Tìm kiếm
Latest topics
Cách chào hỏi của người Việt và người Mỹ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Cách chào hỏi của người Việt và người Mỹ
Cách chào hỏi của người Việt và người Mỹ
Module by: Huyen Vu
Summary: Nghiên cứu sự khác biệt và tương đồng giữa người Việt và người Mỹ thông qua các chiến lược chào hỏi CÁCH CHÀO HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI MỸ: Những nét Tương đồng và dị biệt (Tóm tắt báo cáo đề tài nghiên cứu)
T.S. Hà Cẩm Tâm Vũ Minh Huyền
Mở đầu Nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây (Bouton, 1996; Blum-kulka, 1989 v.v) đã chỉ ra rằng việc rèn luyện phát triển kỹ năng giao tiếp, cụ thể là Nói và Nghe phải đi kèm với nâng cao vốn hiểu biết về ngôn ngữ xã hội nếu muốn người học ngoại ngữ tăng cường được khả năng giao tiếp trong ngôn ngữ đích. Theo các nghiên cứu Blum-Kulka và các cộng sự (1989), Kasper (1995) và một số học giả khác, trong giao tiếp thường ngày hành động tại lời gián tiếp (Indirect illocutionary act) được thực hiện nhiều hơn hành động tại lời trực tiếp (Direct illocutionary act). Vì vậy, bên cạnh những khó khăn về ngữ pháp, cấu trúc, hay ngữ âm, người học ngoại ngữ còn gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp liên quan tới các thành ngữ, hoặc quy phạm văn hóa của ngôn ngữ đích, thể hiện qua lối nói gián tiếp. Theo Gumperz (1982, trích dẫn bởi Tâm, 2005) “Người ở những nền văn hóa khác có cách giao tiếp khác nhau. Những khác biệt về văn hóa có thể gây nên khó khăn dẫn đến thất bại trong giao tiếp”. Chào hỏi, cũng như những hành động nói khác, thể hiện đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc. Mặc dù ở tất cả các ngôn ngữ, chức năng cơ bản nhất của chào hỏi là để xác nhận việc nhận biết sự có mặt của người giao tiếp, thể hiện sự quan tâm và khẳng định hoặc xác nhận mối quan hệ hoặc vị thế của người cùng giao tiếp hoặc nhóm người cùng giao tiếp với nhau. Song ở những ngôn ngữ khác nhau, cách thức cụ thể trong chào hỏi lại không như nhau. Việc đem quy ước sử dụng của ngôn ngữ này vào ngôn ngữ khác (như người học ngoại ngữ thường làm) sẽ gây cho họ nhiều khó khăn và dễ bị hiểu lầm. Theo kết quả nghiên cứu về cách chào hỏi của người Mỹ do Eienstein và nhóm cộng sự tiến hành vào năm 1996, người nước ngoài thường áp dụng một số cách chào hỏi không phù hợp với người bản ngữ, và điều này trong một số trường hợp làm cho người ta bị yếu thế, gây cảm giác bế tắc trong giao tiếp. Sự không phù hợp này do nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân là do ảnh hưởng của tiếng mẹ để về dụng học ngôn ngữ và dụng học xã hội. Vì những lý do trên, tìm hiểu sự khác biệt và tương đồng trong cách thức chào hỏi của tiếng Việt và tiếng Anh sẽ giúp người học Việt Nam học tiếng Anh có thêm thông tin cần thiết có thể khiến họ thành công hơn trong giao tiếp với người bản ngữ. Vì lý do trên chúng tôi đã tiến hành khảo sát cách chào hỏi của người Việt, rồi so sánh với cách chào hỏi của người Mỹ dựa trên nghiên cứu của Eisenstein và nhóm cộng sự (1996) trong bảy tình huống giao tiếp phổ biến, không phân tích so sánh các yếu tố phi ngôn ngữ như ngữ điệu, biểu hiện khuôn mặt, và ngôn ngữ cử chỉ. Câu hỏi nghiên cứu: Người Việt Nam chào như thế nào trong những tình huống được nghiên cứu? Người Mỹ chào như thế nào trong những tình huống được nghiên cứu? Cách chào hỏi của người Việt Nam và người Mỹ trong các tình huống nghiên cứu khác nhau như thế nào? Thiết kế nghiên cứu: Công cụ thu thập số liệu: Tình huống trong nghiên cứu của Eisenstein và cộng sự (1996) được dùng để thu thập số liệu. Do việc thực hiện nghiên ở Việt Nam, không có điều kiện thu thập số liệu của người bản ngữ nên sử dụng những tình huống của Eisenstein là một lựa chọn phù hợp. Hơn nữa, những tình huống trong nghiên cứu của Eisenstein đã được kiểm nghiệm nên đảm bảo độ tin cậy. Thực chất thì đây là những tình huống rất phổ biến trong giao tiếp hàng ngày của nhiều ngôn ngữ khác nhau chứ không chỉ riêng tiếng Anh. Những mối quan hệ trong các tình huống giao tiếp cũng là những mối quan hệ thường gặp nhất. Hay ít nhất cũng là những mối quan hệ mà người học tiếng Anh và người sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp công việc hay gặp. Theo quan sát của chúng tôi, những tình huống này cũng khá phổ biến trong tiêng Việt. Eisenstein sử dụng những tình huống trên để thu thập số liệu, so sánh cách chào hỏi của người Mỹ với cách chào hỏi của những người học tiếng Anh đang sống và học tập tại Mỹ. Cách thức thu thập số liệu Trong nghiên cứu của chúng tôi, lời chảo hỏi của người Việt bằng tiếng Việt trong các tình huống nghiên cứu đã được thu thập để so sánh với cách chào hỏi của người Mỹ trong nghiên cứu của Eisenstein. Số liệu được thu thập bằng những phương pháp tương tự như trong nghiên cứu của Eiseinstein và các cộng sự bao gồm Quan sát, Ghi âm, Phỏng vấn, Đóng vai (role play). Quan sát: trước hết quan sát các tình huống chào hỏi của người Việt nam để 1. ghi lại những tình huống chào hỏi trong đời sống hàng ngày phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu, và 2. khẳng định những tình huống được Eisenstein sử dụng cũng phổ biến trong tiếng Việt. Ghi âm: số liệu ghi âm giúp phát hiện những chi tiết về giọng nói, lời nói trong tình huống giao tiếp tự nhiên đã bị bỏ sót bằng biện pháp quan sát và tốc ký, đồng thời để kiểm tra lại việc hiểu và phân tích những lời chào hỏi được các cấp tín viên sử dụng trong tình huống. Phỏng vấn được thực hiện sau khi đã ghi âm cuộc đối thoại chào hỏi, nhằm xác định rõ hơn mối quan hệ giữa những người giao tiếp. Đóng vai: các cấp tín viên đã được yêu cầu đóng vai trong các tình huống nghiên cứu để thực hiện hành động chào hỏi. Đôi khi cấp tín viên phải trả lời thêm một số câu hỏi liên quan tới từng tình huống giúp có thêm thông tin cần thiết thực hiện việc phân tích số liệu. Cấp tín viên Trong nghiên cứu của Eisenstein, 50 người bản ngữ nói tiếng Anh Mỹ được sử dụng. Tuổi trung bình là 23, thấp nhất là 19 và cao nhất là 65. Tất cả đều thuộc tầng lớp trung lưu. Tương tự như vậy, các đối tượng người Việt Nam trong nghiên cứu này cũng từ 18 đến 65, là những người thuần Việt, thuộc tầng lớp trung lưu và số lượng là 50 người. Tình huống sử dung trong nghiên cứu Tình huống 1: (bạn bè) (quan hệ ngang quyền) Hai người bạn đi về phía nhau. Cả hai đều rất vội. (Họ nhìn thấy nhau và nói.) ...................................... Tình huống 2: (bạn bè) (quan hệ ngang quyền) Hai người bạn đi về phía nhau. Cả hai đều đang đi tới chỗ hẹn nhưng không vội lắm. Họ có thời gian để trò chuyện với nhau. (Họ nhìn thấy nhau và nói)................................................... Tình huống 3: (bạn bè) (quan hệ ngang quyền) Một người bạn được mời đến bữa tiệc của người kia. Người bạn đó ra mở cửa. (Họ nhìn thấy nhau và nói.) Tình huống 4: (cấp trên và cấp dưới) (quan hệ không ngang quyền) Một nhân việc bị gọi vào phòng lãnh đạo mà không rõ lý do. Người nhân viên đó gõ cửa và bước vào. (Họ nhìn thấy nhau và nói.) Tình huống 5: (cấp trên và cấp dưới) (quan hệ không ngang quyền) Một ông sếp đang đi qua bàn làm việc của nhân viên. Vì một lý do nào đó, ông ta dừng lại. (Họ nhìn thấy nhau và nói.) Tình huống 6: (Hai người lạ chào nhau) Hai sinh viên mới ngồi cạnh nhau trong buổi học đầu tiên. (Một người quay lại và nói.) Tình huống 7: (Hai người lạ chào nhau) Tại một bữa tiệc, một người thấy một người khác khá thân thiện (cùng giới). (Họ đi về phía nhau và nói.) Kết quả phân tích số liệu Kết quả từ số liệu của người Mỹ Trong nghiên cứu của mình, Einsenstein và các cộng sự đã nhận thấy người giao tiếp không phải lúc nào cũng sử dụng những lời chào theo công thức. Kết quả của nghiên cứu cho thấy chào hỏi có thể được phân chia thành một số loại chiến lược như sau: Chào lướt (Greetings on the run) Loại thứ nhất được sử dụng phổ biến giữa những người Mỹ quen biết hoặc có mối quan hệ thân thiết đó là “vừa đi vừa chào” (greeting on the run). Đây là tình huống hai người gặp nhau và trao đổi vắn tắt. “Hi, how ya doin’?” (Chào, mọi việc thế nào?) “Hi! Gotta run, I’m late for class.” or “Okay!” (Chào! Phải chạy đây, muộn mất rồi) hoặc là (Cũng ổn.) Chào nhanh (Speedy greeting) Loại thứ hai thực hiện trong tình huống mà lời chào được bắt đầu và kết thúc một cách đường đột, và được gọi là “chào nhanh” (speedy greeting). Cách chào của nhóm này khác với nhóm vừa chào vừa đi về thông tin được trao đổi. Đây là kiểu chào hỏi thường được thực hiện giữa những người đồng nghiệp. Hi, how’ve you been? (Chào, ồng dạo này thế nào?) Not bad. ‘N you. (Tạm ổn. Còn ông?) Oh, can’t complain. Busy. (Ồ, không thể phàn nàn. Bận.) I know. Me, too. (Hiểu rồi. Tôi cũng vậy.) Oh well, gotta take off. See ya. (Ồ..., đi nhé. Hẹn gặp lại) Bye. Take care. (Tạm biệt.) Thăm hỏi (The chat) Loại thứ ba được gọi là “thăm hỏi” (the chat). Chào hỏi trong tình huống này thường bắt đầu giống như ‘chào nhanh’ (speedy greeting) nhưng kèm theo đó là thảo luận về một, hai chủ đề nào đó trước khi hai người chia tay hoặc có khi mục đích của cuộc trò chuyện chỉ là để khoe, hoặc nói về một điều gì đó. A. Hi! (Chào) B. Hi! (Chào) A. Howa ya doin’? (Dạo này cậu thế nào?) B. All right – comfortable – pretty good. Oh! Got that letter, by the way, that I said I was waiting for. I finally got it. (Ổn – thoải mái – khá tốt. À, nhận được thư đó rồi, cái mà tớ nói tớ đang đợi ấy. Cuối cùng cũng đã nhận được.) A. Wow! That’s great. That’s pretty good. (Ồ! Tuyệt. Tốt quá.) B. Look, I’ll see you later. (Thôi nhé, gặp cậu sau nhé.) A. Okay. Bye. (Ừ. Tạm biệt.) Chào hỏi dài (The long greeting) Loại chào hỏi thứ tư được gọi là “chào hỏi dài” (long greeting). Kiểu chào hỏi này thường bao gồm việc hâm nóng lại mối quan hệ giữa hai người sau một thời gian dài không gặp nhau. Tình huống này thường bao gồm nhiều hành động chào hỏi xen kẽ với những lời kể về các sự kiện xảy ra trong khi hai người không gặp nhau. Loại chào hỏi thứ tư rất đa dạng và tiềm ẩn nhiều đặc trưng văn hóa. M. Bea! (Bi) B. Michelle! (Michel) M. Where’ve you been? I haven’t seen you around. (Chị vừa đi đâu về thế? Lâu lâu tôi không thấy chị) B. We were away. We just got back. What’s new with you? What have you been up to? (Chúng tôi đi nghỉ. Mới về. Có gì mới không? Đang làm gì thế?) M. (Michelle reports on neighborhood news in detail) We missed you. How are you? It’s so nice to see you. Where’d you go? (Michel kể lại cho người hàng xóm nghe những chi tiết về chuyến đi. Nhớ chị quá. Chị có khỏe không? Được gặp lại chị mừng quá. Chị đi nghỉ ở đâu?) B. (Bea described her vacation in detail) (Bi kể lại chuyến đi của mình) M. Well, I’m glad you’re back. It’s so nice to see you. I missed talking to you. (Rất vui là chị đã về. Gặp chị vui quá. Tôi rất thích nói chuyện với chị.) B. Aw. Well, we’re back! How have you been doing? (Vâng. Chúng tôi cũng đã trở về. Mọi việc của chị thế nào?) Chào hỏi thân mật (The intimate greeting) Loại chào hỏi thứ năm xuất hiện trong tình huống hai người biết nhau và thường xuyên có sự trao đổi với nhau được gọi là “chào hỏi thân mật” (intimate greeting). Trong tình huống này hai người biết quá rõ về nhau nên họ đã sử dụng rất nhiều thông tin được hàm ngôn, không diễn đạt bằng lời. Đôi khi, trong tình huống này bản thân lời chào bị tỉnh lược chỉ còn lại những cử chỉ phi lời. Ví dụ: người chồng bước vào, hôn vợ và nói “Well?” (Thế nào?) Người vợ đáp, “Yes.” (Vâng.) Người chồng mỉm cười và nói “Great. What else did you do today?” (Tuyệt. Thế hôm nay em còn làm gì nữa?) Lúc này người vợ bắt đầu kể về những việc cô đã làm trong ngày. Chào hỏi vì công việc (the all-business greeting) Loại chào hỏi thứ sáu có đặc điểm được bắt đầu bằng một câu chào rất ngắn gọn ban đầu, đôi khi chẳng có chào hỏi gì cả, được gọi là “chào hỏi vì công việc” (all-business greeting). Kiểu chào hỏi này chủ yếu được sử dụng khi những người Mỹ không có những quan hệ xã hội thân thiết, bởi họ cho rằng người kia có rất ít thời gian, nên thể hiện sự tôn trọng và quan tâm bằng cách bắt đầu cuộc hội thoại là đề cập ngay đến công việc. Client: Mr. Matone? (Thưa ông Matone?) Joe Matone: Yes? (Có chuyện gì không?) Clien: I want to talk to you about Puerto Rico. (Tôi muốn nói với ông về Puerto Rico) Joe Matone: Oh? Come in. What about Puerto Rico. (Ồ thế à? Mời vào. Có chuyện gì về Puerto Rico.) Chào hỏi giới thiệu (The introductory greeting) Loại thứ bảy được gọi là “chào hỏi giới thiệu” (introductory greeting) gồm có những lời chào hỏi của những người mới gặp nhau lần đầu, có chức năng tối quan trọng là mở đường cho các bên tham gia giao tiếp tìm kiếm sự kết nối (những người bạn chung, những công việc giống nhau) hay cùng quan tâm đến một chủ điểm nào đó. A: Nice party. (Thật là một bữa tiệc tuyệt vời) B: Yes. (Đúng thế.) A: Who do you know here? (Anh biết ai ở đây?) B: Bill. I work with him. (Bill. Tôi cùng làm với anh ấy) A: Oh. Are you an accountant, too? (Ồ. Thế anh cũng là kế toán ả?) B: No, I’m in public relations. (Không, tôi làm ở bộ phận quan hệ với công chúng). A: Oh. Well, I’m an old friend of Bill’s. (Ồ. À, tôi là bạn cũ của Bill). Chào lại (The re-greeting) Còn một loại chào hỏi nữa được gọi là “chào lại” (regreeting) được thực hiện để khẳng định rằng đã chào người đó hoặc gặp người đó nhiều lần trong ngày. Kiểu chào lại này thường bao gồm những cử chỉ phi lời (một cái gật đầu hoặc vẫy tay) hoặc một vài từ nói rất nhanh về một chủ điểm hai người cùng biết. Ví dụ sau đây là việc chào hỏi được thực hiện giữa một người đồng nghiệp đã biết rằng người đồng nghiệp kia không được khỏe, họ chào nhau như sau “Mary? Fell better?” (Mary à? Khá hơn chưa?) và lời đáp lại là “Yes. Thanks!” (Đã khá hơn. Cảm ơn!) Kết quả từ số liệu của người Việt Nam Tình huống 1 Số lượng lời chào hỏi trong tình huống này khá lớn do tính chất đơn giản, nhanh chóng của nó. Có thể chia ra làm 2 loại chào: a. Xuất hiện những câu hỏi chung chung, không cần câu trả lời; b. Gọi tên nhau hoặc dùng hô ngữ, đại từ nhân xưng (không quá 1 lượt lời). Chiến lượt chào hỏi giống kiểu chào lướt (greetings on the run). Ví dụ:A: Ê! Đi đâu thế? B: Ừ, chạy ra đây một chút. Ví dụ:A: Hà! B: Mày a! Nộp report à? A: Ừ. Nộp chưa? B: Đã xong đâu mà nộp. Ví dụ: A: Anh! B: Em! Tình huống 2 Sự khác biệt duy nhất là ở tình huống 2 này so với tình huống 1 loại a là tăng thêm về lượng thông tin trao đổi, bên cạnh những lời hỏi thăm xã giao. Có một vài trường hợp hai người hoàn toàn bỏ qua lời chào hỏi xã giao mà đi thẳng vào một câu hỏi cụ thể hoặc vấn đề cụ thể mà cả hai người đều biết. Chiến lược chào hỏi trong tình huống này khá giống với kiểu chào nhanh. A: Huyền! B: Ơ! Hôm trước trốn nhá! Không dùng lời chào theo ước lệ. A: Ừ, chán quá. Vụ kia xong chưa? B: Ối, còn lâu lắm! Đang bơi ra mà không biết có xong không ý chứ! A: Thoa cũng thế. Thôi cố mà xong đi! B: Ừ. Biết chuyện anh Thắng chưa? A: Sao? Một vài thông tin được trao đổi B: Ối, buồn cười lắm. Để tối gọi cho. A: Úi giời! Thế tối nhá. B: Ừ, té đây! Lời khẳng định sẽ liên lạc lại Tình huống 3 Lượng thông tin trao đổi trong tình huống này nhiều hơn hẳn hai tình huống trước. Chiến lược chào hỏi ở đây khá giống với ở tình huống 2. Có một vài trường hợp hoàn toàn không xuất hiện bất cứ một dấu hiệu chào hỏi nào, thay vào đó là vấn đề chính được đề cập tới. Trường hợp này khá tương thích với kiểu chào hỏi thăm (the chat) hoặc kiểu chào hỏi thân mật (the intimate greeting) trong nghiên cứu về người Mỹ. Hai người này có quan hệ khá thân bởi trong lời nói chuyện của họ có những hàm ngôn như “dự án ấy mà”, cách chào “Mình à?” Ví dụ: A: Ơ chị! B: Mình à? Dạo này đi đâu mà lâu quá không gặp? A: Em đi công tác Sài Gòn. Dự án ấy mà. B: Thế hôm nay có vào cơ quan không? A: Có chứ. Đi mấy hôm rồi, hôm nay phải đến xem công việc thế nào. B: Ừ, thôi nhé. Đi chợ không hết mất đồ ăn rồi. Hôm nào rỗi sang nhà tớ chơi. A: Ừ, hôm nào ngồi với nhau tí nhé. Ví dụ: A đang đợi nhóm bạn từ bệnh viện thăm một bạn trong bệnh viện về A: Nó dứt sốt chưa? B: Rồi. Ăn được rồi. Tình huống 4 Trong tình huống này ta cũng thấy người ta đã thay lời chào bằng câu hỏi và câu mời. Tuy nhiên, điều khá rõ trong tình huống này là các mẫu câu chào hỏi phần lớn là theo ước lệ, có thể đoán trước được. Có hai trường hợp. 1.Giống với hình thức hỏi thăm mà Eisenstein đã nhắc đến. Thường thì hai người giao tiếp sẽ nói về những vấn đề không quan trọng, không liên quan gì đến chủ đề thảo luận chính. 2. Những kiểu chào hỏi mang tính công việc (all business greeting) được sử dụng giữa những người ít có quan hệ xã hội gần gũi với nhau và muốn tiết kiệm thời gian. Ví dụ: Cấp trên – cấp dưới A: Hạnh à, vào đi! B: Chị! Ví dụ:Trong văn phòng của một tổ chức phi chính phủ A: Chị Thúy à B: Huyền ơi, vào đây! A: … Chào hỏi bằng cách thu hút sự chú ý. B: Hôm trước em không đi Hòa Bình nhỉ? Có mấy đứa đi thôi. A: Vâng… [A & B nói chuyện về chuyến đi Hòa Bình] Phần trao đổi thông tin ban đầu B: Huyền ơi, dạo này em có bận không? A: Dạ, cũng bận chị ạ. B: Ừ chị cũng đoán thế. Vì bài dịch lần này của em lại có vấn đề. … phần thông tin chính cần trao đổi Tình huống 5 Phần lớn lời chào hỏi trong tình huống này đều liên quan tới công việc. Mối quan hệ thân sơ giữa hai người đối thoại có ảnh hưởng rất lớn tới cách chào hỏi và hướng tiến triển của đoạn trò chuyện tiếp theo. Có thể thấy chiến lược chào hỏi của người Việt trong tình huống này là sự kết hợp của các kiểu chào hỏi nhanh, chào hỏi dài và hỏi thăm. Ví dụ: Giáo viên – Học sinh T: Ừ, Minh à. Đợt này em có đi dạy thêm không? S: Cô à! Em vẫn dạy thằng bé ở chỗ Ngô Quyền ạ. T: Thế này em ạ. Có người nhờ cô tìm một gia sư cho một em bé học trường Ams. S: Vâng. T: Cô định hỏi xem em có thể dạy được chỗ này không… Ví dụ:Giáo viên – Sinh viên A: Em chào thầy [cười ngượng] B: [dứ dứ ngón tay] Cô Hường hay bỏ học lắm đấy nhá. A: [cười] dạ Tình huống 6 & 7 Chào hỏi vì lý do trao đổi thông tin thông thường: bao gồm những mẫu đơn giản và khá trực tiếp. Kiểu chào hỏi này trùng khít với kiểu chào hỏi mang tính khuôn mẫu cao, được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một ngữ cảnh trong nghiên cứu của Eisenstein Ebsworth. Ví dụ:A: Chị ơi! B: Chào em! A: em muốn hỏi về kỳ thi CAE. B: CAE à em? Em đợi chút nhé. [gọi điện] em qua bàn Exam Inquiry đợi chị chút nhé. A: Vâng Chào hỏi nhằm tìm kiếm sự hòa hợp: thường thấy trong các bữa tiệc. Chiến lược chào hỏi trong hai tình huống này khá giống chiến lược chào hỏi giới thiệu của người Mỹ. Ví dụ 3: Trong một hội thảo, giờ giải lao A: Chị làm cho JICA à? B: Không ạ. Tôi làm cho tổ chức NGO của Anh. A: Tên tôi là ...... B: Còn tên tôi là ...........Anh làm ở vụ nào của Bộ kế hoạch đầu tư ạ? (sau đó là câu chuyện về công việc) Trường hợp khác Chào hỏi để thể hiện sự nhận diện và quan tâm đến nhau. Trong tình huống này người Việt thường không sử dụng lời chào theo công thức mà thường xuyên là những cái gật đầu hoặc những lời hỏi thăm đầy hàm ngôn. Bình luận Lựa chọn chiến lược chào hỏi Kết quả phân tích số liệu cho thấy về mặt tổng quát các chiến lược chào hỏi được hai ngôn ngữ sử dụng chủ yếu trong tám tình huống nghiên cứu gồm: Chào lướt là những lời chào hỏi giữa hai người có quan hệ rất thân thiết hoặc những người quen mà không có thời gian để dừng lại nói chuyện. Chào nhanh khác với chào lướt ở nội dung thông tin. Nó thường “mở đầu và kết thúc đột ngột”. Thăm hỏi, cũng bắt đầu tương tự như lời chào nhanh, và thường một vài thông tin được trao đổi trước khi chia tay hoặc chuyển sang chủ đề chính. Nội dung thông tin trao đổi trong nhóm chào hỏi này là lớn hơn hẳn so với hai nhóm chào hỏi trước Lời chào hỏi dài, thuờng là một chuỗi những lời hỏi thăm, xen kẽ với việc lại những chuyện đã xảy ra khi một người kia đi vắng và không chứng kiến được. Lời chào hỏi thân mật, giữa những người có mối quan hệ thân thiết, và cũng đang tập trung suy nghĩ, hoặc mối quan tâm vào cùng một vấn đề. Lời chào hỏi giới thiệu, được sử dụng khi hai người mới quen gặp nhau. Tình huống số 6, khi cả hai người đối thoại đang tìm kiếm sự hòa hợp, phản ánh rất rõ những câu chuyện khi ngồi ăn cưới. Lời chào hỏi vì công việc, thường những người tham gia vào câu chuyện chỉ chào hỏi lấy lệ, sau đó chuyển ngay sang nội dung công việc. Trong đó có lời chào hỏi mang tính quy ước cao trong một số tình huống giao tiếp lặp lại nhiều lần. Lời chào lại (gặp nhau nhiều lần trong ngày), thường được sử dụng giữa những người đã hiểu rất rõ nhau, có nhiều điều không chỉ được nói bóng gió hoặc không được nói đến. Một số cách thức chào hỏi được sử dụng phổ biến trong hai ngôn ngữ: Chiến lược Tiếng Việt Tiếng Anh Chào lướt Anh !Em !Ê !Bác đi đâu đấy ?Cô Hường hay trốn học lắm đấy nhé ! Hi !Hello !Hi , how ya doin ?Hey you ! Chào nhanh A : Đi đâu đấy ?B : Đá bóng.A : Làm xong đề cương chưa ?B : Tối về làm.A : Nhớ đấy nhé. Sáng mai sang ghép phần của tôi.B : Ừ. A : Hi, how’ve you been ?B : not bad. N’ you ?A : Oh, can’t complain. Busy.B : I know. Me, too.A : Oh, well, gotta take off. See ya.B : Bye. Take care. Thăm hỏi A: Đi đâu đấy?B: Đi đón thằng Còi cái.A: Thế hôm nào đi?B: Sang tháng sau cơ.A: Ông bà già khỏe không?B: Xời, bà già bết xê lết suốt từ năm ngoái. Chả hiểu 49 – 53 thế nào.A: Đến cái tuổi thì ai cũng thế thôi. Có gì sang tuấn tao qua chơi nhé.B: Ừ, đi đã nhé. A: Hi!B: Hi!A: Howa ya doin’?B: All right – comfortable – pretty good. Oh! Got that letter, by the way, that I said I was waiting for. I finally got it.A: Wow! That’s great. That’s pretty good.B: Look, I’ll see you later.A: Okay. Bye. Chào hỏi dài A : Bà. Bà khỏe không bà ?B : Lâu lắm mới thấy cô nhỉ. Tôi đau chân quá.A : Chắc là đau khớp ạ ?B : Vâng. Già rồi cô ạ.A : Tuần trước bà về quê ạ ?B : Vâng, có cái giỗ của cụ ông.A : Thảo nào cháu chẳng thấy bà đâu.…A : Cháu đi ra chợ tí bà nhé.B : Vâng A : Hi, Steve !B : How are you doing, Adina ?A : Okay.B : What’s happening ?A : Uh… cacation was really good.B : oh, yeah ? Where’d you go ?A : Uh… skiing.B : lucky you !A : yeah, and you ?B : Just stayed in town, bored to tears.A : That’s too bad. B : I know. I gotta get out teaching. There’s more money elsewhere. Oh, are you taking a class this semester ?A : Oh, yeah, four…B : Four ? Are you out of your mind ?A : Yep.B : It’s crazy.A : Yeah. Tell me about it. Chào hỏi thân mật A : Sao rồi ?B : 75% thôi. A : Well ?B : Yes !A : Great. What did you do today ? Chào hỏi giới thiệu A : Chắc chị là bạn cô dâu ?B : Không. Nhà mình chơi với nhà cô dâu từ ngày xưa. * A : Great party !B : Yeah ! The food is terrific !* C : Hi, how are you ?D : Good. It’s nice to see the sunshine at last.C : yeah ! Chào hỏi vì công việc A : Chị gọi em ạ ?B : Hạnh à. Vào đi ! A : Ah, hello, (name of boss). You wanted to see me ?B : Yes. Come in. How are you ?A : Fine, thanks. How are you ?B : Fine. Have a seat. Chào hỏi lại Chị ! Mary , feel better ? Lựa chọn chủ đề nói chuyện Về chủ đề trong hội thoại, người Việt Nam và người Mỹ có sự lựa chọn khác nhau. Những câu hỏi như “How are you?”, “How’ve you been?” hay “Howa ya doing?” hỏi về tình trạng sức khỏe của người được chào hoặc người thân của người đó là khá phổ biến trong tiếng Anh. Trong khi những câu tương tự như vậy rất ít xuất hiện trong tiếng Việt. Câu “How are you” trong tiếng Anh xuất hiện trong hầu hết các tình huống chào hỏi, kể cả trong khi chào lướt hoặc chào nhanh. Còn ở tiếng Việt, câu này chỉ được hỏi khi hai người có thời gian để trò chuyện và đặc biệt mối quan hệ phải gần gũi. Không có một chủ đề cụ thể nào trong tất cả những lời chào hỏi của người Việt Nam, nhưng câu hỏi về sự việc hiện tại mà không cần phải trả lời, xuất hiện khá thường xuyên. Ví dụ: “Bác đi đâu đấy ạ?” hay “Hôm nay sao điệu thế?” Ngược lại nếu những câu hỏi mang tính xã giao này được dùng trong tiếng Anh, nó sẽ khiến người nghe cảm thấy lúng túng vì họ cho rằng những câu hỏi đó “không phù hợp và xâm phạm sự riêng tư” (Eisenstein và các đồng sự, 1996). Nếu người Mỹ không bao giờ sử dụng lời nhận xét hay ‘cảnh cáo’ để thay cho lời chào thì người Việt lại sử dụng trong trường hợp hai người khác nhau về vị thế quyền lực và khá thân thiết với nhau. Người Mỹ rất tường minh khi đưa ra những lời khen, những lời nói biểu lộ tình cảm như ‘Nói chuyện với chi hay quá làm tôi rất nhớ chị’ hay ‘Mừng quá chị đã về rồi, tôi nhớ chị quá…’ Ngược lại người Việt lại thể hiện những tình cảm này kín đáo hơn hoặc nói đến một cách vòng vo hơn. Chẳng hạn như người Việt thường thế hiện sự hứng thú của mình khi được nói chuyện với người kia bằng cách nói ‘Lâu quá không được gặp nhau. Hôm nào tụ tập một buổi để tán chuyện nhé.’ Người Việt khi quen biết nhau nhiều có thể chào hỏi và phàn nàn về sức khỏe của bản thân nhưng người Mỹ không bao giờ làm như vậy. Người Việt trong chào hỏi làm quen có thể nói luôn về gia đình, bản thân nhưng người Mỹ không nói về gia đình, bản thân mà nói về thời tiết, đồ ăn, những vấn đề không liên quan gì đến cá nhân. Những khác biệt cơ bản trong chủ đề được nhắc đến giữa hai ngôn ngữ được tóm tắt trong bảng dưới đây : Chủ đề Tiếng Việt Tiếng Anh 1. Sức khỏe - Người trẻ hỏi người già - Người già hỏi người trẻ Hiếm - có ít thời gian nói chuyện X - có nhiều thời gian nói chuyện 2. Chủ đề liên quan tới thời điểm nói chuyện - Nhận xét về việc người kia đang làm X - Nhận xét về vẻ bề ngoài của người kia, khen trực tiếp X - Nhận xét về đồ ăn, đồ uống, thời tiết, giao thông, ... 3. Vấn đề cá nhân - Tuổi X - Gia đình tùy - Công việc Tùy tùy Lựa chọn cách chào hỏi trực tiếp hay gián tiếp Sự giống nhau giữa cách chào hỏi của người Mỹ và của người Việt Nam chính là việc sử dụng các hình thức chào hỏi gián tiếp bằng câu hỏi hoặc đưa ra nhận xét về một sự việc nào đó. Cách chào của người Mỹ cũng mang tính quy chuẩn nhiều hơn người Việt, cụ thể như các lối chào « Good morning, Good afternoon, Good evening, Hi, Hello, How are you, … » trong khi người Việt sáng tạo hơn rất nhiều trong mỗi lời chào hỏi của mình : Xinh nhỉ ? Đi đâu thế ! Mời bác xơi cơm ! v.v. Tuy nhiên, số liệu của nghiên cứu cho thấy kiểu chào hỏi sử dụng công thức “Good morning” hay “Good afternoon” không được sử dụng thường xuyên như ta nghĩ. Thậm chí theo quan sát của chúng tôi, trong giao tiếp thực tế kiểu chảo hỏi như vậy chỉ thường xuyên được sử dụng đối với những trường hợp không quen biết nhau. Như khi lên xe búyt thì ta chào người lái xe hoặc người bán vé ‘Good morning’ hoặc vào thang máy thấy có người trong đó ta chào ‘Good morning.’ Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy có khá nhiều sự khác biệt mang tính vi mô nhiều hơn là vĩ mô. Hai ngôn ngữ Anh Mỹ - Việt có nhiều điểm tương đồng về chiến lược chào hỏi, những tình huống chào hỏi, số lượt lời, chủ điểm trao đổi trong khi chào hỏi... nhưng lại khác nhau về những tiểu tiết như sử dụng những lời đáp hoàn toàn khác nhau trong cùng một tình huống chào hỏi, sử dụng những công thức chào hỏi cụ thể rất khác nhau, và một số chủ điểm được lựa chọn rất khác nhau. Có những chủ điểm được coi là ‘cấm kỵ’ trong tiếng Anh lại được đề cập đến khá phổ biến trong tiếng Việt. Những khác biệt được xác định trong nghiên cứu thể hiện nét văn hóa đặc trưng của hai ngôn ngữ, hai dân tộc. Người Việt cho rằng việc nhận xét về công việc của người kia lấy đó làm lời chào là phù hợp, hoặc nhận xét về bản thân người đang giao tiếp với mình đi kèm với lời chào là phù hợp nhưng người Mỹ lại cho rằng đó là điều hoàn toàn nên tránh. Về mặt công thức, cách chào hỏi trong tiếng Anh Mỹ tuân thủ chặt chẽ hơn tiếng Việt, tiếng Việt thì lại ít khi sử dụng cách chào hỏi theo công thức. Thoạt trông có vẻ thấy chào hỏi trong tiếng Anh dễ hơn tiếng Việt, song trong thực tế không phải như vậy. Điều rất khó với người học tiếng Anh là những câu nói đi kèm, những chủ điểm được nêu lên trong khi chào hỏi lại rất linh họat và khác nhiều so với tiếng Việt. Vì thế trong tình huống chào hỏi giữa một người bản ngữ và người học tiếng, người ta thường cảm thấy người học tiếng thường chào hỏi một cách khá ‘cộc lốc’, hoặc đưa ra những chủ điểm trao đổi không thật sự phù hợp làm cho cuộc đối thoại có thể bị kết thúc đột ngột. Gợi ý cho việc dạy và học cách chào hỏi bằng tiếng Anh Mỹ Với giáo viên - Giáo viên cần chủ động sử dụng các nguồn tài liệu có giới thiệu những cách chào hỏi sát với thực tế của ngôn ngữ đích trong giờ học. - Giáo viên cũng cần nắm vững kiến thức về chuyển di dụng học ở ngôn ngữ thứ hai để có thể sử dụng những kiến thức này hỗ trợ học sinh học về dụng học ngôn ngữ thứ hai. Với học sinh - Học sinh cần phải ý thức được việc thông thạo ngữ pháp của một ngôn ngữ không đồng nghĩa với việc giao tiếp thành công. - Học sinh cũng nên tìm hiểu về lý do tại sao tồn tại sự khác biệt trong dụng học ở các nền văn hóa khác nhau, điều này giúp các em hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề. - Học sinh nên được khuyến khích tìm hiểu về lịch sử và thấy tự hào về ngôn ngữ tiếng Việt, lấy đó làm nền tảng để có thể hiểu rõ hơn về ngôn ngữ tíếng Anh. Tài liệu tham khảo Bernstein, B. Bernstein, B. (1964), 'Elaborated and restricted codes: their social origins and some consequences'. In J. J. G. a. D. Hymes (ed.), Ethnography of Communication . American Anthropologist, 66, 55-69. Blum-Kulka, S. (1989). Playing It Safe: The Role of Conventionality in Indirectness. Cross-cultural pragmatics: Requests and apologies, ed. By Shoshana Blum-Kulla, Juliane House, and Gabriele Kasper, 37-70. Norwood: Ablex Publishing. Bodman, J. D., Madsen, H. & Hilferty, A. (1984). TESOL Techniques and Procedures. Rowley, Ma: Newbury House. Bright, William (1997). Social Factors in Language Change. In Coulmas, Florian [ed] The Handbook of Sociolinguistics. Oxford, England: Blackwell. Brown, P. & Levinson, S. (1987). Politeness: Some Universals in Language Use. Cambridge, UK: CUP. Carli, L. L. (1990). Gender, language, and influence. In Journal of Personality and Social Psychology, 59, 941-951. Chambers, J.K. (1995). Sociolinguistic Theory. Oxford, England: Blackwell. Dorneyi, Z. (2003). Questionnaire in Second Language Research. New Jersey: Lawrence Erlbaum Associates. Eisenstein Ebsworth, M., Bodman, J.W., & Carpenter, M. (1996). Cross-cultural Realization of Greetings in American English. In: Susan M. Gass and Joyce Neu, ed. Speech Acts Across Cultures. Chalanges to Communication in a Second Language. Berlin: Mouton de Gruyter. Fieg, J. & Mortlock, E.(1989). A Common Core: Thais and Americans. Yarmouth: Intercultural Press, Inc. Fitzpatrick, M. A., Mulac, A., & Dindia, K. (1995). Gender preferential language use in spouse and stranger interaction. In Journal of Language and Social Psychology, 14, 18-39. Fraser, B. (1990). Perspectives on politeness. Journal of Pragmatics 14, 219-36. Gerfen, C. http://www.unc.edu/~gerfen/Ling30Sp2002/pragmatics.htm Goffman, E. (1971). Relations in Public: Microstudies of the Public Order. New York: Basic Books. Green, G. M. (1989). Pragmatics and Nature Language Understanding. New Jersey: Lawrence Erlbaum Associates. Green, J. (2003). The writing on the stall: Gender and graffiti. In Journal of Language and Social Psychology, 22, 282-296. Hannah, A., & Murachver, T. (1999). Gender and conversational style as predictors of conversational behavior. In Journal of Language and Social Psychology, 18, p 153-174. Hòa, N. (2001). An Introduction to Semantics. Ha Noi: NXB ĐHQG Hà Nội. Kasper, G. & Blum-Kulka, S. (1993). An Introduction. In G. Kasper, & S. Blum-Kulka (Eds.), Interlanguage pragmatics. New York, Oxford: OUP. Kasper, G. & Rose, K. R. (2002). Pragmatic Development in a Second Language. Oxford: Blackwell Publishers. Labov, William (1972), Language in the Inner City. Philadelphia: University of Philadelphia Press. Lan, B.T (2000). Offering in English and Vietnamese. Unpublished M.A. thesis, CFL-VNU. Laver, J. (1981).Linguistic routines and politeness in greeting and parting. In Coulmas, F. (Ed.), Conversation Routine. 289-305. The Hague: Mouton LoCastro, V. (2003). An Introduction to Pragmatics: Social Action for Language Teachers. Ann Arbor, Michigan: University of Michigan Press. Meire, A. J. (1994). Passages of Politeness. Journal of Pragmatics 24, 381-392. Mey, J. L. (1993). An Introduction to Pragmatics. Oxford: Blackwell Publishers. Nunan, D. (1992). Research Method in Language Learning. Cambridge: CPU. Richards, J. C. & Schmidt, R.(1983). Conversational Analysis. In Richards, J. C. and Schmidt, R.(Eds.), Language and Communication. London: Longman. Schegloff, E. & Sacks, H.(1973). Opening and closing. Semiotica,7-8,289-327. Schegloff, E. (1972). Sequencing in conversational openings. In Gumpertz, J. and Hymes, D.(Eds.), Directions in Sociolinguistics. New York: Blackwell Publishers. Tâm, H. C. (1998). Requests by Australian Native Speakers of English and Vietnamese learners of English – A cross-communication study in pragmalinguistics. M.A thesis. La Trobe University, Victoria, Australia. Tâm, H. C. (2005). Requests by Vietnamese Learners of English. PhD Thesis. College of Foreign Languages, VNU, Ha Noi. Tannen, D. (1994). Talking from 9 to 5: How women’s and men’s conversational styles affect who gets heard, who gets credit, and what gets done at work. New York: William Morrow & Company, Inc. Thêm, T. N. (1991). Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam. Hà Nội: NXB Giáo Dục. Thomas, J. (1983). Cross-Cultural pragmatic failure. Applied linguistics 4, 91 – 112. Thomson, R., & Murachver, T. (2001). Predicting gender from electronic discourse. British Journal of Social Psychology, 40, 193-208. Thomson, R., Murachver, T., & Green, J. (2001). Where is the gender in gendered language? Psychological Science, 12, 171-175. Trosborg, A. (1995). Interlanguage pragmatics: Request, complaints apologies. Berlin, New York: Mouton De Gruyter. Trudgill, P. (1999). The dialects of England. Oxford: Blackwell. 2nd edition. Van Ek, J. A. (1975). The threshold level. London: Longman. Vân, K. T. H. (2000). Apologies in English and Vietnamese. Unpublished M.A thesis, CFL-VNU. Wilkins, D. A. (1976). Notional syllabuses. Oxford: OUP. Williams, K.E. (2001). An Evaluation of Greeting Exchanges in Textbooks and Real Life Settings. Retrieved January 20, 2006 from http://www.jrc.sophia.ac.jp/kiyou/ki21/kenw.pdf
Module by: Huyen Vu
Summary: Nghiên cứu sự khác biệt và tương đồng giữa người Việt và người Mỹ thông qua các chiến lược chào hỏi CÁCH CHÀO HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI MỸ: Những nét Tương đồng và dị biệt (Tóm tắt báo cáo đề tài nghiên cứu)
T.S. Hà Cẩm Tâm Vũ Minh Huyền
Mở đầu Nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây (Bouton, 1996; Blum-kulka, 1989 v.v) đã chỉ ra rằng việc rèn luyện phát triển kỹ năng giao tiếp, cụ thể là Nói và Nghe phải đi kèm với nâng cao vốn hiểu biết về ngôn ngữ xã hội nếu muốn người học ngoại ngữ tăng cường được khả năng giao tiếp trong ngôn ngữ đích. Theo các nghiên cứu Blum-Kulka và các cộng sự (1989), Kasper (1995) và một số học giả khác, trong giao tiếp thường ngày hành động tại lời gián tiếp (Indirect illocutionary act) được thực hiện nhiều hơn hành động tại lời trực tiếp (Direct illocutionary act). Vì vậy, bên cạnh những khó khăn về ngữ pháp, cấu trúc, hay ngữ âm, người học ngoại ngữ còn gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp liên quan tới các thành ngữ, hoặc quy phạm văn hóa của ngôn ngữ đích, thể hiện qua lối nói gián tiếp. Theo Gumperz (1982, trích dẫn bởi Tâm, 2005) “Người ở những nền văn hóa khác có cách giao tiếp khác nhau. Những khác biệt về văn hóa có thể gây nên khó khăn dẫn đến thất bại trong giao tiếp”. Chào hỏi, cũng như những hành động nói khác, thể hiện đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc. Mặc dù ở tất cả các ngôn ngữ, chức năng cơ bản nhất của chào hỏi là để xác nhận việc nhận biết sự có mặt của người giao tiếp, thể hiện sự quan tâm và khẳng định hoặc xác nhận mối quan hệ hoặc vị thế của người cùng giao tiếp hoặc nhóm người cùng giao tiếp với nhau. Song ở những ngôn ngữ khác nhau, cách thức cụ thể trong chào hỏi lại không như nhau. Việc đem quy ước sử dụng của ngôn ngữ này vào ngôn ngữ khác (như người học ngoại ngữ thường làm) sẽ gây cho họ nhiều khó khăn và dễ bị hiểu lầm. Theo kết quả nghiên cứu về cách chào hỏi của người Mỹ do Eienstein và nhóm cộng sự tiến hành vào năm 1996, người nước ngoài thường áp dụng một số cách chào hỏi không phù hợp với người bản ngữ, và điều này trong một số trường hợp làm cho người ta bị yếu thế, gây cảm giác bế tắc trong giao tiếp. Sự không phù hợp này do nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân là do ảnh hưởng của tiếng mẹ để về dụng học ngôn ngữ và dụng học xã hội. Vì những lý do trên, tìm hiểu sự khác biệt và tương đồng trong cách thức chào hỏi của tiếng Việt và tiếng Anh sẽ giúp người học Việt Nam học tiếng Anh có thêm thông tin cần thiết có thể khiến họ thành công hơn trong giao tiếp với người bản ngữ. Vì lý do trên chúng tôi đã tiến hành khảo sát cách chào hỏi của người Việt, rồi so sánh với cách chào hỏi của người Mỹ dựa trên nghiên cứu của Eisenstein và nhóm cộng sự (1996) trong bảy tình huống giao tiếp phổ biến, không phân tích so sánh các yếu tố phi ngôn ngữ như ngữ điệu, biểu hiện khuôn mặt, và ngôn ngữ cử chỉ. Câu hỏi nghiên cứu: Người Việt Nam chào như thế nào trong những tình huống được nghiên cứu? Người Mỹ chào như thế nào trong những tình huống được nghiên cứu? Cách chào hỏi của người Việt Nam và người Mỹ trong các tình huống nghiên cứu khác nhau như thế nào? Thiết kế nghiên cứu: Công cụ thu thập số liệu: Tình huống trong nghiên cứu của Eisenstein và cộng sự (1996) được dùng để thu thập số liệu. Do việc thực hiện nghiên ở Việt Nam, không có điều kiện thu thập số liệu của người bản ngữ nên sử dụng những tình huống của Eisenstein là một lựa chọn phù hợp. Hơn nữa, những tình huống trong nghiên cứu của Eisenstein đã được kiểm nghiệm nên đảm bảo độ tin cậy. Thực chất thì đây là những tình huống rất phổ biến trong giao tiếp hàng ngày của nhiều ngôn ngữ khác nhau chứ không chỉ riêng tiếng Anh. Những mối quan hệ trong các tình huống giao tiếp cũng là những mối quan hệ thường gặp nhất. Hay ít nhất cũng là những mối quan hệ mà người học tiếng Anh và người sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp công việc hay gặp. Theo quan sát của chúng tôi, những tình huống này cũng khá phổ biến trong tiêng Việt. Eisenstein sử dụng những tình huống trên để thu thập số liệu, so sánh cách chào hỏi của người Mỹ với cách chào hỏi của những người học tiếng Anh đang sống và học tập tại Mỹ. Cách thức thu thập số liệu Trong nghiên cứu của chúng tôi, lời chảo hỏi của người Việt bằng tiếng Việt trong các tình huống nghiên cứu đã được thu thập để so sánh với cách chào hỏi của người Mỹ trong nghiên cứu của Eisenstein. Số liệu được thu thập bằng những phương pháp tương tự như trong nghiên cứu của Eiseinstein và các cộng sự bao gồm Quan sát, Ghi âm, Phỏng vấn, Đóng vai (role play). Quan sát: trước hết quan sát các tình huống chào hỏi của người Việt nam để 1. ghi lại những tình huống chào hỏi trong đời sống hàng ngày phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu, và 2. khẳng định những tình huống được Eisenstein sử dụng cũng phổ biến trong tiếng Việt. Ghi âm: số liệu ghi âm giúp phát hiện những chi tiết về giọng nói, lời nói trong tình huống giao tiếp tự nhiên đã bị bỏ sót bằng biện pháp quan sát và tốc ký, đồng thời để kiểm tra lại việc hiểu và phân tích những lời chào hỏi được các cấp tín viên sử dụng trong tình huống. Phỏng vấn được thực hiện sau khi đã ghi âm cuộc đối thoại chào hỏi, nhằm xác định rõ hơn mối quan hệ giữa những người giao tiếp. Đóng vai: các cấp tín viên đã được yêu cầu đóng vai trong các tình huống nghiên cứu để thực hiện hành động chào hỏi. Đôi khi cấp tín viên phải trả lời thêm một số câu hỏi liên quan tới từng tình huống giúp có thêm thông tin cần thiết thực hiện việc phân tích số liệu. Cấp tín viên Trong nghiên cứu của Eisenstein, 50 người bản ngữ nói tiếng Anh Mỹ được sử dụng. Tuổi trung bình là 23, thấp nhất là 19 và cao nhất là 65. Tất cả đều thuộc tầng lớp trung lưu. Tương tự như vậy, các đối tượng người Việt Nam trong nghiên cứu này cũng từ 18 đến 65, là những người thuần Việt, thuộc tầng lớp trung lưu và số lượng là 50 người. Tình huống sử dung trong nghiên cứu Tình huống 1: (bạn bè) (quan hệ ngang quyền) Hai người bạn đi về phía nhau. Cả hai đều rất vội. (Họ nhìn thấy nhau và nói.) ...................................... Tình huống 2: (bạn bè) (quan hệ ngang quyền) Hai người bạn đi về phía nhau. Cả hai đều đang đi tới chỗ hẹn nhưng không vội lắm. Họ có thời gian để trò chuyện với nhau. (Họ nhìn thấy nhau và nói)................................................... Tình huống 3: (bạn bè) (quan hệ ngang quyền) Một người bạn được mời đến bữa tiệc của người kia. Người bạn đó ra mở cửa. (Họ nhìn thấy nhau và nói.) Tình huống 4: (cấp trên và cấp dưới) (quan hệ không ngang quyền) Một nhân việc bị gọi vào phòng lãnh đạo mà không rõ lý do. Người nhân viên đó gõ cửa và bước vào. (Họ nhìn thấy nhau và nói.) Tình huống 5: (cấp trên và cấp dưới) (quan hệ không ngang quyền) Một ông sếp đang đi qua bàn làm việc của nhân viên. Vì một lý do nào đó, ông ta dừng lại. (Họ nhìn thấy nhau và nói.) Tình huống 6: (Hai người lạ chào nhau) Hai sinh viên mới ngồi cạnh nhau trong buổi học đầu tiên. (Một người quay lại và nói.) Tình huống 7: (Hai người lạ chào nhau) Tại một bữa tiệc, một người thấy một người khác khá thân thiện (cùng giới). (Họ đi về phía nhau và nói.) Kết quả phân tích số liệu Kết quả từ số liệu của người Mỹ Trong nghiên cứu của mình, Einsenstein và các cộng sự đã nhận thấy người giao tiếp không phải lúc nào cũng sử dụng những lời chào theo công thức. Kết quả của nghiên cứu cho thấy chào hỏi có thể được phân chia thành một số loại chiến lược như sau: Chào lướt (Greetings on the run) Loại thứ nhất được sử dụng phổ biến giữa những người Mỹ quen biết hoặc có mối quan hệ thân thiết đó là “vừa đi vừa chào” (greeting on the run). Đây là tình huống hai người gặp nhau và trao đổi vắn tắt. “Hi, how ya doin’?” (Chào, mọi việc thế nào?) “Hi! Gotta run, I’m late for class.” or “Okay!” (Chào! Phải chạy đây, muộn mất rồi) hoặc là (Cũng ổn.) Chào nhanh (Speedy greeting) Loại thứ hai thực hiện trong tình huống mà lời chào được bắt đầu và kết thúc một cách đường đột, và được gọi là “chào nhanh” (speedy greeting). Cách chào của nhóm này khác với nhóm vừa chào vừa đi về thông tin được trao đổi. Đây là kiểu chào hỏi thường được thực hiện giữa những người đồng nghiệp. Hi, how’ve you been? (Chào, ồng dạo này thế nào?) Not bad. ‘N you. (Tạm ổn. Còn ông?) Oh, can’t complain. Busy. (Ồ, không thể phàn nàn. Bận.) I know. Me, too. (Hiểu rồi. Tôi cũng vậy.) Oh well, gotta take off. See ya. (Ồ..., đi nhé. Hẹn gặp lại) Bye. Take care. (Tạm biệt.) Thăm hỏi (The chat) Loại thứ ba được gọi là “thăm hỏi” (the chat). Chào hỏi trong tình huống này thường bắt đầu giống như ‘chào nhanh’ (speedy greeting) nhưng kèm theo đó là thảo luận về một, hai chủ đề nào đó trước khi hai người chia tay hoặc có khi mục đích của cuộc trò chuyện chỉ là để khoe, hoặc nói về một điều gì đó. A. Hi! (Chào) B. Hi! (Chào) A. Howa ya doin’? (Dạo này cậu thế nào?) B. All right – comfortable – pretty good. Oh! Got that letter, by the way, that I said I was waiting for. I finally got it. (Ổn – thoải mái – khá tốt. À, nhận được thư đó rồi, cái mà tớ nói tớ đang đợi ấy. Cuối cùng cũng đã nhận được.) A. Wow! That’s great. That’s pretty good. (Ồ! Tuyệt. Tốt quá.) B. Look, I’ll see you later. (Thôi nhé, gặp cậu sau nhé.) A. Okay. Bye. (Ừ. Tạm biệt.) Chào hỏi dài (The long greeting) Loại chào hỏi thứ tư được gọi là “chào hỏi dài” (long greeting). Kiểu chào hỏi này thường bao gồm việc hâm nóng lại mối quan hệ giữa hai người sau một thời gian dài không gặp nhau. Tình huống này thường bao gồm nhiều hành động chào hỏi xen kẽ với những lời kể về các sự kiện xảy ra trong khi hai người không gặp nhau. Loại chào hỏi thứ tư rất đa dạng và tiềm ẩn nhiều đặc trưng văn hóa. M. Bea! (Bi) B. Michelle! (Michel) M. Where’ve you been? I haven’t seen you around. (Chị vừa đi đâu về thế? Lâu lâu tôi không thấy chị) B. We were away. We just got back. What’s new with you? What have you been up to? (Chúng tôi đi nghỉ. Mới về. Có gì mới không? Đang làm gì thế?) M. (Michelle reports on neighborhood news in detail) We missed you. How are you? It’s so nice to see you. Where’d you go? (Michel kể lại cho người hàng xóm nghe những chi tiết về chuyến đi. Nhớ chị quá. Chị có khỏe không? Được gặp lại chị mừng quá. Chị đi nghỉ ở đâu?) B. (Bea described her vacation in detail) (Bi kể lại chuyến đi của mình) M. Well, I’m glad you’re back. It’s so nice to see you. I missed talking to you. (Rất vui là chị đã về. Gặp chị vui quá. Tôi rất thích nói chuyện với chị.) B. Aw. Well, we’re back! How have you been doing? (Vâng. Chúng tôi cũng đã trở về. Mọi việc của chị thế nào?) Chào hỏi thân mật (The intimate greeting) Loại chào hỏi thứ năm xuất hiện trong tình huống hai người biết nhau và thường xuyên có sự trao đổi với nhau được gọi là “chào hỏi thân mật” (intimate greeting). Trong tình huống này hai người biết quá rõ về nhau nên họ đã sử dụng rất nhiều thông tin được hàm ngôn, không diễn đạt bằng lời. Đôi khi, trong tình huống này bản thân lời chào bị tỉnh lược chỉ còn lại những cử chỉ phi lời. Ví dụ: người chồng bước vào, hôn vợ và nói “Well?” (Thế nào?) Người vợ đáp, “Yes.” (Vâng.) Người chồng mỉm cười và nói “Great. What else did you do today?” (Tuyệt. Thế hôm nay em còn làm gì nữa?) Lúc này người vợ bắt đầu kể về những việc cô đã làm trong ngày. Chào hỏi vì công việc (the all-business greeting) Loại chào hỏi thứ sáu có đặc điểm được bắt đầu bằng một câu chào rất ngắn gọn ban đầu, đôi khi chẳng có chào hỏi gì cả, được gọi là “chào hỏi vì công việc” (all-business greeting). Kiểu chào hỏi này chủ yếu được sử dụng khi những người Mỹ không có những quan hệ xã hội thân thiết, bởi họ cho rằng người kia có rất ít thời gian, nên thể hiện sự tôn trọng và quan tâm bằng cách bắt đầu cuộc hội thoại là đề cập ngay đến công việc. Client: Mr. Matone? (Thưa ông Matone?) Joe Matone: Yes? (Có chuyện gì không?) Clien: I want to talk to you about Puerto Rico. (Tôi muốn nói với ông về Puerto Rico) Joe Matone: Oh? Come in. What about Puerto Rico. (Ồ thế à? Mời vào. Có chuyện gì về Puerto Rico.) Chào hỏi giới thiệu (The introductory greeting) Loại thứ bảy được gọi là “chào hỏi giới thiệu” (introductory greeting) gồm có những lời chào hỏi của những người mới gặp nhau lần đầu, có chức năng tối quan trọng là mở đường cho các bên tham gia giao tiếp tìm kiếm sự kết nối (những người bạn chung, những công việc giống nhau) hay cùng quan tâm đến một chủ điểm nào đó. A: Nice party. (Thật là một bữa tiệc tuyệt vời) B: Yes. (Đúng thế.) A: Who do you know here? (Anh biết ai ở đây?) B: Bill. I work with him. (Bill. Tôi cùng làm với anh ấy) A: Oh. Are you an accountant, too? (Ồ. Thế anh cũng là kế toán ả?) B: No, I’m in public relations. (Không, tôi làm ở bộ phận quan hệ với công chúng). A: Oh. Well, I’m an old friend of Bill’s. (Ồ. À, tôi là bạn cũ của Bill). Chào lại (The re-greeting) Còn một loại chào hỏi nữa được gọi là “chào lại” (regreeting) được thực hiện để khẳng định rằng đã chào người đó hoặc gặp người đó nhiều lần trong ngày. Kiểu chào lại này thường bao gồm những cử chỉ phi lời (một cái gật đầu hoặc vẫy tay) hoặc một vài từ nói rất nhanh về một chủ điểm hai người cùng biết. Ví dụ sau đây là việc chào hỏi được thực hiện giữa một người đồng nghiệp đã biết rằng người đồng nghiệp kia không được khỏe, họ chào nhau như sau “Mary? Fell better?” (Mary à? Khá hơn chưa?) và lời đáp lại là “Yes. Thanks!” (Đã khá hơn. Cảm ơn!) Kết quả từ số liệu của người Việt Nam Tình huống 1 Số lượng lời chào hỏi trong tình huống này khá lớn do tính chất đơn giản, nhanh chóng của nó. Có thể chia ra làm 2 loại chào: a. Xuất hiện những câu hỏi chung chung, không cần câu trả lời; b. Gọi tên nhau hoặc dùng hô ngữ, đại từ nhân xưng (không quá 1 lượt lời). Chiến lượt chào hỏi giống kiểu chào lướt (greetings on the run). Ví dụ:A: Ê! Đi đâu thế? B: Ừ, chạy ra đây một chút. Ví dụ:A: Hà! B: Mày a! Nộp report à? A: Ừ. Nộp chưa? B: Đã xong đâu mà nộp. Ví dụ: A: Anh! B: Em! Tình huống 2 Sự khác biệt duy nhất là ở tình huống 2 này so với tình huống 1 loại a là tăng thêm về lượng thông tin trao đổi, bên cạnh những lời hỏi thăm xã giao. Có một vài trường hợp hai người hoàn toàn bỏ qua lời chào hỏi xã giao mà đi thẳng vào một câu hỏi cụ thể hoặc vấn đề cụ thể mà cả hai người đều biết. Chiến lược chào hỏi trong tình huống này khá giống với kiểu chào nhanh. A: Huyền! B: Ơ! Hôm trước trốn nhá! Không dùng lời chào theo ước lệ. A: Ừ, chán quá. Vụ kia xong chưa? B: Ối, còn lâu lắm! Đang bơi ra mà không biết có xong không ý chứ! A: Thoa cũng thế. Thôi cố mà xong đi! B: Ừ. Biết chuyện anh Thắng chưa? A: Sao? Một vài thông tin được trao đổi B: Ối, buồn cười lắm. Để tối gọi cho. A: Úi giời! Thế tối nhá. B: Ừ, té đây! Lời khẳng định sẽ liên lạc lại Tình huống 3 Lượng thông tin trao đổi trong tình huống này nhiều hơn hẳn hai tình huống trước. Chiến lược chào hỏi ở đây khá giống với ở tình huống 2. Có một vài trường hợp hoàn toàn không xuất hiện bất cứ một dấu hiệu chào hỏi nào, thay vào đó là vấn đề chính được đề cập tới. Trường hợp này khá tương thích với kiểu chào hỏi thăm (the chat) hoặc kiểu chào hỏi thân mật (the intimate greeting) trong nghiên cứu về người Mỹ. Hai người này có quan hệ khá thân bởi trong lời nói chuyện của họ có những hàm ngôn như “dự án ấy mà”, cách chào “Mình à?” Ví dụ: A: Ơ chị! B: Mình à? Dạo này đi đâu mà lâu quá không gặp? A: Em đi công tác Sài Gòn. Dự án ấy mà. B: Thế hôm nay có vào cơ quan không? A: Có chứ. Đi mấy hôm rồi, hôm nay phải đến xem công việc thế nào. B: Ừ, thôi nhé. Đi chợ không hết mất đồ ăn rồi. Hôm nào rỗi sang nhà tớ chơi. A: Ừ, hôm nào ngồi với nhau tí nhé. Ví dụ: A đang đợi nhóm bạn từ bệnh viện thăm một bạn trong bệnh viện về A: Nó dứt sốt chưa? B: Rồi. Ăn được rồi. Tình huống 4 Trong tình huống này ta cũng thấy người ta đã thay lời chào bằng câu hỏi và câu mời. Tuy nhiên, điều khá rõ trong tình huống này là các mẫu câu chào hỏi phần lớn là theo ước lệ, có thể đoán trước được. Có hai trường hợp. 1.Giống với hình thức hỏi thăm mà Eisenstein đã nhắc đến. Thường thì hai người giao tiếp sẽ nói về những vấn đề không quan trọng, không liên quan gì đến chủ đề thảo luận chính. 2. Những kiểu chào hỏi mang tính công việc (all business greeting) được sử dụng giữa những người ít có quan hệ xã hội gần gũi với nhau và muốn tiết kiệm thời gian. Ví dụ: Cấp trên – cấp dưới A: Hạnh à, vào đi! B: Chị! Ví dụ:Trong văn phòng của một tổ chức phi chính phủ A: Chị Thúy à B: Huyền ơi, vào đây! A: … Chào hỏi bằng cách thu hút sự chú ý. B: Hôm trước em không đi Hòa Bình nhỉ? Có mấy đứa đi thôi. A: Vâng… [A & B nói chuyện về chuyến đi Hòa Bình] Phần trao đổi thông tin ban đầu B: Huyền ơi, dạo này em có bận không? A: Dạ, cũng bận chị ạ. B: Ừ chị cũng đoán thế. Vì bài dịch lần này của em lại có vấn đề. … phần thông tin chính cần trao đổi Tình huống 5 Phần lớn lời chào hỏi trong tình huống này đều liên quan tới công việc. Mối quan hệ thân sơ giữa hai người đối thoại có ảnh hưởng rất lớn tới cách chào hỏi và hướng tiến triển của đoạn trò chuyện tiếp theo. Có thể thấy chiến lược chào hỏi của người Việt trong tình huống này là sự kết hợp của các kiểu chào hỏi nhanh, chào hỏi dài và hỏi thăm. Ví dụ: Giáo viên – Học sinh T: Ừ, Minh à. Đợt này em có đi dạy thêm không? S: Cô à! Em vẫn dạy thằng bé ở chỗ Ngô Quyền ạ. T: Thế này em ạ. Có người nhờ cô tìm một gia sư cho một em bé học trường Ams. S: Vâng. T: Cô định hỏi xem em có thể dạy được chỗ này không… Ví dụ:Giáo viên – Sinh viên A: Em chào thầy [cười ngượng] B: [dứ dứ ngón tay] Cô Hường hay bỏ học lắm đấy nhá. A: [cười] dạ Tình huống 6 & 7 Chào hỏi vì lý do trao đổi thông tin thông thường: bao gồm những mẫu đơn giản và khá trực tiếp. Kiểu chào hỏi này trùng khít với kiểu chào hỏi mang tính khuôn mẫu cao, được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một ngữ cảnh trong nghiên cứu của Eisenstein Ebsworth. Ví dụ:A: Chị ơi! B: Chào em! A: em muốn hỏi về kỳ thi CAE. B: CAE à em? Em đợi chút nhé. [gọi điện] em qua bàn Exam Inquiry đợi chị chút nhé. A: Vâng Chào hỏi nhằm tìm kiếm sự hòa hợp: thường thấy trong các bữa tiệc. Chiến lược chào hỏi trong hai tình huống này khá giống chiến lược chào hỏi giới thiệu của người Mỹ. Ví dụ 3: Trong một hội thảo, giờ giải lao A: Chị làm cho JICA à? B: Không ạ. Tôi làm cho tổ chức NGO của Anh. A: Tên tôi là ...... B: Còn tên tôi là ...........Anh làm ở vụ nào của Bộ kế hoạch đầu tư ạ? (sau đó là câu chuyện về công việc) Trường hợp khác Chào hỏi để thể hiện sự nhận diện và quan tâm đến nhau. Trong tình huống này người Việt thường không sử dụng lời chào theo công thức mà thường xuyên là những cái gật đầu hoặc những lời hỏi thăm đầy hàm ngôn. Bình luận Lựa chọn chiến lược chào hỏi Kết quả phân tích số liệu cho thấy về mặt tổng quát các chiến lược chào hỏi được hai ngôn ngữ sử dụng chủ yếu trong tám tình huống nghiên cứu gồm: Chào lướt là những lời chào hỏi giữa hai người có quan hệ rất thân thiết hoặc những người quen mà không có thời gian để dừng lại nói chuyện. Chào nhanh khác với chào lướt ở nội dung thông tin. Nó thường “mở đầu và kết thúc đột ngột”. Thăm hỏi, cũng bắt đầu tương tự như lời chào nhanh, và thường một vài thông tin được trao đổi trước khi chia tay hoặc chuyển sang chủ đề chính. Nội dung thông tin trao đổi trong nhóm chào hỏi này là lớn hơn hẳn so với hai nhóm chào hỏi trước Lời chào hỏi dài, thuờng là một chuỗi những lời hỏi thăm, xen kẽ với việc lại những chuyện đã xảy ra khi một người kia đi vắng và không chứng kiến được. Lời chào hỏi thân mật, giữa những người có mối quan hệ thân thiết, và cũng đang tập trung suy nghĩ, hoặc mối quan tâm vào cùng một vấn đề. Lời chào hỏi giới thiệu, được sử dụng khi hai người mới quen gặp nhau. Tình huống số 6, khi cả hai người đối thoại đang tìm kiếm sự hòa hợp, phản ánh rất rõ những câu chuyện khi ngồi ăn cưới. Lời chào hỏi vì công việc, thường những người tham gia vào câu chuyện chỉ chào hỏi lấy lệ, sau đó chuyển ngay sang nội dung công việc. Trong đó có lời chào hỏi mang tính quy ước cao trong một số tình huống giao tiếp lặp lại nhiều lần. Lời chào lại (gặp nhau nhiều lần trong ngày), thường được sử dụng giữa những người đã hiểu rất rõ nhau, có nhiều điều không chỉ được nói bóng gió hoặc không được nói đến. Một số cách thức chào hỏi được sử dụng phổ biến trong hai ngôn ngữ: Chiến lược Tiếng Việt Tiếng Anh Chào lướt Anh !Em !Ê !Bác đi đâu đấy ?Cô Hường hay trốn học lắm đấy nhé ! Hi !Hello !Hi , how ya doin ?Hey you ! Chào nhanh A : Đi đâu đấy ?B : Đá bóng.A : Làm xong đề cương chưa ?B : Tối về làm.A : Nhớ đấy nhé. Sáng mai sang ghép phần của tôi.B : Ừ. A : Hi, how’ve you been ?B : not bad. N’ you ?A : Oh, can’t complain. Busy.B : I know. Me, too.A : Oh, well, gotta take off. See ya.B : Bye. Take care. Thăm hỏi A: Đi đâu đấy?B: Đi đón thằng Còi cái.A: Thế hôm nào đi?B: Sang tháng sau cơ.A: Ông bà già khỏe không?B: Xời, bà già bết xê lết suốt từ năm ngoái. Chả hiểu 49 – 53 thế nào.A: Đến cái tuổi thì ai cũng thế thôi. Có gì sang tuấn tao qua chơi nhé.B: Ừ, đi đã nhé. A: Hi!B: Hi!A: Howa ya doin’?B: All right – comfortable – pretty good. Oh! Got that letter, by the way, that I said I was waiting for. I finally got it.A: Wow! That’s great. That’s pretty good.B: Look, I’ll see you later.A: Okay. Bye. Chào hỏi dài A : Bà. Bà khỏe không bà ?B : Lâu lắm mới thấy cô nhỉ. Tôi đau chân quá.A : Chắc là đau khớp ạ ?B : Vâng. Già rồi cô ạ.A : Tuần trước bà về quê ạ ?B : Vâng, có cái giỗ của cụ ông.A : Thảo nào cháu chẳng thấy bà đâu.…A : Cháu đi ra chợ tí bà nhé.B : Vâng A : Hi, Steve !B : How are you doing, Adina ?A : Okay.B : What’s happening ?A : Uh… cacation was really good.B : oh, yeah ? Where’d you go ?A : Uh… skiing.B : lucky you !A : yeah, and you ?B : Just stayed in town, bored to tears.A : That’s too bad. B : I know. I gotta get out teaching. There’s more money elsewhere. Oh, are you taking a class this semester ?A : Oh, yeah, four…B : Four ? Are you out of your mind ?A : Yep.B : It’s crazy.A : Yeah. Tell me about it. Chào hỏi thân mật A : Sao rồi ?B : 75% thôi. A : Well ?B : Yes !A : Great. What did you do today ? Chào hỏi giới thiệu A : Chắc chị là bạn cô dâu ?B : Không. Nhà mình chơi với nhà cô dâu từ ngày xưa. * A : Great party !B : Yeah ! The food is terrific !* C : Hi, how are you ?D : Good. It’s nice to see the sunshine at last.C : yeah ! Chào hỏi vì công việc A : Chị gọi em ạ ?B : Hạnh à. Vào đi ! A : Ah, hello, (name of boss). You wanted to see me ?B : Yes. Come in. How are you ?A : Fine, thanks. How are you ?B : Fine. Have a seat. Chào hỏi lại Chị ! Mary , feel better ? Lựa chọn chủ đề nói chuyện Về chủ đề trong hội thoại, người Việt Nam và người Mỹ có sự lựa chọn khác nhau. Những câu hỏi như “How are you?”, “How’ve you been?” hay “Howa ya doing?” hỏi về tình trạng sức khỏe của người được chào hoặc người thân của người đó là khá phổ biến trong tiếng Anh. Trong khi những câu tương tự như vậy rất ít xuất hiện trong tiếng Việt. Câu “How are you” trong tiếng Anh xuất hiện trong hầu hết các tình huống chào hỏi, kể cả trong khi chào lướt hoặc chào nhanh. Còn ở tiếng Việt, câu này chỉ được hỏi khi hai người có thời gian để trò chuyện và đặc biệt mối quan hệ phải gần gũi. Không có một chủ đề cụ thể nào trong tất cả những lời chào hỏi của người Việt Nam, nhưng câu hỏi về sự việc hiện tại mà không cần phải trả lời, xuất hiện khá thường xuyên. Ví dụ: “Bác đi đâu đấy ạ?” hay “Hôm nay sao điệu thế?” Ngược lại nếu những câu hỏi mang tính xã giao này được dùng trong tiếng Anh, nó sẽ khiến người nghe cảm thấy lúng túng vì họ cho rằng những câu hỏi đó “không phù hợp và xâm phạm sự riêng tư” (Eisenstein và các đồng sự, 1996). Nếu người Mỹ không bao giờ sử dụng lời nhận xét hay ‘cảnh cáo’ để thay cho lời chào thì người Việt lại sử dụng trong trường hợp hai người khác nhau về vị thế quyền lực và khá thân thiết với nhau. Người Mỹ rất tường minh khi đưa ra những lời khen, những lời nói biểu lộ tình cảm như ‘Nói chuyện với chi hay quá làm tôi rất nhớ chị’ hay ‘Mừng quá chị đã về rồi, tôi nhớ chị quá…’ Ngược lại người Việt lại thể hiện những tình cảm này kín đáo hơn hoặc nói đến một cách vòng vo hơn. Chẳng hạn như người Việt thường thế hiện sự hứng thú của mình khi được nói chuyện với người kia bằng cách nói ‘Lâu quá không được gặp nhau. Hôm nào tụ tập một buổi để tán chuyện nhé.’ Người Việt khi quen biết nhau nhiều có thể chào hỏi và phàn nàn về sức khỏe của bản thân nhưng người Mỹ không bao giờ làm như vậy. Người Việt trong chào hỏi làm quen có thể nói luôn về gia đình, bản thân nhưng người Mỹ không nói về gia đình, bản thân mà nói về thời tiết, đồ ăn, những vấn đề không liên quan gì đến cá nhân. Những khác biệt cơ bản trong chủ đề được nhắc đến giữa hai ngôn ngữ được tóm tắt trong bảng dưới đây : Chủ đề Tiếng Việt Tiếng Anh 1. Sức khỏe - Người trẻ hỏi người già - Người già hỏi người trẻ Hiếm - có ít thời gian nói chuyện X - có nhiều thời gian nói chuyện 2. Chủ đề liên quan tới thời điểm nói chuyện - Nhận xét về việc người kia đang làm X - Nhận xét về vẻ bề ngoài của người kia, khen trực tiếp X - Nhận xét về đồ ăn, đồ uống, thời tiết, giao thông, ... 3. Vấn đề cá nhân - Tuổi X - Gia đình tùy - Công việc Tùy tùy Lựa chọn cách chào hỏi trực tiếp hay gián tiếp Sự giống nhau giữa cách chào hỏi của người Mỹ và của người Việt Nam chính là việc sử dụng các hình thức chào hỏi gián tiếp bằng câu hỏi hoặc đưa ra nhận xét về một sự việc nào đó. Cách chào của người Mỹ cũng mang tính quy chuẩn nhiều hơn người Việt, cụ thể như các lối chào « Good morning, Good afternoon, Good evening, Hi, Hello, How are you, … » trong khi người Việt sáng tạo hơn rất nhiều trong mỗi lời chào hỏi của mình : Xinh nhỉ ? Đi đâu thế ! Mời bác xơi cơm ! v.v. Tuy nhiên, số liệu của nghiên cứu cho thấy kiểu chào hỏi sử dụng công thức “Good morning” hay “Good afternoon” không được sử dụng thường xuyên như ta nghĩ. Thậm chí theo quan sát của chúng tôi, trong giao tiếp thực tế kiểu chảo hỏi như vậy chỉ thường xuyên được sử dụng đối với những trường hợp không quen biết nhau. Như khi lên xe búyt thì ta chào người lái xe hoặc người bán vé ‘Good morning’ hoặc vào thang máy thấy có người trong đó ta chào ‘Good morning.’ Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy có khá nhiều sự khác biệt mang tính vi mô nhiều hơn là vĩ mô. Hai ngôn ngữ Anh Mỹ - Việt có nhiều điểm tương đồng về chiến lược chào hỏi, những tình huống chào hỏi, số lượt lời, chủ điểm trao đổi trong khi chào hỏi... nhưng lại khác nhau về những tiểu tiết như sử dụng những lời đáp hoàn toàn khác nhau trong cùng một tình huống chào hỏi, sử dụng những công thức chào hỏi cụ thể rất khác nhau, và một số chủ điểm được lựa chọn rất khác nhau. Có những chủ điểm được coi là ‘cấm kỵ’ trong tiếng Anh lại được đề cập đến khá phổ biến trong tiếng Việt. Những khác biệt được xác định trong nghiên cứu thể hiện nét văn hóa đặc trưng của hai ngôn ngữ, hai dân tộc. Người Việt cho rằng việc nhận xét về công việc của người kia lấy đó làm lời chào là phù hợp, hoặc nhận xét về bản thân người đang giao tiếp với mình đi kèm với lời chào là phù hợp nhưng người Mỹ lại cho rằng đó là điều hoàn toàn nên tránh. Về mặt công thức, cách chào hỏi trong tiếng Anh Mỹ tuân thủ chặt chẽ hơn tiếng Việt, tiếng Việt thì lại ít khi sử dụng cách chào hỏi theo công thức. Thoạt trông có vẻ thấy chào hỏi trong tiếng Anh dễ hơn tiếng Việt, song trong thực tế không phải như vậy. Điều rất khó với người học tiếng Anh là những câu nói đi kèm, những chủ điểm được nêu lên trong khi chào hỏi lại rất linh họat và khác nhiều so với tiếng Việt. Vì thế trong tình huống chào hỏi giữa một người bản ngữ và người học tiếng, người ta thường cảm thấy người học tiếng thường chào hỏi một cách khá ‘cộc lốc’, hoặc đưa ra những chủ điểm trao đổi không thật sự phù hợp làm cho cuộc đối thoại có thể bị kết thúc đột ngột. Gợi ý cho việc dạy và học cách chào hỏi bằng tiếng Anh Mỹ Với giáo viên - Giáo viên cần chủ động sử dụng các nguồn tài liệu có giới thiệu những cách chào hỏi sát với thực tế của ngôn ngữ đích trong giờ học. - Giáo viên cũng cần nắm vững kiến thức về chuyển di dụng học ở ngôn ngữ thứ hai để có thể sử dụng những kiến thức này hỗ trợ học sinh học về dụng học ngôn ngữ thứ hai. Với học sinh - Học sinh cần phải ý thức được việc thông thạo ngữ pháp của một ngôn ngữ không đồng nghĩa với việc giao tiếp thành công. - Học sinh cũng nên tìm hiểu về lý do tại sao tồn tại sự khác biệt trong dụng học ở các nền văn hóa khác nhau, điều này giúp các em hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề. - Học sinh nên được khuyến khích tìm hiểu về lịch sử và thấy tự hào về ngôn ngữ tiếng Việt, lấy đó làm nền tảng để có thể hiểu rõ hơn về ngôn ngữ tíếng Anh. Tài liệu tham khảo Bernstein, B. Bernstein, B. (1964), 'Elaborated and restricted codes: their social origins and some consequences'. In J. J. G. a. D. Hymes (ed.), Ethnography of Communication . American Anthropologist, 66, 55-69. Blum-Kulka, S. (1989). Playing It Safe: The Role of Conventionality in Indirectness. Cross-cultural pragmatics: Requests and apologies, ed. By Shoshana Blum-Kulla, Juliane House, and Gabriele Kasper, 37-70. Norwood: Ablex Publishing. Bodman, J. D., Madsen, H. & Hilferty, A. (1984). TESOL Techniques and Procedures. Rowley, Ma: Newbury House. Bright, William (1997). Social Factors in Language Change. In Coulmas, Florian [ed] The Handbook of Sociolinguistics. Oxford, England: Blackwell. Brown, P. & Levinson, S. (1987). Politeness: Some Universals in Language Use. Cambridge, UK: CUP. Carli, L. L. (1990). Gender, language, and influence. In Journal of Personality and Social Psychology, 59, 941-951. Chambers, J.K. (1995). Sociolinguistic Theory. Oxford, England: Blackwell. Dorneyi, Z. (2003). Questionnaire in Second Language Research. New Jersey: Lawrence Erlbaum Associates. Eisenstein Ebsworth, M., Bodman, J.W., & Carpenter, M. (1996). Cross-cultural Realization of Greetings in American English. In: Susan M. Gass and Joyce Neu, ed. Speech Acts Across Cultures. Chalanges to Communication in a Second Language. Berlin: Mouton de Gruyter. Fieg, J. & Mortlock, E.(1989). A Common Core: Thais and Americans. Yarmouth: Intercultural Press, Inc. Fitzpatrick, M. A., Mulac, A., & Dindia, K. (1995). Gender preferential language use in spouse and stranger interaction. In Journal of Language and Social Psychology, 14, 18-39. Fraser, B. (1990). Perspectives on politeness. Journal of Pragmatics 14, 219-36. Gerfen, C. http://www.unc.edu/~gerfen/Ling30Sp2002/pragmatics.htm Goffman, E. (1971). Relations in Public: Microstudies of the Public Order. New York: Basic Books. Green, G. M. (1989). Pragmatics and Nature Language Understanding. New Jersey: Lawrence Erlbaum Associates. Green, J. (2003). The writing on the stall: Gender and graffiti. In Journal of Language and Social Psychology, 22, 282-296. Hannah, A., & Murachver, T. (1999). Gender and conversational style as predictors of conversational behavior. In Journal of Language and Social Psychology, 18, p 153-174. Hòa, N. (2001). An Introduction to Semantics. Ha Noi: NXB ĐHQG Hà Nội. Kasper, G. & Blum-Kulka, S. (1993). An Introduction. In G. Kasper, & S. Blum-Kulka (Eds.), Interlanguage pragmatics. New York, Oxford: OUP. Kasper, G. & Rose, K. R. (2002). Pragmatic Development in a Second Language. Oxford: Blackwell Publishers. Labov, William (1972), Language in the Inner City. Philadelphia: University of Philadelphia Press. Lan, B.T (2000). Offering in English and Vietnamese. Unpublished M.A. thesis, CFL-VNU. Laver, J. (1981).Linguistic routines and politeness in greeting and parting. In Coulmas, F. (Ed.), Conversation Routine. 289-305. The Hague: Mouton LoCastro, V. (2003). An Introduction to Pragmatics: Social Action for Language Teachers. Ann Arbor, Michigan: University of Michigan Press. Meire, A. J. (1994). Passages of Politeness. Journal of Pragmatics 24, 381-392. Mey, J. L. (1993). An Introduction to Pragmatics. Oxford: Blackwell Publishers. Nunan, D. (1992). Research Method in Language Learning. Cambridge: CPU. Richards, J. C. & Schmidt, R.(1983). Conversational Analysis. In Richards, J. C. and Schmidt, R.(Eds.), Language and Communication. London: Longman. Schegloff, E. & Sacks, H.(1973). Opening and closing. Semiotica,7-8,289-327. Schegloff, E. (1972). Sequencing in conversational openings. In Gumpertz, J. and Hymes, D.(Eds.), Directions in Sociolinguistics. New York: Blackwell Publishers. Tâm, H. C. (1998). Requests by Australian Native Speakers of English and Vietnamese learners of English – A cross-communication study in pragmalinguistics. M.A thesis. La Trobe University, Victoria, Australia. Tâm, H. C. (2005). Requests by Vietnamese Learners of English. PhD Thesis. College of Foreign Languages, VNU, Ha Noi. Tannen, D. (1994). Talking from 9 to 5: How women’s and men’s conversational styles affect who gets heard, who gets credit, and what gets done at work. New York: William Morrow & Company, Inc. Thêm, T. N. (1991). Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam. Hà Nội: NXB Giáo Dục. Thomas, J. (1983). Cross-Cultural pragmatic failure. Applied linguistics 4, 91 – 112. Thomson, R., & Murachver, T. (2001). Predicting gender from electronic discourse. British Journal of Social Psychology, 40, 193-208. Thomson, R., Murachver, T., & Green, J. (2001). Where is the gender in gendered language? Psychological Science, 12, 171-175. Trosborg, A. (1995). Interlanguage pragmatics: Request, complaints apologies. Berlin, New York: Mouton De Gruyter. Trudgill, P. (1999). The dialects of England. Oxford: Blackwell. 2nd edition. Van Ek, J. A. (1975). The threshold level. London: Longman. Vân, K. T. H. (2000). Apologies in English and Vietnamese. Unpublished M.A thesis, CFL-VNU. Wilkins, D. A. (1976). Notional syllabuses. Oxford: OUP. Williams, K.E. (2001). An Evaluation of Greeting Exchanges in Textbooks and Real Life Settings. Retrieved January 20, 2006 from http://www.jrc.sophia.ac.jp/kiyou/ki21/kenw.pdf
khanhvi- Tổng số bài gửi : 22
Join date : 14/10/2009
Similar topics
» Cách chào hỏi của người Việt
» Nghiên cứu lời chào của người việt và người pháp
» Mấy vấn đề về văn hóa trong cách xưng hô của người Việt
» Chủ đề: CÁC CÁCH CHÀO HỎI BẰNG TIẾNG ANH
» Hãy nói tiếng Việt Nam theo đúng nghĩa con người Việt Nam!
» Nghiên cứu lời chào của người việt và người pháp
» Mấy vấn đề về văn hóa trong cách xưng hô của người Việt
» Chủ đề: CÁC CÁCH CHÀO HỎI BẰNG TIẾNG ANH
» Hãy nói tiếng Việt Nam theo đúng nghĩa con người Việt Nam!
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
08/05/15, 02:37 pm by nhi liễu
» Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh. (Nhóm 7)
05/10/13, 08:03 pm by lathaivietpen
» Nhận làm thủ tục Hải quan – giao nhận XNK giá rẻ.
19/04/13, 04:26 pm by vietxnk
» Quán Cafe Đẹp YESTERDAY PIANO CAFÉ.
08/04/13, 08:43 pm by nhokbmt
» Quán Cafe Đẹp YESTERDAY PIANO CAFÉ.
08/04/13, 07:29 pm by nhokbmt
» Tăng like Facebook giá rẻ, tăng like FanPages giá rẻ, like ảnh , câu sub
27/02/13, 11:58 am by nhokbmt
» Tăng like Facebook giá rẻ, tăng like FanPages giá rẻ, like ảnh , câu sub
27/02/13, 11:48 am by nhokbmt
» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
19/09/12, 03:48 pm by nhokbmt
» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
19/09/12, 03:47 pm by nhokbmt