NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


Những nét tương đồng gần gũi giữa thành ngữ, tục ngữ khmer và thành ngữ, tục ngữ người việt

Go down

Những nét tương đồng gần gũi giữa thành ngữ, tục ngữ khmer và thành ngữ, tục ngữ người việt Empty Những nét tương đồng gần gũi giữa thành ngữ, tục ngữ khmer và thành ngữ, tục ngữ người việt

Bài gửi by ng thi thanh huyen 11/12/09, 05:25 am

Những nét tương đồng gần gũi giữa thành ngữ, tục ngữ khmer và thành ngữ, tục ngữ người việt
http://www.thuathienhue.edu.vn/index.php?option=content&task=view&catid=508&id=1516&Itemid=685
NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG GẦN GŨI
GIỮA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ KHMER
VÀ THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT
LÊ ĐỨC ĐỒNG
Sóc Trăng


1. Tự bao đời nay, ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống, cùng phát triển trên mảnh đất Sóc Trăng nói riêng và ĐBSCL nói chung giàu truyền thống đấu tranh, truyền thống văn hóa này. Mỗi dân tộc có một bản sắc riêng mang tính vững bền từ xưa để lại. Cuộc sống luôn vận động không ngừng đã tạo nên sự giao thoa văn hoá giữa các dân tộc. Trong đó, thành ngữ, tục ngữ - những đúc kết về kinh nghiệm trồng trọt, kinh nghiệm sống, đối nhân xử thế – có những nét tương đồng rất gần gũi, thân thuộc giữa người Khmer và người Kinh (Việt). Điều đó phần nào chứng minh cho tinh thần đoàn kết, thương yêu, đồng cam cộng khổ đã có rất lâu đời của ba dân tộc anh em.

2. Khi cưới gả con cháu, người Khmer nói: “Làm ruộng phải xem cỏ, cưới gả con cháu phải xem dòng họ” (Thovo srose ôi mơ so mau, tuc đăc côn chau ôi mơ phau saule đal) thì người Việt có thành ngữ “Lấy vợ chọn tông, lấy chồng chọn họ”.

Kinh nghiệm làm ruộng được ghi lại “Làm ruộng nhờ nước, đánh giặc nhờ cơm” (Thovơ sre nưng tưc, thovơ sât nừng bay). Tương tự, người Việt có câu quen thuộc “Nhất nước nhì phân” vì cả hai dân tộc đều nhận rõ tầm quan trọng hàng đầu của nước trong sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, thời tiết mưa nắng cũng được thành ngữ Khmer đúc kết thật gần gũi “Trời mưa tốt lúa, trời nắng tốt vườn” (Pholoêng sove tosau, kho đau cbom ca lôo). Cũng về thời tiết nắng mưa, người Việt có thành ngữ “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”.

Với kinh nghiệm về nghề nghiệp, tục ngữ Khmer viết “Biết mười không bằng sành một” nghĩa là: Biết mười nghề nhưng chẳng đâu vào đâu không bằng biết một nghề chắc chắn. Bên người Việt, có các câu “Một nghề cho chín hơn chín mười nghề” hoặc “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.

Sống phải biết rèn luyện, phải có lòng kiên trì, bền bỉ mới có sự thành công. Vì thế, tục ngữ Khmer đưa ra một hình ảnh rất gần gũi “Muốn nhọn như gai phải siêng mài sắc” (chon soruôi đuôcbonla, trosâu úsa đêc đek). Tương tự, trong tục ngữ người Việt có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Nói về đối nhân xử thế, tục ngữ Khmer viết “Nuôi con hổ nó trả ơn” (chinh châm côn khola vê sonkun). Thì người Việt có câu “Cứu vật, vật trả ơn”.

Nếu tục ngữ người Việt có câu “Bứt dây động rừng” thì tục ngữ Khmer nói cũng rất hình ảnh “Nắm một lá, chuyển cả cây” (chap solâc nui rô chui ós đơm).

Kinh nghiệm về giải quyết một công việc gì, không nên nóng vội “chín đầu ăn đầu, chín đuôi ăn đuôi” (cho iu kho lal si kholal, cho iu contui si contui) cũng tương đồng với câu tục ngữ người Việt “Công nợ trả dần, cháo nóng húp quanh”.

Trong cuộc sống, trong đối nhân xử thế, tránh không đưa người khác vào đường cùng nên tục ngữ Khmer nói “Chó cùng hẻm, sóng cùng bờ” (Cho ke tol chorok lôlôc tol chorăng). Bởi chó bị dồn vào đường cùng thì với bản năng tồn tại, nó phải liều mình sống chết. Sóng hết bờ thì tràn ngập, sức công phá mạnh mẽ hơn… Tương tự, tục ngữ người Việt có câu “Chó cùng rứt dậu”.

Trong cuộc sống cần khiêm tốn, không chủ quan – đó là lời khuyên qua tục ngữ Khmer “Bốn chân cũng có lúc trượt” (chơn buôl kông mên chrui). Bên người Việtcũng có câu “Bảy hai chưa què chớ khoe rằng tốt”. Trong sinh hoạt hàng ngày, phải lựa lời, chọn lời và nói năng phải cẩn trọng kẻo mang hoạ vào thân nên tục ngữ Khmer có câu “Vấp chân thì gãy, vấp lời tốn bạc” (chum pap chơn kông bak, chum páp mon bón porak). Tương tự, tục ngữ người Việt đã nói “Sẩy chân với lại, sẩy miệng với không lại” hoặc “Lời nói gói vàng”… Có khi tránh được cái này lại gặp cái kia nên tục ngữ Khmer đúc kết “Tránh cột đáy, đụng cột cầu” (chia bon kôl cho nuk, puk bon kôl cho pêng) thì người Việt có “Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”. Có khi sự nhìn nhận con người của người Khmer khá sâu sắc “Luôn tươi, nửa cười, nói ngọt, loại người đó phải coi chừng” (nhơ nhưm somơ sơksotơ somđây pirớs, nêk teng ós ní chô prodak) thì bên người Việt có những câu “Nói ngọt lọt đến xương” hoặc “Mật ngọt chết ruồi”… Trước một công việc phải suy nghĩ, cân nhắc chín chắn mới thực hiện thành công. Do đó, người Khmer nói “Đi phải suy, ngồi phải nghĩ” (đơ ôi hunpi ou kui ôi rum pưng) để nhắc nhở mọi người, tương tự người Việt nói “Ăn có nhai, nói có nghĩ”.

Nếu người Khmer nói “Voi đụng nhau nát cỏ” (đom rây chô khone khotit samau) thì người Việt nói “Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”.

3. Những nét tương đồng trong cách cảm, cách ngữ, cách đánh giá, nhìn nhận sự việc, hiện tượng của người Khmer và người Việt rất gần nhau. Bởi chúng ta từ bao đời chung sống, cùng đoàn kết để xây dựng quê hương, tạo nên bản sắc độc đáo của mình.

Trên đây là những nét so sánh cơ bản về sự tương đồng, gần gũi giữa tục ngữ, thành ngữ Khmer và tục ngữ, thành ngữ người Việt.

Chúng ta trân trọng, giữ gìn và phát huy những tinh hoa, những đúc kết của cha ông để lại, làm giàu cho vốn sống văn hoá, vốn sống nhân nghĩa mà tổ tiên đã xây đắp bao đời.
L.Đ.Đ


TÀI LIỆU THAM KHẢO:




- Thành ngữ và tục ngữ Khmer
(Sơn Phước Hoan sưu tầm và biên soạn – NXB Giáo dục 1998).


- Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (NXB KHXH – 1981)

- Phân phiên âm của Thầy Trần The (Chuyên viên Sở GD-ĐT Sóc Trăng)

ng thi thanh huyen

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 09/11/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết