọc tài liệu của tác giả Bùi Mạnh Hùng và tham khảo qua Internet, nhóm 6 có 1 số ý kiến về Nghiên cứu đối chiếu các đơn vị ngữ âm siêu đoạn tính :
Như chúng ta đã biết việc nghiên cứu ngữ âm có vai trò hết sức quan trọng trong việc học ngoại ngữ. Đối với người học, người học vừa "bắt chước" lối phát âm của người nước ngoài và tiếp thu một cách có ý thức, dựa trên sự so sánh cấu âm của tiếng ngoại quốc với tiếng mẹ đẻ của mình. Vì vậy việc học sẽ có kết quả tốt hơn. Còn đối với giáo viên, những tri thức khoa học về mặt ngữ âm học có thể giúp ích cho việc dạy phát âm, dạy học theo đúng âm chuẩn, dạy chính tả, phân tích các tổ chức âm thanh của một tác phẩm thơ, v.v...(from http://ngonngu.net/index.php?p=111). Nhận thức được tầm quan trọng đó nhưng việc nghiên cứu ngữ âm mà đặc biệt là ngữ âm siêu đoạn tính không phải là dễ. Theo Bùi Trọng Hùng có những nguyên nhận sau:(1)chỉ trong 1 số ít ngôn ngữ hiện tượng ngữ âm siêu đoạn tính được miêu tả tương đối đầy đủ; (2) không có hệ thống mô hình lý thuyết và công cụ ký hiệu chung cho tất cả các ngôn ngữ. Có lẽ vì vậy mà các công trình nghiên cứu ở lĩnh vực này trong tiếng Việt và các công trình nghiên cứu đối chiếu ngữ âm siêu đoạn tính ở các ngôn ngữ khác vẫn còn ít.
Theo riêng cá nhân mình nhận thấy lĩnh vực này khá thú vị bởi nó rất mới (mới vì ít công trình nghiên cứu, ít bạn có ý định viết :-) )
Mình xin bàn luận chút ít về Ngữ điệu: Khi mới đọc qua việc nghiên cứu Ngữ điệu, mình đã nghĩ rằng việc so sánh và đối chiều tiếng Việt và tiếng Anh là không cần thiết và không thể làm được. Vì English cần phải có ngữ điệu để hiểu được ý nghĩa lời nói, nhưng tiếng Việt thì không cần. Người Việt khi giao tiếp đâu có cần dùng đến ngữ điệu, đa số là giọng cứ đều đều mà vẫn đạt được kết quả giao tiếp tốt. Nhưng qua tìm hiều sơ sơ thì không phaỉ như vậy. Ví dụ như trong câu hỏi "Are you John?" trong tiếng Anh sẽ lên giọng ở cuối câu; câu tương đương trong tiếng Việt là "Bạn là John à?", chỉ cần thêm chữ "à" là người Việt không cần lên giọng.Đây là điểm khác nhau.
Trong 1 tình huống khác, "What?" câu hỏi này người nói tiếng Anh phải lên giọng. Câu hỏi tương đương trong tiếng Việt là "Cái chi/gì?" cũng lên giọng như vậy.
Mình chỉ nghĩ sơ sơ vậy, thấy được cái giống và cái khác có nghĩa là mình có thể nghiên cứu và so sánh được rồi hehe
Tin vui là 3/09 một quyển sách hay về Ngữ âm Việt Nam (Đỗ Tiến Thắng) đã đươc xuất bản.
Hy vọng các đề tài về Ngữ âm sẽ thu hút các bạn.

ngatran

Tổng số bài gửi : 3
Join date : 13/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết