NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


Các hiện tượng biến đổi ngữ âm*

Go down

Các hiện tượng biến đổi ngữ âm* Empty Các hiện tượng biến đổi ngữ âm*

Bài gửi by khanhvi 25/11/09, 08:10 pm

Các hiện tượng biến đổi ngữ âm* • Những biến đổi vị trí • Những biến đổi kết hợp 1. Những biến đổi vị trí Trong các ngôn ngữ Âu châu, những biến đổi vị trí của các âm tố thường bị quy định bởi vị trí đối với trọng âm, vị trí ở đầu hay ở cuối từ. Trong số các biến đổi vị trí, hiện tượng nhược hoá (reduction) được coi là phổ biến hơn cả. Nhược hoá là làm yếu âm tố đi về cường độ và trường độ. Hiện tượng nhược hoá nguyên âm thường do trọng âm quy định, trong tiếng Nga chẳng hạn, nguyên âm [o] ở trước hoặc sau trọng âm có thể bị nhược hoá thành [ə] hoặc [a]. Những biến đổi của các âm tố ở đâu hay cuối từ cũng là những biến đổi vị trí hay gặp. Những biến đổi này thường xảy ra đối với các phụ âm. Trong một số ngôn ngữ, ví dụ tiếng Nga, ở cuối từ, các phụ âm hữu thanh thườg được phát âm thành âm vô thanh tương ứng: [b] → [p], [d] → [t], [ɣ] → [k]... Trong tiếng Việt, nư đã nói, trọng âm không có vai trò "thống trị", do đó sự chi phối của nó đối với các âm tố cũng không có hiệu lực đáng kể, không gây nên hiện tượng nhược hoá mạnh như trong các ngôn ngữ Âu châu. Mô hình âm tiết tiếng Việt với 5 thành tố đã tạo nên một cấu trúc rất chặt chẽ. Ở tất cả các vị trí, các âm tố, nói chung, không bị biến đổi, kể cả vị trí cuối từ là vị trí vốn rất dễ tạo nên sự biến đổi âm tố trong các ngôn ngữ Âu châu. Vì vậy, so với các ngôn ngữ này, tiếng Việt ít có những biến đổi vị trí. 2. Những biến đổi kết hợp (sự biến đổi ngữ âm trong lời nói) Mỗi âm tố, dù là phụ âm hay nguyên âm khi phát ra (cấu âm) đều phải trải qua ba giai đoạn: - Khởi lập: Các cơ quan phát âm chuyển từ vị trí cũ tới vị trí cần thiết cho việc phát ra âm tố đó. - Thủ vị: Các cơ quan giữ nguyên vị trí đã tiến tới, không thay đổi. - Thoái hồi: Các cơ quan rời khỏi vị trí trên. Biến đổi kết hợp là kết quả của sự tác động lẫn nhau giữa các âm tố trong ngữ lưu. Bản chất của nó là sự thay đổi ranh giới giữa các giai đoạn của quá trình cấu âm một âm tố. 2.1. Hiện tượng thích nghi (accommodation) Hiện tượng thích nghi khi có sự kết hợp giữa một phụ âm và một nguyên âm. Đó là hiện tượng một trong hai âm tố biến đổi đi để phù hợp, thích nghi với âm bên cạnh. - Hiện tượng thích nghi ngược: Âm đi trước phải biến đổi cho gần với âm đi sau. Vd: /t-/ trong tiếng Việt không tròn môi, khi đi với /-u-, -o-/ (trong các âm chẳng hạn như “tu”, “tô”) nó cũng bị tròn môi [to]. - Hiện tượng thích nghi xuôi: Đây là trường hợp của các vần: /-iŋ,-ik, εˇŋ, εˇk, -eŋ, -ek/, ở đây, các âm cuối /-ŋ, -k/ khi đi sau các nguyên âm hàng trước bị kéo lên thành /ɲ, c/ (nh, ch). 2.2. Hiện tượng đồng hoá (assimilation) Đồng hoá cũng là hiện tượng thích nghi những xảy ra đối với các âm cùng loại: nguyên âm – nguyên âm, phụ âm – phụ âm. Trong tiếng Việt, đồng hoá thường gặp ở các thanh điệu. Vd: “năm mười” → “năm mươi”. 2.3. Hiện tượng dị hoá (katabolism) Dị hoá là hiện tượng giữa hai nguyên âm hoặc hai phụ âm có cấu âm gần nhau có một âm biến đổi đi để cho chúng trở nên khác nhau. Trong tiếng Việt, hiện tượng dị hoá hay xảy ra ở các từ láy và theo một quy luật khá chặt chẽ: - như ở âm cuối: /p/ → /m/, /t/ → /n/, /k/ → /ŋ/. - hay ở thanh điệu, ví dụ: chậm chậm → chầm chậm; đỏ đỏ → đo đỏ… Ngoài ra, hiện tượng biến đổi ngữ âm còn bao gồm hiện tượng thêm âm, bớt âm… Nhưng xét cho cùng, chúng đều tồn tại với mục đích làm cho cách phát âm trở nên dễ dàng hơn, thuận tiện hơn.

khanhvi

Tổng số bài gửi : 22
Join date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết