Tìm kiếm
Latest topics
nghien cuu tieng viet truoc phap thuoc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
nghien cuu tieng viet truoc phap thuoc
Nghiên cứu tiếng Việt trước Pháp thuộc
Trang 1 / 2
Tình hình nghiên cứu tiếng Việt, cụ thể là làm từ điển Việt ngữ trước Pháp thuộc, tức là trước nửa sau thế kỷ 19, như thế nào khi chữ nôm còn là chữ viết chính thức của tiếng Việt ? Câu hỏi này đáng được quan tâm và giải đáp.
Bắt đầu từ thế kỷ 15 với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, kế đến thế kỷ 16 với Bạch Vân Am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tiếng Việt đã chứng tỏ có nhiều khả năng diễn tả không những tình cảm mà còn tư tưởng nữa. Nhưng tiếng Việt được ghi dưới dạng chữ nôm chưa từng bao giờ là một đối tượng được nghiên cứu và tích trữ những tư liệu về chính nó.
1. Cuốn An Nam dịch ngữ
Người ta thường nhắc tới tập An Nam dịch ngữ được biên soạn vào thế kỷ 15-16. Đây là tập từ vựng Hán-Việt đối chiếu do người Trung Quốc đời Minh soạn nhằm mục đích hổ trợ các sứ thần Trung Quốc trong việc thông hiểu và phiên dịch ngôn ngữ tiếng nước khác khi giao tiếp. Như vậy An Nam dịch ngữ chỉ là một tập trong bộ Hoa Di dịch ngữ gồm nhiều cuốn khác như Hán-Triều Tiên, Hán-Nhật Bản, Hán-Chiêm Thành, v.v. Hiện có sáu bản sao Hoa Di dịch ngữ khác nhau trong đó có quyển An Nam dịch ngữ (ANDN).
ANDN có 716 mục từ được sắp theo 17 môn : Thiên văn, Địa lý, Thời lệnh, Hoa mộc, Điểu thú, Cung thất, Khí dụng, Nhân vật, Nhân sự, Thân thể, Y phục, Ẩm thực, Trân bảo, Văn sử, Thanh sắc, Số mục, Thông dụng. Nên nhớ là phải chờ đến thế kỷ 17, bắt đầu với cuốn Dictionarium của A. de Rhodes thì từ điển tiếng Việt mới sắp các mục từ theo thứ tự chữ cái A B C La Tinh. Số từ trong An Nam dịch ngữ so với Dictionarium của A. de Rhodes thì quả thật ít ỏi. Theo Vương Lộc (1995: 3-4), tiếng Việt trong ANDN là phương ngữ Bắc Bộ. ANDN có một số hạn chế : (1) Lắm khi chọn không đúng từ ngữ Việt để dịch từ Hán tương ứng ; (2) Đưa vào những từ ghép không có trong tiếng Việt do việc dịch từng thành phần những tổ hợp tiếng Hán, rồi ghép lại ; (3) Khiếm khuyết do dùng chữ Hán để phiên âm tiếng Việt nhưng hệ thống ngữ âm của hai ngôn ngữ lại không giống nhau. Có nhiều công trình nghiên cứu về ANDN, đáng lưu ý là của Vương Lộc, xuất bản 1995; và của Trần Kinh Hoà, năm 1953 và 1966-1968.
2. Từ điển của các nhà Truyền giáo
Khi nói đến tình hình nghiên cứu tiếng Việt buổi ban đầu tức phải nói đến ba cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes, của Pierre Pigneaux (còn gọi là Pigneaux de Béhaine), Evêque d'Adran (Giám mục Bá Đa Lộc), và của Jean Louis Taberd. Ba cuốn này đều ra đời trước khi nước Pháp đánh chiếm Việt Nam vào giữa thế kỷ 19, nghĩa là trước khi tiếng Pháp trở thành một ngôn ngữ lấn mạnh trong hành chánh, giáo dục ở Việt Nam.
Ba cuốn trên đều dùng tiếng La Tinh để giải thích tiếng Việt. Mà ai ai cũng biết rằng tiếng La Tinh là ngôn ngữ dùng để truyền đạo Ki Tô. Phải đợi đến năm 1861, ta mới có cuốn từ điển song ngữ Việt-Pháp đầu tiên do viên sĩ quan hải quân Pháp Gabriel Aubaret soạn. Cuốn này mới thật là một công cụ nhắm vào việc dạy và/hay học tiếng Việt cho các viên chức người Pháp trong guồng máy cai trị những phần đất miền Nam Việt Nam vừa mới chiếm được.
Dù với mục đích chính là truyền giáo các cuốn từ điển Việt-La Tinh kể trên đã đóng góp rất lớn vào lĩnh vực ngôn ngữ văn hoá của Việt Nam.
2.1. Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes
Từ điển của A. de Rhodes có thể được xem như công trình tiên khởi trên nhiều mặt :
1. Đó là cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên.
2. Đó là công trình phát khởi cho công cuộc từ vựng học tiếng Việt.
3. Đó là công trình phản ánh khá trung thực hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở thế kỷ 17. Vì đó cũng là công trình đã phân tích ngữ âm tiếng Việt đến những yếu tố ngữ âm nhỏ nhất là âm vị. Lần đầu tiên người ta thấy mỗi thanh điệu tiếng Việt được ghi bằng một dấu. Nên nhớ là chữ nôm không có dấu riêng cho thanh điệu và đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà chữ nôm sử dụng để xây dựng chữ viết là âm tiết chứ không phải âm vị. Trên mặt ngữ âm lịch sử, cuốn từ điển của de Rhodes còn lưu chứng tích những nhóm phụ âm đầu ml (mlẽ : lẽ), mnh (mnhẽ : nhẽ), tl (tlứng : trứng), bl (blai : trai) còn sinh động trong tiếng Việt ở thế kỷ 17 nhưng vào thế kỷ 18 đã bắt đầu biến mất nếu suy theo cuốn từ điển của Pierre Pigneaux.
Sách Dictionarium của de Rhodes còn có phần phụ lục là Brevis Declaratio (Thông báo vắn tắt) gồm tám chương. Chương 1 Chữ và vần tiếng Việt ; chương 2 Thanh và dấu đặt ở nguyên âm ; hai chương này miêu tả giá trị ngữ âm của từng chữ cái dùng để ghi tiếng Việt và đề cập đến các dấu để ghi thanh điệu mà de Rhodes gọi là linh hồn của tiếng này. Nguồn gốc những chữ cái và những dấu ghi thanh điệu đã được de Rhodes đề cập đến, và được nhà bác học Haudricourt bình luận khá đầy đủ trong bài viết tựa là Origine des particularités de l'alphabet vietnamien đăng trong Tạp chí Dân Việt Nam, số 3, xuất bản tại Hà Nội năm 1949. Theo tôi, người Việt chưa có công trình nghiên cứu nào khai thác chi tiết phần này để phục nguyên hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở thế kỷ 17. Một người Mỹ là Gregerson đã làm việc này và bài viết, nguyên là tiểu luận cao học Master of Arts, Đại học Hoa Thịnh Đốn, đã đăng trong Tạp Chí BESI, 1969, tựa là A study of Middle Vietnamese phonology [Nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt thời trung đại].
Các chương khác là : chương 3 Danh từ ; chương 4 Đại từ ; chương 5 Những đại từ khác ;chương 6 Động từ ;chương 7 Những tiểu từ không biến cách ; chương cuối Mấy qui tắc cú pháp. Các chương này chứng tỏ de Rhodes là người tiên khởi đã phân biệt những phạm trù cú pháp-từ vựng cho tiếng Việt như đại từ, động từ, v.v. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra một số luật về cú pháp tiếng Việt. Như vậy A. de Rhodes không những là người góp phần rất lớn vào công cuộc sáng tạo ra chữ quốc ngữ, người tiên phong về từ vựng học Việt ngữ, mà cũng là người đặt nền tảng cho việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt.
2.2. Từ điển Việt-Latinh của Pierre Pigneaux
Từ điển của Pierre Pigneaux - mà ta thường gọi là Pigneaux de Béhaine (tên Việt là Bi Nhu) - theo bài nhập đề của sách là ấn bản in lại nguyên xi (fac-similé) cuốn từ điển viết tay của Pierre Pingeaux, giám mục d'Adran (Bá Đa Lộc), giám mục địa phận Đàng Trong (Cochinchine), đánh dấu kỷ niệm thứ 260 năm sinh của giám mục. Ấn bản này do Hội Truyền giáo Nước ngoài Paris xuất bản năm 2001, có tên trên gáy sách là Vocabularium Annamitico-Latinum (tạm dịch là Từ vựng Việt-La) nhưng ở trang trong lại mang đề là Dictionarium Annamiticum-Latinum(Từ điển Việt-La) .
Sinh năm 1741 tại Origny en Thiérache, Aisne Pháp, Pierre Pigneaux đã hoàn tất việc học của mình ở Paris và sau đó theo vào chủng viện Hội Truyền giáo Nước ngoài (Société des Missions Etrangères), rue du Bac, Paris. Nhà truyền giáo trẻ tuổi này rời Lorient Pháp năm 1765 và đến Hà Tiên năm 1767, được bổ nhiệm vào chủng viện ở đây và trở thành cha cả năm 1769.
Nhưng những năm này vùng Hà Tiên Cambốt hay bị loạn lạc giặc giã nên các học sinh chủng viện khoảng 40 người được di tản qua Pondichéry Ấn Độ năm 1770 và lập thành chủng viện mới ở đó. Chính ở Pondichéry năm 1772, mới 31 tuổi, Pierre Pigneaux được phong làm Giám mục d'Adran, kế nghiệp giám mục phụ trách giáo phận Đàng Trong. Pierre Pigneaux gặp Nguyễn Ánh khoảng 1775, phò Nguyễn Ánh trong 24 năm trời và qua đời năm 1799, thọ 58 tuổi.
Cuốn từ điển Việt-LaTinh làm trong thời gian Pigneaux ở Pondichéry, nghĩa là chỉ 5 năm sau khi Pigneaux tiếp xúc với Việt Nam. Như vậy Pigneaux phải có một sức làm việc, một óc tổ chức và một khiếu về ngôn ngữ có tầm cỡ. Pigneaux lại được một nhóm người phụ trợ đắc lực, như nhà nho Trần Văn Học(Việt Nam), Mạn Hoè (người Pháp, tên Manuel), Nguyễn Văn Chấn (người Pháp, tên Dayot), Nguyễn Văn Thắng (người Pháp, tên Vannier), Gia Đô Bi (gốc Tây Ban Nha), Ma Nộ Y (người Tây Ban Nha)...
Cuốn sách được biên soạn trong tinh thần nào ? Bài nhập đề cuốn từ điển không phải của tác giả, mới thêm vào sau này, có nói đến chủ ý của Pierre Pigneaux là "Phải truyền đạo bằng cách tấn công vào cái tim và cái đầu của xã hội mà ta muốn xâm nhập. Muốn được như vậy phải gây ấn tượng với giới có học, trên mặt khoa học cũng như trên mặt văn hoá. Muốn kéo vào đạo Ki Tô những nhà nho hay những quan chức có thế quyền trong xã hội Đàng Trong, thì phải nhữ họ và chinh phục họ ở lĩnh vực mà họ giỏi. Tôn giáo phải được trình bày với họ trong một ngôn ngữ và phong cách toàn hảo.
Trang 1 / 2
Tình hình nghiên cứu tiếng Việt, cụ thể là làm từ điển Việt ngữ trước Pháp thuộc, tức là trước nửa sau thế kỷ 19, như thế nào khi chữ nôm còn là chữ viết chính thức của tiếng Việt ? Câu hỏi này đáng được quan tâm và giải đáp.
Bắt đầu từ thế kỷ 15 với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, kế đến thế kỷ 16 với Bạch Vân Am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tiếng Việt đã chứng tỏ có nhiều khả năng diễn tả không những tình cảm mà còn tư tưởng nữa. Nhưng tiếng Việt được ghi dưới dạng chữ nôm chưa từng bao giờ là một đối tượng được nghiên cứu và tích trữ những tư liệu về chính nó.
1. Cuốn An Nam dịch ngữ
Người ta thường nhắc tới tập An Nam dịch ngữ được biên soạn vào thế kỷ 15-16. Đây là tập từ vựng Hán-Việt đối chiếu do người Trung Quốc đời Minh soạn nhằm mục đích hổ trợ các sứ thần Trung Quốc trong việc thông hiểu và phiên dịch ngôn ngữ tiếng nước khác khi giao tiếp. Như vậy An Nam dịch ngữ chỉ là một tập trong bộ Hoa Di dịch ngữ gồm nhiều cuốn khác như Hán-Triều Tiên, Hán-Nhật Bản, Hán-Chiêm Thành, v.v. Hiện có sáu bản sao Hoa Di dịch ngữ khác nhau trong đó có quyển An Nam dịch ngữ (ANDN).
ANDN có 716 mục từ được sắp theo 17 môn : Thiên văn, Địa lý, Thời lệnh, Hoa mộc, Điểu thú, Cung thất, Khí dụng, Nhân vật, Nhân sự, Thân thể, Y phục, Ẩm thực, Trân bảo, Văn sử, Thanh sắc, Số mục, Thông dụng. Nên nhớ là phải chờ đến thế kỷ 17, bắt đầu với cuốn Dictionarium của A. de Rhodes thì từ điển tiếng Việt mới sắp các mục từ theo thứ tự chữ cái A B C La Tinh. Số từ trong An Nam dịch ngữ so với Dictionarium của A. de Rhodes thì quả thật ít ỏi. Theo Vương Lộc (1995: 3-4), tiếng Việt trong ANDN là phương ngữ Bắc Bộ. ANDN có một số hạn chế : (1) Lắm khi chọn không đúng từ ngữ Việt để dịch từ Hán tương ứng ; (2) Đưa vào những từ ghép không có trong tiếng Việt do việc dịch từng thành phần những tổ hợp tiếng Hán, rồi ghép lại ; (3) Khiếm khuyết do dùng chữ Hán để phiên âm tiếng Việt nhưng hệ thống ngữ âm của hai ngôn ngữ lại không giống nhau. Có nhiều công trình nghiên cứu về ANDN, đáng lưu ý là của Vương Lộc, xuất bản 1995; và của Trần Kinh Hoà, năm 1953 và 1966-1968.
2. Từ điển của các nhà Truyền giáo
Khi nói đến tình hình nghiên cứu tiếng Việt buổi ban đầu tức phải nói đến ba cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes, của Pierre Pigneaux (còn gọi là Pigneaux de Béhaine), Evêque d'Adran (Giám mục Bá Đa Lộc), và của Jean Louis Taberd. Ba cuốn này đều ra đời trước khi nước Pháp đánh chiếm Việt Nam vào giữa thế kỷ 19, nghĩa là trước khi tiếng Pháp trở thành một ngôn ngữ lấn mạnh trong hành chánh, giáo dục ở Việt Nam.
Ba cuốn trên đều dùng tiếng La Tinh để giải thích tiếng Việt. Mà ai ai cũng biết rằng tiếng La Tinh là ngôn ngữ dùng để truyền đạo Ki Tô. Phải đợi đến năm 1861, ta mới có cuốn từ điển song ngữ Việt-Pháp đầu tiên do viên sĩ quan hải quân Pháp Gabriel Aubaret soạn. Cuốn này mới thật là một công cụ nhắm vào việc dạy và/hay học tiếng Việt cho các viên chức người Pháp trong guồng máy cai trị những phần đất miền Nam Việt Nam vừa mới chiếm được.
Dù với mục đích chính là truyền giáo các cuốn từ điển Việt-La Tinh kể trên đã đóng góp rất lớn vào lĩnh vực ngôn ngữ văn hoá của Việt Nam.
2.1. Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes
Từ điển của A. de Rhodes có thể được xem như công trình tiên khởi trên nhiều mặt :
1. Đó là cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên.
2. Đó là công trình phát khởi cho công cuộc từ vựng học tiếng Việt.
3. Đó là công trình phản ánh khá trung thực hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở thế kỷ 17. Vì đó cũng là công trình đã phân tích ngữ âm tiếng Việt đến những yếu tố ngữ âm nhỏ nhất là âm vị. Lần đầu tiên người ta thấy mỗi thanh điệu tiếng Việt được ghi bằng một dấu. Nên nhớ là chữ nôm không có dấu riêng cho thanh điệu và đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà chữ nôm sử dụng để xây dựng chữ viết là âm tiết chứ không phải âm vị. Trên mặt ngữ âm lịch sử, cuốn từ điển của de Rhodes còn lưu chứng tích những nhóm phụ âm đầu ml (mlẽ : lẽ), mnh (mnhẽ : nhẽ), tl (tlứng : trứng), bl (blai : trai) còn sinh động trong tiếng Việt ở thế kỷ 17 nhưng vào thế kỷ 18 đã bắt đầu biến mất nếu suy theo cuốn từ điển của Pierre Pigneaux.
Sách Dictionarium của de Rhodes còn có phần phụ lục là Brevis Declaratio (Thông báo vắn tắt) gồm tám chương. Chương 1 Chữ và vần tiếng Việt ; chương 2 Thanh và dấu đặt ở nguyên âm ; hai chương này miêu tả giá trị ngữ âm của từng chữ cái dùng để ghi tiếng Việt và đề cập đến các dấu để ghi thanh điệu mà de Rhodes gọi là linh hồn của tiếng này. Nguồn gốc những chữ cái và những dấu ghi thanh điệu đã được de Rhodes đề cập đến, và được nhà bác học Haudricourt bình luận khá đầy đủ trong bài viết tựa là Origine des particularités de l'alphabet vietnamien đăng trong Tạp chí Dân Việt Nam, số 3, xuất bản tại Hà Nội năm 1949. Theo tôi, người Việt chưa có công trình nghiên cứu nào khai thác chi tiết phần này để phục nguyên hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở thế kỷ 17. Một người Mỹ là Gregerson đã làm việc này và bài viết, nguyên là tiểu luận cao học Master of Arts, Đại học Hoa Thịnh Đốn, đã đăng trong Tạp Chí BESI, 1969, tựa là A study of Middle Vietnamese phonology [Nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt thời trung đại].
Các chương khác là : chương 3 Danh từ ; chương 4 Đại từ ; chương 5 Những đại từ khác ;chương 6 Động từ ;chương 7 Những tiểu từ không biến cách ; chương cuối Mấy qui tắc cú pháp. Các chương này chứng tỏ de Rhodes là người tiên khởi đã phân biệt những phạm trù cú pháp-từ vựng cho tiếng Việt như đại từ, động từ, v.v. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra một số luật về cú pháp tiếng Việt. Như vậy A. de Rhodes không những là người góp phần rất lớn vào công cuộc sáng tạo ra chữ quốc ngữ, người tiên phong về từ vựng học Việt ngữ, mà cũng là người đặt nền tảng cho việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt.
2.2. Từ điển Việt-Latinh của Pierre Pigneaux
Từ điển của Pierre Pigneaux - mà ta thường gọi là Pigneaux de Béhaine (tên Việt là Bi Nhu) - theo bài nhập đề của sách là ấn bản in lại nguyên xi (fac-similé) cuốn từ điển viết tay của Pierre Pingeaux, giám mục d'Adran (Bá Đa Lộc), giám mục địa phận Đàng Trong (Cochinchine), đánh dấu kỷ niệm thứ 260 năm sinh của giám mục. Ấn bản này do Hội Truyền giáo Nước ngoài Paris xuất bản năm 2001, có tên trên gáy sách là Vocabularium Annamitico-Latinum (tạm dịch là Từ vựng Việt-La) nhưng ở trang trong lại mang đề là Dictionarium Annamiticum-Latinum(Từ điển Việt-La) .
Sinh năm 1741 tại Origny en Thiérache, Aisne Pháp, Pierre Pigneaux đã hoàn tất việc học của mình ở Paris và sau đó theo vào chủng viện Hội Truyền giáo Nước ngoài (Société des Missions Etrangères), rue du Bac, Paris. Nhà truyền giáo trẻ tuổi này rời Lorient Pháp năm 1765 và đến Hà Tiên năm 1767, được bổ nhiệm vào chủng viện ở đây và trở thành cha cả năm 1769.
Nhưng những năm này vùng Hà Tiên Cambốt hay bị loạn lạc giặc giã nên các học sinh chủng viện khoảng 40 người được di tản qua Pondichéry Ấn Độ năm 1770 và lập thành chủng viện mới ở đó. Chính ở Pondichéry năm 1772, mới 31 tuổi, Pierre Pigneaux được phong làm Giám mục d'Adran, kế nghiệp giám mục phụ trách giáo phận Đàng Trong. Pierre Pigneaux gặp Nguyễn Ánh khoảng 1775, phò Nguyễn Ánh trong 24 năm trời và qua đời năm 1799, thọ 58 tuổi.
Cuốn từ điển Việt-LaTinh làm trong thời gian Pigneaux ở Pondichéry, nghĩa là chỉ 5 năm sau khi Pigneaux tiếp xúc với Việt Nam. Như vậy Pigneaux phải có một sức làm việc, một óc tổ chức và một khiếu về ngôn ngữ có tầm cỡ. Pigneaux lại được một nhóm người phụ trợ đắc lực, như nhà nho Trần Văn Học(Việt Nam), Mạn Hoè (người Pháp, tên Manuel), Nguyễn Văn Chấn (người Pháp, tên Dayot), Nguyễn Văn Thắng (người Pháp, tên Vannier), Gia Đô Bi (gốc Tây Ban Nha), Ma Nộ Y (người Tây Ban Nha)...
Cuốn sách được biên soạn trong tinh thần nào ? Bài nhập đề cuốn từ điển không phải của tác giả, mới thêm vào sau này, có nói đến chủ ý của Pierre Pigneaux là "Phải truyền đạo bằng cách tấn công vào cái tim và cái đầu của xã hội mà ta muốn xâm nhập. Muốn được như vậy phải gây ấn tượng với giới có học, trên mặt khoa học cũng như trên mặt văn hoá. Muốn kéo vào đạo Ki Tô những nhà nho hay những quan chức có thế quyền trong xã hội Đàng Trong, thì phải nhữ họ và chinh phục họ ở lĩnh vực mà họ giỏi. Tôn giáo phải được trình bày với họ trong một ngôn ngữ và phong cách toàn hảo.
le thi giang- Tổng số bài gửi : 16
Join date : 21/10/2009
Similar topics
» Những đặc điểm ngữ pháp đặc trưng của vị từ có yếu tố sau biểu thị mức độ cao trong tiếng Việt (trên cơ sở đối chiếu với đặc điểm ngữ pháp của vị từ tiếng Việt)
» NGHIÊN CỨU VỀ TÁI TỪ VỰNG HOÁ NHƯ MỘT PHƯƠNG THỨC DUY TRI HOI THOAI RONG TIENG ANH VA TIENG VIET
» PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CÚ PHÁP, NGỮ NGHĨA CỦA CẤU TRÚC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA SO SÁNH NGANG BẰNG VỚI “AS...AS” TRONG TIẾNG ANH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT
» Bảng sơ đồ về đặc điểm các thành phần thuộc khung cấu trúc câu đơn tiếng Việt
» NGHIÊN CỨU NGHI THỨC LỜI TỪ CHỐI MỘT ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ (TIẾNG ANH SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
» NGHIÊN CỨU VỀ TÁI TỪ VỰNG HOÁ NHƯ MỘT PHƯƠNG THỨC DUY TRI HOI THOAI RONG TIENG ANH VA TIENG VIET
» PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CÚ PHÁP, NGỮ NGHĨA CỦA CẤU TRÚC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA SO SÁNH NGANG BẰNG VỚI “AS...AS” TRONG TIẾNG ANH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT
» Bảng sơ đồ về đặc điểm các thành phần thuộc khung cấu trúc câu đơn tiếng Việt
» NGHIÊN CỨU NGHI THỨC LỜI TỪ CHỐI MỘT ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ (TIẾNG ANH SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
08/05/15, 02:37 pm by nhi liễu
» Đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh. (Nhóm 7)
05/10/13, 08:03 pm by lathaivietpen
» Nhận làm thủ tục Hải quan – giao nhận XNK giá rẻ.
19/04/13, 04:26 pm by vietxnk
» Quán Cafe Đẹp YESTERDAY PIANO CAFÉ.
08/04/13, 08:43 pm by nhokbmt
» Quán Cafe Đẹp YESTERDAY PIANO CAFÉ.
08/04/13, 07:29 pm by nhokbmt
» Tăng like Facebook giá rẻ, tăng like FanPages giá rẻ, like ảnh , câu sub
27/02/13, 11:58 am by nhokbmt
» Tăng like Facebook giá rẻ, tăng like FanPages giá rẻ, like ảnh , câu sub
27/02/13, 11:48 am by nhokbmt
» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
19/09/12, 03:48 pm by nhokbmt
» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
19/09/12, 03:47 pm by nhokbmt