NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU


Join the forum, it's quick and easy

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Affiliates
free forum


Lỗi Loại Từ trong Tiếng Việt của Người Nước Ngoài

Go down

Lỗi Loại Từ trong Tiếng Việt của Người Nước Ngoài Empty Lỗi Loại Từ trong Tiếng Việt của Người Nước Ngoài

Bài gửi by nguyentragiang 24/11/09, 03:03 pm

[color:6c4d=#000]Ðây là phiên bản html của tệp http://e-flt.nus.edu.sg/v1n12004/nguyen.pdf.
G o o g l e tự động tạo ra những phiên bản html của các tài liệu khi chúng tôi crawl web.







Page 1
http://e-flt.nus.edu.sg/
Electronic Journal of Foreign Language Teaching
2004, Vol. 1, No. 1, pp. 81-88
©️ Centre for Language Studies
National University of Singapore
Lỗi Loại Từ trong Tiếng Việt của Người Nước Ngoài
Thiện Nam Nguyễn
(thiennam@fpt.vn)
Vietnam National University - Ha Noi
Tóm tắt
Báo cáo sẽ đề cập đến ba kiểu lỗi loại từ trong tiếng Việt của người nước ngoài là (a) lỗi dùng thiếu loại từ; (b)
lỗi dùng thừa loại từ; (c) lỗi chọn sai loại từ. Chúng tôi dựa vào lý thuyết phân tích lỗi (Error Analysis) của
Pit Corder để xử lý tư liệu. Qua khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân của các lỗi, chúng tôi có được những kết
luận sau: Loại từ trong tiếng Việt là đơn vị ngữ pháp rất khó sử dụng đối với người nước ngoài. Lỗi loại từ
trong tiếng Việt của người nước ngoài là lỗi tự ngữ đích (intralingual error). Sinh viên nói các ngôn ngữ thứ
nhất khác nhau đều mắc nhiều lỗi giống nhau về việc sử dụng loại từ. Đây là điều đặc biệt quan trọng và có ý
nghĩa về mặt phương pháp luận đối với việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, giúp người dạy hiểu
rằng, người học mắc lỗi tiếng Việt không đơn thuần chỉ do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Hầu hết những lỗi này
đều do nguyên nhân vượt tuyến (overgeneralisation), ngoài ra, tuỳ mức độ, có thể có sự quy tụ của nguyên
nhân chuyển di giảng dạy (transfer of training), nguyên nhân chiến lược giao tiếp (communication strategy).
Trong các vị trí của ngữ đoạn danh từ mà chúng tôi đã khảo sát, tỷ lệ mắc lỗi về loại từ là cao nhất. Chúng tôi
cũng đề xuất việc sử dụng những bài luyện tập ngữ pháp mang tính tri nhận để góp phần khắc phục những lỗi
này.
1 Một vài cơ sở lý luận
Lỗi (error), theo quan điểm tri nhận, là một hiện tượng đương nhiên trong quá trình người học
thụ đắc một ngoại ngữ. Lỗi không phải là hiện tượng tiêu cực trong quá trình học ngoại ngữ,
không phải là phiên bản méo mó của ngôn ngữ đích mà lỗi thể hiện sự tham gia tích cực của người
học trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ đích, thể hiện những chiến lược quan trọng mà người học áp
dụng để khám phá ngôn ngữ đích, và lỗi là chứng cứ rõ ràng nhất về hệ thống ngôn ngữ đang phát
triển của người học-ngôn ngữ trung gian, (Interlanguage). Ngôn ngữ trung gian này luôn biến đổi
trong quá trình người học thụ đắc ngôn ngữ đích và tiệm tiến đến ngôn ngữ đích nhưng không thể
trở thành ngôn ngữ đích hoàn toàn. Người khởi xướng cho quan niệm “cách mạng” về lỗi này là
Pit Corder với hàng loạt công trình để lại những dấu ấn rõ nét và giúp định hướng cho ngành phân
tích lỗi (Error Analysis) (Corder, 1973, 1981). Những nhà ngôn ngữ học ứng dụng có cách nhìn
mới đối với lỗi bao gồm L. Selinker (1992), J.C. Richards (1985) và R. Ellis (1992)...
Có 2 loại lỗi chính xuất hiện trong quá trình học một ngoại ngữ. Đó là lỗi tự ngữ đích
(Intralingual Error) và lỗi giao thoa (Interlingual Error). Lỗi tự ngữ đích là loại lỗi sinh ra do
những yếu tố trong nội bộ ngôn ngữ đích và do người học “mượn” những tri thức đã biết về ngôn
ngữ đích. Lỗi giao thoa là lỗi sinh ra do người học mượn những tri thức có trước từ tiếng mẹ đẻ.
Có mấy nguyên nhân sau có thể tạo ra lỗi trong quá trình thụ đắc ngoại ngữ:
1. Vượt tuyến (Overgeneralization), chiến lược người học nới rộng những quy tắc ngôn ngữ ra
ngoài phạm vi của nó. Ví dụ có người học nói: “chào anh” khi gặp phụ nữ, mà lẽ ra phải nói
“chào chị”. Người học đã vượt tuyến, tức sử dụng tri thức đã biết để “khám phá” tiếng Việt.

Page 2
Thiện Nam Nguyễn
82
2. Chuyển di (Transfer), chiến lược người học mượn những tri thức đã có trong tiếng mẹ đẻ để
khám phá ngôn ngữ đích. Ví dụ người Nhật có thể nói một câu tiếng Việt theo trật tự tiếng
Nhật như sau: “sắp tàu đến” trong khi tiếng Việt thì phải nói là “tàu sắp đến”.
3. Chiến lược giao tiếp (Communication strategies), chiến lược người học tìm mọi cách để
giao tiếp mặc dù câu nói có sai ngữ pháp. Ví dụ một người do không biết từ “nạo vét” nên
đã nói “Người ta đang giặt hồ Thiền Quang”.
4. Chuyển di giảng dạy (Transfer of training), đây là trường hợp các tài liệu giảng dạy và các
lời giải thích không bao quát hết hoặc giải thích chưa chính xác cách dùng và ý nghĩa của
các đơn vị ngôn ngữ, làm cho người học mắc lỗi. Ví dụ từ “đã”, có người nước ngoài đã nói:
“Hôm qua tôi đã dậy lúc bảy giờ, sau đó tôi đã rửa mặt, đã ăn sáng, đã uống cà phê, đã đánh
răng, đã đi học”.
2 Khảo sát lỗi loại từ trong tiếng Việt
Những bài nghiên cứu về việc dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ đã xuất hiện khá nhiều
trong những tập kỉ yếu vào những năm 70, 80 và 90...Cũng đã có một số công trình khảo sát lỗi
tiếng Việt của người nước ngoài (Đại học Tổng hợp HN, 1975; Đại học Tổng hợp Tp. HCM, 1995;
Đại học Quốc gia HN, 1997). Những nghiên cứu này đã có một số đóng góp nhất định về mặt tư
liệu. Tuy nhiên, những nội dung được trình bày thường chỉ dừng ở dạng "kinh nghiệm", hoặc nêu
vấn đề, thiếu hẳn sự dẫn dắt của lý luận về quá trình thủ đắc tiếng Việt như một ngoại ngữ, vì vậy
cách lý giải của đại bộ phận những nghiên cứu này vẫn bị ảnh hưởng bởi lý luận khá cũ là lỗi của
người học sinh ra chỉ do ảnh hưởng của thói quen từ tiếng mẹ đẻ mà chưa nhìn thấy nguyên nhân
đa chiều gây nên lỗi như là những chiến lược học ngoại ngữ. Công trình nghiên cứu lỗi của chúng
tôi là công trình nghiên cứu lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài đầu tiên trình bày một
cách bao quát và có tính hệ thống, dưới ánh sáng của một lý thuyết có cơ sở khoa học vững chắc.
Trong phạm vi bài này, chúng tôi trình bày về lỗi loại từ trong tiếng Việt của người nước ngoài mà
chưa có công trình nào đề cập một cách cụ thể và lý giải một cách thuyết phục. Trong bài viết này,
chúng tôi sẽ cố gắng:
- Miêu tả và giải thích trên cơ sở khoa học lỗi sử dụng loại từ trong tiếng Việt của người nước
ngoài.
- Khẳng định được lỗi loại từ là những lỗi tự ngữ đích.
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục lỗi được thể nghiệm trong giáo trình dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài.
Công việc của chúng tôi là giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Đối với công việc này,
thuật ngữ “loại từ” đã trở nên quen thuộc và tiện dùng nên chúng tôi tạm sử dụng thuật ngữ này,
tuy nhiên, với một nội dung rộng hơn cách hiểu cũ, tức với ý nghĩa của danh từ đơn vị. Tất cả các
danh từ đơn vị dùng để tính toán, cá thể hoá sự vật đều được chúng tôi coi là "loại từ". Phải nói
rằng "loại từ" là một trong những từ loại khá đặc biệt trong tiếng Việt, và trong các vị trí ở ngữ
đoạn danh từ, lỗi loại từ chiếm tỷ lệ cao nhất (203 trường hợp), trong khi đó, những-các (62 trường
hợp); tất cả, cả, mọi (44 trường hợp). Tư liệu của chúng tôi cho thấy người nước ngoài nói chung
(không phân biệt bản ngữ thuộc đơn lập hay biến hình hoặc chắp dính) thường sử dụng sai loại từ
trong những dạng sau:
1. Dùng thiếu loại từ: 67, trong đó: (a) có "những" thiếu loại từ: 26; (b) có số từ thiếu loại từ:
25; và (c) thiếu loại từ: 18.
2. Dùng thừa loại từ: 51.
3. Chọn sai loại từ: 85.

Page 3
Lỗi Loại Từ trong Tiếng Việt của Người Nước Ngoài
83
2.1 Dùng thiếu loại từ
2.1.1 Thiếu loại từ sau "những"
Có một điều đáng chú ý là chúng tôi không thu được "lỗi" nào về hiện tượng dùng "các" mà
thiếu loại từ. Trong khi đó người học lại sử dụng "những" kết hợp trực tiếp với danh từ trong nhiều
trường hợp không đúng ngữ pháp. Như vậy, khi dùng "thiếu loại từ", nếu có dùng lượng từ thì
người học thường dùng "những" chứ không dùng "các". Có thể thấy trong tri thức của người học
"những" đã lấn át "các" khi kết hợp với "loại từ", mặc dù nếu dùng "các" hay "những" thì những
kết hợp trực tiếp này đều sai. Ví dụ:
(1) Bên bờ hồ Xuân Hương có những liễu rủ thướt tha. (Nhật)
(2) Bài hát Việt Nam rất hay, nhất là những dân ca. (Hung)
(3) Lịch sử Việt Nam là lịch sử về những chiến tranh. (Nga)
(4) Khi đi bằng tàu biển chúng tôi có thể thấy những đảo rất đẹp. (Trung Quốc)
(5) Trong biển, tôi nhìn thấy những cá đẹp. (Mỹ)
(6) Tôi không biết những sách này của ai. (Mỹ)
(7) Những dê này chạy nhảy và ăn lá. (CPC)
Ở bảy ví dụ trên, nếu ta thêm các loại từ như: rặng / cây (vd1); bài (vd2); cuộc (vd3); hòn (d4);
con / đàn (vd5); quyển / cuốn / pho (vd6); con (vd7) vào ngay sau "những" thì bảy câu đó trở thành
bảy câu đúng. Nhưng vì sao người học lại dùng thiếu loại từ trong những trường hợp trên, tức là
những trường hợp phải dùng loại từ.
Trong các ví dụ 1, 5, 7 danh từ thuộc nhóm danh từ chỉ động / thực vật. Nhóm danh từ này khi
đứng sau số từ / "những" / "các", bắt buộc phải có loại từ. Trong các ví dụ 2, 3, 4, 6 danh từ thuộc
nhóm danh từ chỉ đồ đạc và khái niệm trừu tượng. Ở nhóm này, khi đứng sau số từ / "những" /
"các", danh từ cũng cần loại từ mặc dù có hiện tượng "nước đôi", tức là có một số danh từ có thể
kết hợp trực tiếp với số từ. Như vậy, có thể thấy khi người học không dùng loại từ như trên thì quy
tắc này bị vi phạm. Vì sao lại như vậy? Ở đây, theo chúng tôi, có hai nguyên nhân đồng thời xuất
hiện. Nguyên nhân thứ nhất là người học sử dụng chiến lược giao tiếp, tức là không biết sử dụng
loại từ thì tốt nhất là không nên dùng loại từ (điều này không ảnh hưởng đến thông tin giao tiếp).
Nguyên nhân thứ hai là hiện tượng vượt tuyến, tức người học đã sử dụng tri thức về những trường
hợp danh từ không dùng loại từ (không biệt loaị, không cá thể hoá) áp dụng sai phạm vi sử dụng,
bởi nếu đã dùng “những” trước những danh từ trên (liễu, dân ca, chiến tranh, đảo, cá, sách, dê) thì
phải dùng loại từ. Như đã biết, trong khi học ngoại ngữ, nhiều khi có những trường hợp người học
mắc lỗi “đa nguyên nhân” rất khó phân biệt rạch ròi như Little Wood đã từng chỉ ra (W. Little,
1989). Trường hợp thiếu loại từ sau “những” / “số từ” như vừa nêu trên đây là một ví dụ.
2.1.2 Có số từ thiếu loại từ
Ví dụ:
(1) Tôi mua một sách. (Mỹ)
(2) Một người rửa nhiều đậu, nhưng có một đậu rơi xuống. (Trung Quốc)
(3) Anh cần mấy sách? (Nga)
(4) Trước nhà của họ có một giếng. (Trung Quốc)
(5) Chị ấy nuôi hai chó. (Nhật)
(6) Tôi béo ra nữa vì tôi đã ăn hai kem. (CPC)
Ở 6 ví dụ trên, người học dù thuộc các quốc tích khác nhau nhưng đều dùng thiếu loại từ sau số
từ. Nguyên nhân ở đây cũng có thể lý giải như ở trường hợp có “những” thiếu loại từ, tức là người
học đã sử dụng chiến lược giao tiếp và vượt tuyến để tạo ra những câu như trên.
2.1.3 Dùng thiếu loại từ
Ví dụ:
(1) Hôm qua chúng tôi ăn phở gà vào sáng và đi đến nhà hàng Việt Nam vào tối. (Nhật)

Page 4
Thiện Nam Nguyễn
84
(2) Đồng ruộng trở thành tấm thảm nhung dưới trời mênh mông. (CPC)
(3) Khi mèo đó bị đánh, mèo đó không ăn cá nữa. (Mỹ)
Ở ví dụ (1), nếu ta thêm danh từ chỉ đơn vị thời gian "buổi" vào trước "sáng" và "tối", câu sẽ tự
nhiên hơn. ở câu này, việc "vắng" loại từ dường như không tạo nên một câu phản ngữ pháp rõ ràng
lắm là bởi vì ta vẫn có thể nghe "vào tối mai", "vào thứ hai". Tuy nhiên, người nói đã có một thời
gian cụ thể rồi nên "buổi sáng", "buổi tối" chỉ là sự chia cắt những khoảng thời gian của ngày tới
đêm mà thôi. Ở câu này, có lẽ người học do ảnh hưởng của những lối nói như "vào tối mai", "vào
sáng ngày kia"... nên đã tạo ra những câu như vậy. Lý do vượt tuyến ở đây khá đậm nét.
Ở ví dụ (2), người học đã không biết sử dụng loại từ "bầu" trước "trời" có lẽ bởi lý do người
học từng nghe, hoặc học kết hợp "trên trời" nên có thể kết hợp quy tắc đó để tạo ra kết hợp "dưới
trời". Câu này do một sinh viên Căm pu chia viết trong một bài tập làm văn sau khi đã học tiếng
Việt 5 tháng. Nếu như sinh viên này biết sử dụng từ "bầu" để tạo nên "bầu trời" thì kể như câu đó
đã là một câu văn tả cảnh cực hay của tiếng Việt.
Ở ví dụ(3), người viết đã không sử dụng loại từ "con" trong khi muốn nói về một con mèo cụ
thể. Như vậy sinh viên này đã không phân biệt được ý nghĩa "cụ thể" và "nói chung" (theo cách
gọi của những giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, "biệt loại" và "phi biệt loại" (theo
cách gọi của Nguyễn, 1975), "phân lập" và "không phân lập trong không gian" (theo cách gọi của
Cao, 1998) khi không dùng loại từ này. Chúng ta biết rằng khi không dùng loại từ thì danh từ
"động vật" đó được dùng chỉ "loài chung" nhưng sinh viên lại đang kể lại chuyện "Trạng Quỳnh
ăn trộm mèo của vua". Ở trường hợp này, ta có thể loại trừ hiện tượng sinh viên chưa học, chưa
nhớ loại từ "con". Bởi vì một sinh viên nước ngoài nào cũng có thể biết cái quy tắc khá cụ thể của
những bài học tiếng Việt đầu tiên là "con + danh từ động vật", "cái + danh từ đồ vật". Tuy nhiên,
cái khó lại là sự lựa chọn và việc hiểu, vận dụng được quy tắc dùng / không dùng loại từ. Đây là
một việc cực kỳ khó khăn đối với người nước ngoài. Trong trường hợp này, người Việt có thể nói
"khi con mèo đó...", thậm chí có thể là "con đó..." mà lại không thể nói "mèo đó" để chỉ một con
mèo cụ thể. Thực ra không nhiều người nước ngoài ở trình độ "tiếng Việt cơ sở" có thể phân biệt
được cách dùng (cụ thể) và không dùng (nói chung) loại từ. Vì vậy khi người học dùng "mèo đó"
ta có thể nghĩ đến nguyên nhân "chiến lược giao tiếp", tức người học bỏ qua việc lựa chọn giữa
"dùng" hay "không dùng" hay đúng hơn là chọn ngẫu nhiên một khả năng mặc dù không chắc
đúng hay sai để phục vụ mục đích truyền đạt thông tin. Ở đây, cũng không loại trừ lý do: khi được
học lần thứ nhất, người học chỉ biết đến những khái niệm tương đương không đầy đủ như: Tiếng
Khơ me: "ch'ma"; Tiếng Anh: "cat"; Tiếng Nhật: "neko"; Tiếng Việt : "mèo", mà nếu theo cách
lập luận của Cao Xuân Hạo thì phải dịch là "con mèo" mới đúng. Nếu trong đầu óc của người học
lưu lại hình ảnh của khái niệm "mèo" không thôi mà không phải là "con mèo" thì tại thời điểm cụ
thể đó, hiện tượng vượt tuyến đã xuất hiện. Như vậy, ta cũng có thể nói đến sự quy tụ của hai
nguyên nhân: chiến lược giao tiếp và vượt tuyến.
2.2 Dùng thừa loại từ.
Tình hình cụ thể như sau (1) Dùng thừa ở cương vị bổ ngữ: 30; (2) dùng thừa ở cương vị chủ
ngữ: 10; và (3) dùng thừa ở cương vị trạng ngữ: 5.
2.2.1 Dùng thừa ở cương vị bổ ngữ / chủ ngữ / trạng ngữ
Tuy dùng thừa ở cương vị bổ ngữ/ chủ ngữ/ trạng ngữ nhưng chúng tôi xét thấy đều là hiện
tượng "thừa" và xuất phát từ một nguyên nhân chủ yếu, đó là hiện tượng vượt tuyến, vì vậy ở đây
chúng tôi thấy chỉ cần đề cập đến những trường hợp dùng thừa ở cương vị bổ ngữ và trạng ngữ.Ví
dụ:
(1) Niary mua cái bút cho ai?
Niary mua cái bút cho em trai. (CPC)
(2) Trong gia đình tôi ai cũng thích nuôi con chó. (Úc)

Page 5
Lỗi Loại Từ trong Tiếng Việt của Người Nước Ngoài
85
(3) Khi chúng tôi học, chúng tôi thích dùng quyển sách. Chúng tôi thích hơn nói chuyện nhiều.
(Mỹ)
(4) Giá quyển sách đắt gấp 2 so với giá quyển sách vào tháng 2 năm nay. (Đức)
(5) Tôi đã mua quả cà chua, quả dưa chuột. (Nhật)
(6) Ở chợ có nhiều người bán quả chuối, quả dừa, quả vú sữa, quả xoài. (Hung)
Ở 6 ví dụ trên người học đã dùng thừa "loại từ" ở cương vị bổ ngữ. Người Việt dùng "loại từ"
khi muốn tính toán, khi muốn nói về một sự vật cụ thể, khi đã "trừu xuất" sự vật đó khỏi "giống
loài chung" (danh từ khối).
Xét thêm hội thoại sau:
a - Anh đi chợ làm gì?
b - Tôi đi chợ mua cá.
c - Anh mua mấy con?
d - Tôi mua 3 con.
Ta thấy ở câu b, tiếng Việt không dùng loại từ vì "cá" ở trường hợp này là chỉ giống loài chung,
không chỉ một con cá hay một số lượng cá cụ thể nào. Ở câu c, tiếng Việt lại bắt buộc phải dùng
loại từ "con" vì chính loại từ "con" này đã trừu xuất "cá" ra khỏi giống loài chung, trở thành những
thực thể cụ thể, có thể tính toán được (3 con).
Trở lại 6 ví dụ trên, điều người học cần nói lại là "giống loài" chung chứ không phải là sự tính
toán hoặc "trừu xuất" ra những sự vật cụ thể, nhưng người học sử dụng "loại từ" , tức là người học
đã áp dụng sai quy tắc "dùng loại từ" vào chỗ không dùng. Đây là sự vượt tuyến từ những ví dụ,
những câu nói đã trở thành ấn tượng, "đây là con mèo, kia là quyển sách" từ những buổi học đầu
tiên (mà thực ra đó cũng là những câu không tự nhiên của tiếng Việt bởi người Việt thường nói:
cái gì kia? cái bút; con gì đây? con mèo). Ở ví dụ (1) nếu ta chữa lại:
- "Niary mua bút cho ai?
- Niary mua bút cho em trai"
thì câu dĩ nhiên là đúng hơn, tự nhiên hơn nhưng người học lại dùng "cái bút" nên câu trở thành
không chuẩn. Bởi vì khi nói "cái bút" tức là phải nói đến sự vật cụ thể, đã được trừu xuất ra khỏi
"giống loài" chung với một sự "phân lập trong không gian" (cách nói của Cao, 1999). Trong khi đó
người hỏi chỉ có mục đích là "mua bút", "bút" nói chung trong sự đối lập với những sự vật khác
"mua giấy, mua áo, mua sách?...". Còn nếu như cho rằng người học đang muốn nói về một (hoặc
nhiều - khi đã được lượng hoá bằng "những", "các") thì lúc đó lại phải có định ngữ hạn định, ví dụ:
cái bút này; cái bút bi xanh ấy...
Hãy xét tiếp ví dụ (2), chúng ta hiểu rằng người nói muốn chỉ một giống loài cụ thể nhưng
không phải là một sự vật cụ thể "chó" trong sự phân biệt với "vật" không phải là "chó" như "mèo,
gà, vịt...". Cũng như ví dụ (1) người học đã nhầm "con chó" với "chó". Trong khi lẽ ra phải nói là
"nuôi chó" thì người học lại nói là "nuôi con chó". Lý do ở đây cũng là do hiện tượng vượt tuyến.
Trong đầu óc của người học tại thời điểm đó "con chó" tức là một "loài" và người học có thể tin
rằng mình đã chọn được "loại từ" "con" đúng với tri thức có sẵn "Con + động vật", "Cái + đồ vật".
Người học đã không phân biệt được trường hợp cụ thể được "phân lập trong không gian" với
trường hợp nói chung, không phân lập trong không gian, chỉ giống loài. Tất cả các ví dụ dùng thừa
loại từ chúng tôi đã dẫn 3,4, 5,6 đều xuất phát từ lý do trên.
Xét tiếp 2 ví dụ sau:
(1) Chúng tôi rời Tokyo lúc 10 giờ đêm bằng chiếc thuyền và đến đấy lúc 4 giờ sáng. (Nhật)
(2) Một hôm chúng em đã đi bằng con thuyền trên sông Hương để thăm chùa Thiên Mụ. (Tiệp).
Mặc dù ở 2 ví dụ này, người học dùng loại từ ở cương vị trạng ngữ và nếu không nằm trong
câu thì ta thấy hai loại từ "chiếc", "con" đều có thể được dùng với "thuyền", và kể ra biết chọn
"chiếc" hoặc "con" tức là cũng phải công nhận một điều là người học đã có một sự lựa chọn đầy
suy nghĩ. Tuy nhiên người học đã dùng thừa "loại từ" bởi vì khi người học nói "rời Tokyo bằng.../
đi bằng..." tức là nói tới phương tiện, trong sự phân biệt về các loại phương tiện với nhau "thuyền",
"tàu", "nhà"... chứ không phải nhằm một cái thuyền, một cái tàu cụ thể nào. Người học đáng lẽ nói
"rời Tokyo bằng thuyền" / "đi bằng thuyền" thì lại dùng "bằng chiếc thuyền" / "bằng con thuyền"
chính là vì tri thức có trước, đã được học về "loại từ + danh từ" được áp dụng ra ngoài phạm vi của
nó.

Page 6
Thiện Nam Nguyễn
86
2.2.2 Một số trường hợp khác.
(1) Một điều ấn tượng khác của Hà Nội là các hồ
(2) Tôi đã thấy nhiều bức pho tượng ở Angkowat.
Ở ví dụ (1) ta thấy "điều" là một danh từ đơn vị thường tạo nên cấu trúc danh hoá hoặc được
dùng độc lập: điều xúc động; điều sung sướng; điều hạnh phúc; điều suy nghĩ; điều này; một điều.
"Ấn tượng" là một danh từ hơn nữa là một danh từ đơn vị nên có thể kết hợp trực tiếp với yếu tố
lượng hoá, vì vậy không cần "điều"- một yếu tố danh hoá ở trước nữa. Ở ví dụ (2) người học đã
nhầm "pho tượng" là một danh từ nên thêm loại từ "bức"vào trước. Trong khi người học chỉ có
một sự lựa chọn hoặc "bức" hoặc "pho".
2.3 Chọn sai loại từ
Trường hợp này không phải là người học dùng thiếu hay thừa như hai trường hợp trên mà
người học có dùng "loại từ" theo đúng yêu cầu ngữ pháp của câu tiếng Việt, tuy nhiên lại chọn
nhầm, chẳng hạn, lẽ ra dùng "con" thì lại dùng "cái", lẽ ra dùng "cái" thì lại dùng "quyển". Ví dụ:
(1) Hồ Gươm là một con Hồ đẹp nhất. (Hungari)
(2) Anh mua cho ai cái từ điển này? (CPC)
(3) Hôm nay mưa ba cái. (Nhật)
(4) Hôm qua tôi ăn một cái phở. (Trung Quốc)
Ví dụ (1) lấy từ bài tập làm văn của một sinh viên người Hungari. Sinh viên này đã dùng "con
hồ" trong khi phải dùng "cái hồ" hoặc có thể chỉ dùng "hồ". Trong bài viết, sinh viên này còn dùng
ba lần "con hồ" nữa. Điều dễ thấy là sinh viên này đã "nới rộng" phạm vi của "con" trong "con
sông", "con suối" để tạo thành "con hồ". Như vậy tại thời điểm sinh viên dùng "con hồ" thì trong
tri thức của sinh viên này "con" là một loại từ có thể dùng trước "nơi có nước" mà lại không nhớ
đến đặc điểm "động/ tĩnh" của sự phân biệt "con", "cái". Đối với sinh viên này, nếu đã nói được
"con sông" thì ta có thể nói "con hồ". Đây là ví dụ khá thú vị về hiện tượng vượt tuyến.
Ở ví dụ (2), sinh viên Cămpuchia này đã nhầm "cái" với "quyển" hoặc "cuốn". Tại sao sinh
viên lại dùng "cái" mà không dùng "quyển" hoặc "cuốn"?. Lý do cũng là sự nới rộng phạm vi sử
dụng của "cái". Người học đã được học "cái + sự vật", cùng lúc đó lại không nhớ được loại từ
"chuyên dụng" của các loại ấn phẩm là "quyển" hoặc "cuốn" nên đã sử dụng "cái". Tuy nhiên
người Việt cũng có thể dùng "cái + từ điển" nhưng với nghĩa chỉ xuất "cái thứ/ cái loại từ điển
này" - cái ý nghĩa mà người nước ngoài rất it khi sử dụng được hoặc có thể sử dụng được khi đã ở
trình độ khá hoàn thiện về tiếng Việt vì "cái" chỉ xuất biểu thị ý nghĩa tu từ và có sắc thái biểu cảm
đặc biệt, thường chưa được dạy ở trình độ cơ sở.
Ở ví dụ (3), người học đã dùng "cái" thay cho "lần". Ở ví dụ (4) người học đã dùng "cái" thay
cho "bát / tô". Với 2 trường hợp này ta cũng có thể lý giải theo nguyên nhân "vượt tuyến". Ở ví dụ
(3), người học không biết dùng từ "lần" nên đã sử dụng từ "cái", và tạo nên một lỗi ngộ nghĩnh:
"mưa ba cái", tức là lẽ ra phải tạo nên sự phân đoạn thời gian "lần"/ "đợt"/ "trận" thì người học lại
tạo nên 3 sự vật "mưa".
Ở ví dụ (4), người Trung Quốc này cũng đã nới rộng phạm vi sử dụng của "cái" vì không biết
dùng từ "bát"/ "tô". Khi người học dùng như vậy, có thể người học đang xếp "phở" cùng hệ thống
với "trứng" trong "cái trứng", "bánh mì" trong "cái bánh mì", "bánh ga tô" trong "cái bánh ga tô"...
Chính vì vậy, anh ta có thể tạo ra "cái phở". Điều đáng chú ý là chúng tôi thu được rất nhiều tư
liệu về lỗi "nới rộng phạm vi sử dụng" của loại từ "cái" (32 trường hợp) như: cái giày, cái phấn, cái
bún chả, cái phim, cái sách,...
Người học sử dụng "cái" trong nhiều trường hợp như vậy khi người học đang ở giai đoạn tiếng
Việt cơ sở, "cái" được sử dụng trong khá nhiều trường hợp trước các danh từ chỉ sự vật: cái bàn,
cái ghế, cái ti vi, cái tủ lạnh, cái giá sách, cái đèn... Vì vậy khi gặp một sự vật mới, khi cần nói về
một sự vật mà người học chưa biết hoặc không nhớ loại từ chuyên dụng của nó thì người học có
xu hướng sử dụng ngay từ "cái". Chúng ta có thể liên hệ đến hiện thượng người dân tộc thiểu số

Page 7
Lỗi Loại Từ trong Tiếng Việt của Người Nước Ngoài
87
khi nói tiếng Việt cũng thường dùng "cái" trước hàng loạt danh từ: cái cán bộ, cái chữ, cái mắt,
cái sách..., hoặc trẻ em Việt Nam trong quá trình thủ đắc tiếng Việt cũng mắc những lỗi như vậy.
3 Vài bài tập khắc phục lỗi dùng loại từ
Trở lên, chúng tôi đã miêu tả và giải thích về ba trường hợp (1) dùng thiếu loại từ, (2) dùng
thừa loại từ, (3) chọn sai loại từ. Chúng tôi cũng thu được lỗi dùng sai trật tự loại từ, nhưng chỉ
thấy xuất hiện trong tiếng Việt của người Căm pu chia (CPC), do ảnh hưởng của trật tự danh ngữ
tiếng Khơme, và không được trình bày trong bài này.
Bài viết hy vọng giúp giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thấy được nguyên nhân
người học mắc lỗi loại từ và từ đó, chủ động hơn trong công việc của mình, có thể giúp người học
tiến nhanh hơn trong quá trình thủ đắc cách sử dụng loại từ trong tiếng Việt.
Khi chấp nhân quan điểm tích cực về lỗi, coi lỗi là chiến lược để người học khám phá ngôn
ngữ đích, không có nghĩa là chúng ta không đề ra giải pháp khắc phục lỗi. Tuy nhiên, chúng ta chỉ
nên hướng việc chữa lỗi vào giờ thực hành ngữ pháp, hạn chế gây gián đoạn sự tập trung trong giờ
giao tiếp, ảnh hưởng đến cảm hứng giao tiếp và có thể phá vỡ sự tự tin của người học. Cách giải
quyết của chúng tôi đối với trường hợp lỗi loại từ là nghiêng về khâu chuẩn bị các bài luyện ngữ
pháp. Những bài luyện này là loại bài luyện mang tính tri nhận (cognitive drill) gồm 3 loại:
1) Bài tập lựa chọn:
Ví dụ:
(1) Anh ấy viết cho tôi một cuốn thư.
(2) Anh ấy viết cho thôi một bức thư.
Đáp án: (1) câu sai, (2) câu đúng
2) Bài tập tạo lập, yêu cầu người học bổ sung một điều gì đó để tạo thành câu theo phương án
có thể chấp nhận được
Ví dụ:
(1) Tôi đã mua ba--------------gà.
(2) Đây là một---------------sách hay.
Đáp án: (1) con, (2) quyển
3) Bài tập dịch từ ngôn ngữ thứ nhất của người học sang tiếng Việt:
Ví dụ:
(1) Yesteday, I went to market to buy cat.
(2) I have bought three cats.
Đáp án: (1) Hôm qua tôi đi chợ mua mèo, (2) Tôi mua ba con (mèo).
4 Kết luận
Qua kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ của bản thân và qua những quan sát
về lỗi dùng loại từ của người nước ngoài khi học tiếng tiếng Việt, chúng tôi rút ra được những kết
luận như sau:
- Loại từ trong tiếng Việt là đơn vị ngữ pháp rất khó sử dụng đối với người nước ngoài.
- Sinh viên nói các ngôn ngữ thứ nhất khác nhau đều mắc nhiều lỗi giống nhau về việc sử dụng
loại từ. Đây là điều đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa về mặt phương pháp luận đối với việc
giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, giúp người dạy hiểu rằng, người học mắc lỗi tiếng
Việt không đơn thuần chỉ do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ.
- Hầu hết những lỗi này đều do nguyên nhân vượt tuyến, ngoài ra, tuỳ mức độ, có thể có sự quy
tụ của nguyên nhân chuyển di giảng dạy, nguyên nhân chiến lược giao tiếp.
- Trong các vị trí của ngữ đoạn danh từ mà chúng tôi đã khảo sát, tỷ lệ mắc lỗi về loại từ là cao
nhất.
Tài liệu tham khảo
Cao, X. H. (1998). Tiếng Việt, mấy vấn đề về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Giáo dục.

Page 8
Thiện Nam Nguyễn
88
Cao, X. H. (1999). Nghĩa của loại từ. Ngôn ngữ, 2, 1-16, & 3, 9-23.
Corder, S. P. (1973). Introducing applied linguistics. Baltimore: Penguin Education.
Corder, S. P. (1981). Error analysis, interdisciplinary. London & New York: Oxford University Press.
Đại học Quốc gia HN. (1997). Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Hà Nội: Nxb ĐHQG
Hà Nội.
Đại học Tổng hợp HN. (1975). Thông báo khoa học. Hà Nội: Khoa Tiếng Việt, ĐHTH Hà Nội.
Đại học Tổng hợp Tp HCM. (1995). Tiếng Việt như một ngoại ngữ. Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Giáo dục.
Đỗ T. T. (1997). Xem xét cách diễn đạt câu tiếng Việt của người nước ngoài khi học tiếng Việt. Hà Nội: Luận
án thạc sĩ ngữ văn, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.
Ellis, R. (1992). Understanding second language acquisition. Oxford & New York: Oxford University Press.
Littlewood, W. T. (1989). Foreign and second language learning. Language acquisition research and its
implication for the classroom. Cambridge & New York: Cambridge University Press.
Nguyễn, T. C. (1975). Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại. Hà Nội: Nxb KHXH.
Richards, J. C. (Ed.) (1985). Error analysis. London: Longman.
Selinker, L. (1992). Rediscovering Interlanguage. London & New York: Longman.
Tarone, E. (1994). Interlanguage. In R.E. Asher (Ed.) The Encyclopedia of language and linguistics. Volume
4, (pp. 1715-1719). Oxford: Pergamon Press.
Summary in English
Though there were previous studies on errors in the usage of classifiers in learning Vietnamese
as foreign language (cf. Đại học Tổng hợp HN. 1975; Đại học Tổng hợp Tp. HCM 1995; Đại học
Quốc gia HN, 1997), these have merely observed the errors but failed to analyse the causes of the
errors due to the lack of a critical theoretical framework. While these studies have made some
contribution to the teaching Vietnamese to foreigners, they failed to realize that the errors are
intralingual errors. Consequently they have been unsuccessful in solving the roots of the causes.
This study is arguably the first significant and thorough study on errors in using classifiers in
learning Vietnamese as foreign language. In this study, the Error Analysis framework which was
initiated by Pit Corder is used as a core framework for analyzing data. This has shed new light on
aspects which were not addressed in the previous studies, and has helped to provide better
solutions to the causes of errors.
This article will try to (1) describe and analyze the errors in using classifiers in learning
Vietnamese; (2) prove that these are intralingual errors; and (3) propose practical exercises in
order to help learners minimize the errors. In general, there are three types of errors which are
commonly committed by learners in using classifiers in Vietnamese. These are (1) omisson of
some required classifiers; (2) addition of some unnecessary or incorrect classifiers; and (3)
selection of an incorrect classifier. Through systematic observation and analysis of data from
experiences in the teaching Vietnamese to foreigners from various backgrounds, I have come to
the following conclusions: (1) classifiers in Vietnamese are linguistic components which are
complicated, and not easily learned or properly applied by learners; (2) the errors in using
classifiers in learning Vietnamese are intralingual errors. My data have proven that learners from
various backgrounds tend to commit identical errors. This finding is especially important in terms
of methodology as it helps Vietnamese language teachers to see that the errors do not arise solely
because of interference from learners’ native tongues; and (3) most of the errors are due to
overgeneralization, though there is a small number resulting from transfer of training and
communicative strategy.

nguyentragiang

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 13/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết